An Giang: Đưa nghệ thuật múa Óc Eo vào trường học

Thứ tư, 26/04/2023 00:15 (GMT+7)

(ĐCSVN) – Đưa giáo dục di sản văn hoá tới học sinh, ngay tại khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê là một phương pháp rất hiệu quả để tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa; giúp thế hệ trẻ nâng cao hiểu biết, thêm tự hào về di tích, thêm trân trọng tiền nhân và cùng ra sức giữ gìn các di tích của địa phương.

Điệu múa Óc Eo do diễn viên Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật An Giang biểu diễn

Nghệ thuật múa Óc Eo

Theo một nghiên cứu của TS. Nguyễn Khánh Trung Kiên, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, khoảng 2.000 năm trước, vùng đất An Giang từng là thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Óc Eo, với sự xuất hiện của một “đô thị” quan trọng của quốc gia cổ Phù Nam vào đầu Công nguyên.

Nơi đây từng có một thời hoàng kim với những hoạt động kinh tế nông nghiệp và thương mại sôi động, là điểm dừng quan trọng của những tuyến hàng hải đường dài kết nối phương Đông và phương Tây.

Tiếp tục đọc “An Giang: Đưa nghệ thuật múa Óc Eo vào trường học”

Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch – Trường học du lịch giữa đại ngàn Y Tý

Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch

Đức Trí – 14/12/2022 11:27 (GMT+7)

GD&TĐ Áp dụng mô hình trường học du lịch đã giúp học sinh dân tộc học tốt kiến thức, thành thạo múa hát, tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

 

Biến trường học thành điểm du lịch hấp dẫn

Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố (Bắc Hà) dù nằm ở vùng cao, với gần 100% học sinh dân tộc nhưng ai tới đây cũng không khỏi ngỡ ngàng bởi khung cảnh sạch đẹp, thân thiện. Hoa Phong lữ kép nở đỏ thắm các tầng lớp học, khu tiểu cảnh được trang trí ấn tượng, những bồn rau xanh mướt mát vừa để học sinh học tập trải nghiệm vừa góp phần cải thiện bữa ăn bán trú.

Đặc biệt hơn thế, học sinh của trường thạo tiếng Việt, có thể giao tiếp bằng tiếng Anh nhiều câu dài trôi chảy; Học sinh biết múa hát các điệu truyền thống… Đây chính là thành quả từ mô hình trường học du lịch mà trường đã triển khai những năm qua. Tiếp tục đọc “Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch – Trường học du lịch giữa đại ngàn Y Tý”

Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)

Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS: Hiệu quả từ mô hình Trường học đa văn hóa (Bài 1)

Báo dân tộc – Thuỳ Anh – 10:53, 19/09/2022

Đưa văn hóa, lịch sử của địa phương vào chương trình giảng dạy là một mô hình được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai khuyến khích từ năm 2012. Hiện, mô hình đã và đang được nhân rộng ra ở hầu hết các trường tiểu học, THCS và THCS bán trú trên địa bàn. Trong đó, mô hình Trường học đa văn hóa đã đem lại những hiệu ứng khá tích cực. Thành công bước đầu phải kể đến Trường THCS số 1 xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

CLB hát Then của học sinh trường THCS số 1 xã Phú Nhuận được sự kèm cặp, hướng dẫn của các nghệ nhân then Tày xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Tiếp tục đọc “Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)”

Để thoát nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số vượt gần 11km đến trường

09/08/2021 15:23

TTOĐó là con số nổi bật trong báo cáo “Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019” được công bố nhân Ngày quốc tế dân tộc bản địa thế giới (9-8).

Để thoát nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số vượt gần 11km đến trường - Ảnh 1.
Trẻ em dân tộc thiểu số dễ bỏ học do tham gia sớm vào các hoạt động kinh tế, hỗ trợ công việc trong gia đình, tảo hôn hoặc khoảng cách từ nhà đến trường xa – Ảnh: ĐỨC HIỆP

Báo cáo do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Viện Khoa học lao động và xã hội, Ủy ban Dân tộc, Đại sứ quán Ireland thực hiện.

Tiếp tục đọc “Để thoát nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số vượt gần 11km đến trường”

Replica history complex inspires young students

VNN –  November, 28/2021 – 09:17|

A corner of the complex in theTrần Mai Ninh Secondary School. VNA Photos Khiếu Tư

By Nguyễn Bình

Newly built replicas of relic sites and landscapes at the Trần Mai Ninh Secondary School are making history and geography classes more vivid for junior students in the central province of Thanh Hoá.

 Autumn sunlight is spread out over the replica complex in the schoolyard inspiring students to learn a new subject — location education. 

Tiếp tục đọc “Replica history complex inspires young students”

Self-sustaining school aids ethnic minority students

VNN – Update: October, 03/2021 – 10:51| Bảo Ngọc

The idea of Từ Thanh Phương, principal of the Phương Độ Secondary School in Hà Giang Province, for a self-sustaining school has helped hundreds of poor ethnic students continue to fulfill their dream getting an education.

Ethnic students prepare their own meals every day. — Photo courtesy of hagiangtv.vn

Phương Độ is a suburban secondary school about 4km from Hà Giang city centre, with 200 students, mainly ethnic minority children in highland communes living in extremely difficult conditions.

Due to dangerous terrains and lack of transportation, many students have to get up at 3 or 4am to walk to school.

Tiếp tục đọc “Self-sustaining school aids ethnic minority students”

Quảng Bình: Hàng ngàn học sinh không đủ cơ sở vật chất học trực tuyến

SGGPO Thứ Sáu, 3/9/2021 15:55

Ngày 3-9, ông Bùi Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) cho biết, theo kế hoạch năm học 2021-2022 Sở GD-ĐT ban hành học trực tuyến từ cấp tiểu học trở lên, thì huyện miền núi Minh Hóa không đủ cơ sở vật chất để học sinh học trực tuyến.

Trường học ở xã miền núi Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, không đủ điều kiện học trực tuyến do không có điện, sóng điện thoại, internet

Trường học ở xã miền núi Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, không đủ điều kiện học trực tuyến do không có điện, sóng điện thoại, internet

Ngày 1-9, ông Đăng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình ký văn bản yêu cầu tổ chức học bằng hình thức trực tuyến đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Không tổ chức dạy học trực tuyến với giáo dục mầm non.

Tiếp tục đọc “Quảng Bình: Hàng ngàn học sinh không đủ cơ sở vật chất học trực tuyến”

Trường học ở Tà Mung

Bài & ảnh: THÙY GIANG Thứ Tư, 26-02-2020, 15:55+ |  Print

nhân dânĐược triển khai từ năm 2015, mô hình “trường học nông trại” của Trường PTDTBT THCS xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã thật sự mang lại hiệu quả rõ rệt. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhà trường chăm chút bữa ăn cho học sinh bán trú, cũng như nâng cao chất lượng dạy – học, giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.

Mầu xanh trên đá

Xuân này chúng tôi có dịp lên Tà Mung một trong những xã xa xôi, khó khăn bậc nhất của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, toàn xã có 11 bản, hai dân tộc chính là H’Mông và Thái. Năm học 2019 – 2020, Trường PTDTBT THCS xã Tà Mung có 378 học sinh, trong đó có 266 em thuộc diện học sinh bán trú. Tà Mung với địa hình cheo leo, đi lại khó khăn việc giữ chân con em ở lại trường cả tuần là cả một kỳ tích.

Tiếp tục đọc “Trường học ở Tà Mung”

Bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa

VNE – Thứ ba, 29/8/2017, 10:03 (GMT+7)

Phân tích 76 cuốn sách giáo khoa của sáu môn học phổ thông, có gần 8.300 nhân vật được đề cập, trong đó nam giới chiếm 69%, nữ 24%. 

bat-binh-dang-gioi-trong-sach-giao-khoa
Số liệu thống kê cho thấy sự bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa hiện hành. Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

 Tại hội thảo Đảm bảo bình đẳng giới trong chương trình giáo dục phổ thông ngày 28/8 do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, các chuyên gia chỉ ra những vấn đề bất bình đẳng giới và giáo dục giới tính tồn tại trong sách giáo khoa và đề ra những cách thức cải thiện trong chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới. Tiếp tục đọc “Bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa”

Những món đồ kể chuyện về học trò miền cao

Theo thống kê của UNDP, mỗi học sinh dân tộc thiểu số Việt Nam phải trải qua quãng đường bình quân 17,6 km để đến được trường trung học phổ thông. Lên đến cấp 3, thì tỷ lệ học sinh dân tộc đi học chỉ còn 41,8%, chưa đến một nửa, theo báo cáo của Hội đồng dân tộc Quốc hội.

Bước được lên nấc thang học vấn là một nỗ lực lớn của nhiều em học sinh vùng núi lẫn gia đình. Trên mỗi đoạn đường đời, những đồ vật tưởng giản đơn lại có một công năng riêng, vun đắp cho những đứa trẻ đi qua đói nghèo, thất học.

VnExpress chọn và giới thiệu 9 đồ vật, hình ảnh tiêu biểu cho đời sống học sinh miền cao, được ghi lại ở các trường THCS bán trú tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Tiếp tục đọc “Những món đồ kể chuyện về học trò miền cao”

Cô giáo ôm học sinh trước giờ vào lớp

Vnexpress – Thứ năm, 19/9/2019, 08:52 (GMT+7)

THỪA THIÊN – HUẾ Chiều thứ bảy, cô Lê Nguyễn Thanh Phương, 44 tuổi, giáo viên trường THCS Trần Cao Vân, mặc chiếc váy đen chấm bi đứng trước cửa lớp đợi học sinh.

Khi tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ vào lớp, 48 học sinh lớp 7/3 trường Trần Cao Vân (thành phố Huế) xếp hàng ngay ngắn trước cửa. Cô Thanh Phương nở nụ cười, dang tay ôm, hoặc chạm tay với từng em. Đáp lại, các em gửi lời chào yêu thương đến cô chủ nhiệm, nhiều em còn kết hình trái tim.

Cô giáo Thanh Phương gửi lời chào thân thiện đến học trò. Video: Trần Lan Phương

Tiếp tục đọc “Cô giáo ôm học sinh trước giờ vào lớp”

370 trường học ở Anh dạy thiền và chánh niệm

English version below

02/05/2019 07:13 (GMT+7)

giacngo.vn – Nếu quan sát, chúng ta sẽ thấy rằng các phản ứng của trẻ như đá đổ đồ vật và la hét xuất phát từ việc trẻ không hiểu được mình đang trải qua trạng thái gì và không thể tìm ra cách tốt hơn để giải phóng các cảm xúc của mình.

2.jpg
Học tập trong môi trường có môn thực tập thiền giúp ích cho học sinh

Khi trẻ hành xử như thế, người lớn cần biết rằng lúc đó trẻ đang phải đấu tranh để hiểu được các cảm xúc phức tạp mà trẻ đang cảm nhận lần đầu tiên trong đời mình.

Các trường học ở Anh quốc đã bắt đầu giải quyết bất ổn này bằng một phương cách mới – đó chính là dạy trẻ chánh niệm và thực hành thiền trong lớp học để giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của trẻ.

Tiếp tục đọc “370 trường học ở Anh dạy thiền và chánh niệm”

Thầy trò buôn H’Mông nỗ lực tìm con chữ

SGGP 

Để có được con chữ, các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn H’Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk phải thức dậy đi học từ lúc 4 giờ 30 sáng, vượt qua những con suối dữ, hay hàng chục cây số đường đồi dốc, lầy lội. Giáo viên, ngoài nhiệm vụ dạy chữ còn dành thời gian quyên góp sách vở, áo quần cho học sinh và kiêm thêm nhiệm vụ “tài xế” không công để đưa đón các em đến trường.

Học sinh làng H’Mông trên đường đến trường. Ảnh: ĐÔNG NGUYÊN

Tiếp tục đọc “Thầy trò buôn H’Mông nỗ lực tìm con chữ”

Sách giáo khoa và sự độc quyền của NXB Giáo dục

Kết quả hình ảnh cho Sách giáo khoa

vusta – Thứ tư – 30/08/2006 07:31 –

Cái điều rõ nhất là quá trình đổi mới chương trình và nội dung SGK không có một tổng công trình sư đủ tài và đủ tâm để chỉ huy. SGK là pháp lệnh, là linh hồn của giáo dục phổ thông, phải do đích thân Bộ trưởng làm tổng chỉ huy và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, trước Thủ tướng Chính phủ về tiến độ cũng như chất lượng. Thế nhưng nó đã bị xé nhỏ ra thành nhiều dự án, mỗi vị Thứ trưởng nắm một cục tiền và ê kíp triển khai. Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa và sự độc quyền của NXB Giáo dục”

Phát triển trường chuyên: Tạo bất công và học lệch

Phát triển trường chuyên: Tạo bất công và học lệch

Ưu ái đầu tư cho học sinh giỏi trong khi còn rất nhiều học sinh bình thường khó khăn, thiếu trường lớp, tập trung phát triển trường chuyên sẽ gia tăng bất công xã hội và sức ép chạy trường chạy lớp.

Tiếp tục đọc “Phát triển trường chuyên: Tạo bất công và học lệch”