I. Vai trò của năng lượng gió trên thế giới Tiếp tục đọc “Vấn đề kỹ thuật năng lượng gió ngoài khơi”
Thẻ: Kinh tế năng lượng tái tạo
Phân tích các yếu tố đảm bảo công bằng trong chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu của GreenID (Bản thảo – Draft version)
Bản chính thức được công bố sau hội thảo:
Nghiên cứu phân tích yếu tố đảm bảo công bằng trong chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam” được tổ chức vào 8:30 – 12:30 ngày 22-1-2019 tại Hội trường 2, Tầng 1, Nhà J, Khách sạn La Thành, 226 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
TÓM TẮT
Chuyển dịch sang năng lượng tái tạo đã trở thành xu hướng phát triển ở quy mô toàn cầu. Quá trình chuyển dịch đang diễn ra ở nhiều quốc gia đã đưa lại những kinh nghiệm quý báu cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tương lai năng lượng Việt Nam đang đứng trước nhiều ngã rẽ. Và giờ đây, câu hỏi lớn với Việt Nam là làm như thế nào để có thể chuyển dịch từ mô hình năng lượng của thế kỷ 20 dựa vào nhiệt điện than và thủy điện lớn sang phát huy lợi thế của nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, chi phí ngày càng thấp hơn để đảm bảo một tương lai năng lượng tự chủ, độc lập, đồng thời giữ gìn môi trường không khí, nguồn nước sạch, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ Trái đất mà vẫn phát triển kinh tế, tạo ra các công ăn việc làm có chất lượng. Năm 2020 là một thời điểm quan trọng với ngành năng lượng Việt Nam vì đây là thời điểm quyết định hình hài của ngành điện quốc gia cho giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn cho mấy thập kỷ kế tiếp. Tiếp tục đọc “Phân tích các yếu tố đảm bảo công bằng trong chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam”
Thay đổi chính sách giá điện mặt trời
(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Trong đó, Quyết định sửa đổi quy định về giá điện đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà.
Theo quy định mới, các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều. Bên bán điện thực hiện thanh toán lượng điện năng nhận từ lưới điện theo quy định hiện hành. Bên mua điện thực hiện thanh toán lượng điện năng từ dự án trên mái nhà phát lên lưới điện với giá mua bán điện quy định như đối với dự án điện mặt trời nối lưới. Các bên có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về thuế và phí.
Giá mua bán điện đối với dự án trên mái nhà cho năm tiếp theo được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày công bố tỷ giá cuối cùng của năm trước.
Chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo: nước Đức có bài học cho cả thế giới
English: Germany’s transition from coal to renewable energy offers lessons to the rest of the world
Sự chuyển đổi kéo dài hàng thập kỷ từ công nghiệp dựa vào năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch của nước Đức mang đến cả cơ hội và thách thức
Ông Heinz Spahn, 77 tuổi có đôi mắt mày xanh lam lấp lánh và nghiêm khắc – hồi tưởng lại những năm tháng tuổi trẻ của ông. Mỏ than Zollverein, nơi ông đã từng làm việc ở vùng Essen, Đức, bám đầy bụi than, ông nhớ lại, rằng ở đó, mỗi lần có người di chuyển là sẽ khuấy lên một đám mây đen. ‘Đó không phải là một trang trại nuôi ngựa’- Ông dùng thành ngữ mỉa mai tiếng Đức để mô tả điều kiện khắc nghiệt ở mỏ than: Tiếng gầm của máy móc lúc nào cũng ở mức 110 decibel, và những người đàn ông ở đó có biệt danh là waschbar, hoặc, ‘con chồn’ do mặt họ lúc nào cũng được trang trí bởi những vết nhọ đen.
Ngày nay, khung cảnh của Zollverein đã rất khác. Bên trong khu rửa than nơi mà ông Spahn từng làm việc – trong tòa nhà lớn nhất khu tổ hợp mỏ Zollverein – không khí rất sạch và khoảng 8000 thợ mỏ được thay thế bằng 1.5 triệu du khách mỗi năm. Toàn bộ khu tổ hợp hiện nay đã trở thành di sản thế giới được UNESCO công nhận: Spahn, người đã từng là thợ hàn nhiệt ở đây cho đến khi mỏ than bị đóng cửa vào 23/12/1986, đã trở thành hướng dẫn viên giới thiệu cho khách du lịch biết về lịch sử nơi này. ‘Tôi biết rõ cả trong và ngoài tòa nhà này. Tôi biết rõ mọi cái ốc vít.’ Ông nói một cách trìu mến. Tiếp tục đọc “Chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo: nước Đức có bài học cho cả thế giới”
Thẩm định tính khả thi cho dự án năng lượng tái tạo ở thị trường mới nổi – Trích Hướng dẫn tài chính cho người làm chính sách: Năng lượng tái tạo và hạ tầng xanh (P2)
>> Phần 1: Giới thiệu về Hướng dẫn Tài chính cho người làm chính sách: Năng lượng tái tạo và hạ tầng xanh
>> Phần 2: Thẩm định tính khả thi cho dự án năng lượng tái tạo ở thị trường mới nổi
1. CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI
Như đã nêu ở phần trước, các nhà đầu tư luôn đánh giá một loạt các yếu tố thông thường cho tất cả các thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh thẩm định tính khả thi và giám sát đầu tư điển hình ở các thị trường mới nổi, sẽ có sự nhấn mạnh đặc biệt vào một loạt các rủi ro cần đượcthận trọng giảm thiểu:
• Sự ổn định và trưởng thành của hệ thống chính trị: điều này ảnh hưởng đến khả năng các dự án đạt được kết quả thành công, vì sự bất ổn càng lớn thì lượng vốn mà các nhà đầu tư và các nhà cho vay thương mại tài trợ cho dự án càng nhỏ. Rủi ro chính trị, ví dụ như sự bế tắc của hợp đồng (CF- contract frustration) và tịch thu, quốc hữu hóa, sung công và cách chức (CNED- confiscation, nationalization, expropriation and deprivation), có thể được chuyển giao cho một loạt các công ty bảo hiểm tư nhân và công lập, bao gồm Cơ quan Bảo đảm Bảo hiểm Đa phương (MIGA, một phần của Nhóm Ngân hàng Thế giới), Lloyd’s of London và thị trường bảo hiểm quốc tế. Khả năng hoặc sự sẵn sàng của các nhà cung cấp dịch vụ này trong việc chấp nhận rủi ro và phí bảo hiểm cho rủi ro sẽ được xác định bởi sự ổn định và sự trưởng thành của hệ thống chính trị. Tiếp tục đọc “Thẩm định tính khả thi cho dự án năng lượng tái tạo ở thị trường mới nổi – Trích Hướng dẫn tài chính cho người làm chính sách: Năng lượng tái tạo và hạ tầng xanh (P2)”
Hợp đồng mua bán điện trực tiếp là giải pháp cho ngành năng lượng mặt trời không có trợ cấp
1. Giới thiệu
Việc dừng chương trình RO (Renewables Obligation – RO) cho các dự án điện mặt trời mới của Anh vào cuối tháng 3 đã cho thấy một dấu mốc quan trọng trong xu hướng giảm bớt các ưu đãi của chính phủ đối với các dự án năng lượng tái tạo. Sau việc dừng chương trình RO ở Anh, thì ở Mỹ cũng diễn ra việc giảm dần ưu đãi thuế sản xuất và ưu đãi thuế đầu tư, những ưu đãi này đã giúp thúc đẩy thị trường năng lượng sạch của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây. Việc loại bỏ hoặc siết chặt sự hỗ trợ của chính phủ đối với lĩnh vực năng lượng mặt trời là xu thế toàn cầu do một số yếu tố gây ra, bao gồm sự bất ổn về kinh tế, giá nhiên liệu hóa thạch thấp, sự giảm đáng kể chi phí sản xuất năng lượng mặt trời và sự thành công của đấu thầu đấu thầu cạnh tranh như một phương pháp để giảm giá và đạt mức giá thấp kỷ lục.
Tiếp tục đọc “Hợp đồng mua bán điện trực tiếp là giải pháp cho ngành năng lượng mặt trời không có trợ cấp”