Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P1)

English: Teaching Controversial Issues: A guide for teachers

Tại sao cần giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi?

Điều quan trọng là tạo cơ hội cho các bạn trẻ học giao tiếp với nhau bằng cách tập trung vào những chủ đề mà các bạn  có quan điểm khác nhau. Bằng việc tổ chức thảo luận trong một không gian an toàn, các bạn có thể thu được kiến ​​thức và hiểu biết về các chủ đề, và đánh giá một cách nghiêm túc những giá trị và thái độ của riêng mình. Qua đó, người trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết để các em xây dựng năng lực đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống riêng và trong cộng đồng của chính mình.:

GIỚI THIỆU

Tài liệu hướng dẫn này sẽ đề cập:

  • Các chủ đề gây tranh cãi là gì
  • Vì sao nên giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi
  • Giá trị của cách tiếp cận giáo dục công dân toàn cầu
  • Hướng dẫn và các chiến lược trên lớp để nắm bắt và khám phá các chủ đề gây tranh cãi
  • Một vài hoạt động thực hành để giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi.

Chúng ta có thể không biết tương lai của người trẻ ngày nay có gì, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng người trẻ sẽ phải đối mặt với những quyết định về hàng loạt các vấn đề gây ra những phản ứng mạnh mẽ, đa dạng và thường mâu thuẫn nhau. Nếu người trẻ trở thành những công dân địa phương và toàn cầu hiệu quả có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một thế giới bình đẳng không nghèo đói, thì tất cả người trẻ nên có cơ hội tham gia vào các chủ đề gây tranh cãi một cách thích hợp.

Giáo viên có vai trò then chốt trong việc tạo điều kiện cho các bạn trẻ phát triển các kỹ năng cần có để làm điều này. Là những nhà giáo dục, chúng ta không được mong đợi là người có tất cả câu trả lời. Thay vào đó, việc phát triển các cách tiếp cận hiệu quả để thảo luận các chủ đề gây tranh cãi cho phép giáo viên thách thức quan điểm của riêng họ và khám phá ý tưởng sâu hơn với người trẻ tuổi. Tài liệu hướng dẫn phổ biến  này đã được sửa đổi và cập nhật của Oxfam ghi nhận những thay đổi về mặt chính trị và xã hội những năm gần đây và tìm cách hỗ trợ các nhà giáo dục trong cuộc thảo luận với người trẻ trong bối cảnh phức tạp này. Trong thời đại ngày càng chia rẽ và phân cực, nhu cầu để người trẻ cảm thấy tự tin giải quyết các vấn đề gây tranh cãi ngày càng căng thẳng hơn bao giờ hết. Những tiến bộ trong công nghệ và sự phát triển của truyền thông xã hội có nghĩa là tư duy phản biện để trở thành những công dân toàn cầu hiệu quả là điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với người trẻ. Tài liệu hướng dẫn này phù hợp với mọi lứa tuổi từ dưới 5 đến sau 16, và ứng dụng rộng rãi với nhiều chương trình giảng dạy. Tài liệu thích hợp để dùng trong lớp học, lập kế hoạch giảng dạy và phát triển nghề nghiệp. Xuyên suốt hướng dẫn này học sinh được đề cập là “những người trẻ”, bao gồm những em tầm 5 tuổi bởi vì điều quan trọng là khuyến khích phát triển các kỹ năng cần thiết từ rất sớm để có những thảo luận đầy thử thách.

NHỮNG VẤN ĐỀ GÂY TRANH CÃI LÀ GÌ?

Không có định nghĩa thống nhất về những gì tạo nên một chủ đề gây tranh cãi nhưng với mục đích của tài liệu này, các chủ đề gây tranh cãi có thể được xác định là những chủ đề:

  • Gợi lên cảm xúc và quan điểm mạnh mẽ.
  • Ảnh hưởng đến bối cảnh xã hội, văn hóa, kinh tế và môi trường nơi con người sống.
  • Đối mặt với các câu hỏi về giá trị và niềm tin, và có thể phân chia ý kiến ​​giữa các cá nhân, cộng đồng và xã hội rộng lớn hơn.
  • Thường phức tạp, không có “câu trả lời” rõ ràng vì đó là những vấn đề mà mọi người thường giữ quan điểm chắc chắn dựa trên kinh nghiệm, sở thích, giá trị và bối cảnh cá nhân của riêng họ.
  • Phát sinh ở nhiều cấp độ ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương, quốc gia và toàn cầu.
  • Bao gồm hàng loạt các chủ đề như nhân quyền, công bằng giới, di cư và biến đổi khí hậu.
  • Có thể thay đổi theo địa điểm và thời gian, và có thể tồn tại từ lâu hoặc rất gần đây. Ví dụ: một vấn đề gây tranh cãi tại một cộng đồng hoặc quốc gia này có thể được chấp nhận rộng rãi ở một cộng đồng hoặc quốc gia khác.

Hầu như bất kỳ chủ đề nào cũng có thể trở nên gây tranh cãi nếu các cá nhân hoặc nhóm cung cấp những giải thích khác nhau cho các sự kiện, điều gì nên xảy đến hay cách giải quyết vấn đề. Ngoài ra, nếu một bên của một chủ đề được trình bày theo cách làm tăng phản ứng cảm xúc ở những người có thể không đồng ý.

Mặc dù người trẻ có thể phản ứng với những chủ đề này ngay lập tức và mãnh liệt, tranh luận cũng sẽ kích thích suy nghĩ và hiểu biết sâu sắc hơn, dẫn đến nghiên cứu sâu hơn, quan tâm hơn về triết học đạo đức và chính trị, và hiểu rõ hơn về luật pháp hay chỉ dẫn của quốc gia và quốc tế. Như vậy, các chủ đề gây tranh cãi tạo nên cơ hội giáo dục quý báu, nơi các giá trị và ý tưởng có thể được khám phá ở một nơi an toàn, đồng thời có thể hỗ trợ quá trình khảo sát và thăm dò về cách những quan điểm của bản thân và người khác được hình thành và thay đổi ra sao.

Tại sao cần giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi?

Điều quan trọng là tạo cơ hội cho các bạn trẻ học giao tiếp với nhau bằng cách tập trung vào những chủ đề mà các bạn  có quan điểm khác nhau. Bằng việc tổ chức thảo luận trong một không gian an toàn, các bạn có thể thu được kiến ​​thức và hiểu biết về các chủ đề, và đánh giá một cách nghiêm túc những giá trị và thái độ của riêng mình. Qua đó, người trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết để các em xây dựng năng lực đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống riêng và trong cộng đồng của chính mình. Dưới đây là một số lý do khác để giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi:

Các chủ đề đang nằm trong chương trình giảng dạy

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi được đưa vào tư vấn ngoại khóa trên khắp nước Anh. Nhu cầu thảo luận về một vấn đề gây tranh cãi có mặt ngay trong bất kỳ chủ đề nào và giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi sẽ là một cách để tăng cường việc học liên môn qua những lĩnh vực chủ đề.

Với nhiều mức độ khác nhau, tất cả các giáo trình quốc gia mong đợi các vấn đề như vậy được đề cập và trông mong các nhà giáo dục tạo ra nhiều cơ hội để thực hiện việc đó. Tầm quan trọng của việc phát triển kiến ​​thức và kỹ năng kết nối với các tình huống thực trên thế giới để người trẻ chuẩn bị cho những phức tạp của cuộc sống trong thế kỷ 21 cũng được công nhận. Cụ thể:

Scotland Wales Anh (England)
Chương trình học ở Scotland có môn công dân toàn cầu được tích hợp như một chủ đề xuyên suốt qua các trải nghiệm và kết quả. Ngoài ra, tất cả học sinh có quyền “Học tập vì sự bền vững”, được định nghĩa là: “cam kết với các nguyên tắc công bằng xã hội, nhân quyền, công dân toàn cầu, tham gia dân chủ và sống trong giới hạn sinh thái của hành tinh”. Chủ đề Sức khỏe và Hạnh phúc và Các chủ đề xã hội trong môn Giáo dục Tôn giáo và Đạo đức (RME) đề cập cụ thể đến các chủ đề gây tranh cãi, nhưng giáo viên được mong đợi sẽ dạy “Học tập vì sự bền vững” ở tất cả các môn học. Ở Wales, các chủ đề gây tranh cãi được đề cập trong khuôn khổ môn Giáo dục Cá nhân và Xã hội (PSE) và các nguyên tắc  Giáo dục vì Sự phát triển bền vững và Công dân toàn cầu (ESDGC). Chương trình giảng dạy của PSE nhằm “thúc đẩy lòng tự tôn, tôn trọng người khác và tôn vinh sự đa dạng… trao sức mạnh cho học sinh tham gia vào trường học và cộng đồng của các em với tư cách là những công dân tích cực có trách nhiệm ở địa phương, trên toàn quốc và toàn cầu. Việc cung cấp chương trình giảng dạy ESDGC nhằm “coi trọng, tôn vinh, và thể hiện sự nhạy cảm với đa dạng ở địa phương, trên toàn quốc và toàn cầu. Ở Anh, chương trình học Công dân khẳng định: “dạy học nên trang bị cho học sinh những kỹ năng và kiến thức để khám phá các vấn đề chính trị và xã hội một cách nghiêm túc, cân nhắc bằng chứng, tranh biện và tranh cãi có lý. Nó cũng nên chuẩn bị cho học sinh đảm đương vai trò trong xã hội như một công dân có trách nhiệm …”. Việc giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi góp phần quan trọng để thực thi các điều khoản về Tâm linh, Đạo đức, Xã hội và Văn hóa. Ví dụ, phát triển xã hội bao gồm cơ hội “phát triển và thể hiện kỹ năng và thái độ cho phép họ tham gia đầy đủ và đóng góp tích cực vào cuộc sống ở nước Anh hiện đại”.

Bên cạnh việc giảng dạy trong chương trình, giáo viên có trách nhiệm tạo nên không gian an toàn để thảo luận trong lớp học và khi làm như vậy họ được mong đợi để đào sâu những vấn đề này trong mối liên hệ với các chính sách của chính phủ hiện hành. Điều quan trọng cần lưu ý là việc giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi sẽ vượt qua phạm vi của chính những chủ đề như khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, nhưng sẽ hữu ích với các cách tiếp cận để xử lý nhiều cuộc đối thoại khác nhau trong hướng dẫn này để bao quát những lĩnh vực này.

Người trẻ cần khám phá những giá trị và phát triển các kỹ năng

Đối với người trẻ, dường như khó quản lý thế giới cả ở cấp độ cá nhân và ở cấp độ toàn cầu, nhưng họ nên được yên ổn ngoài những vấn đề gây tranh cãi – điều quan trọng là người trẻ phải làm rõ những cảm xúc và giá trị của mình và học cách suy nghĩ cho bản thân. Bằng chứng nghiên cứu chỉ ra rằng các giá trị có tầm quan trọng trung tâm trong việc dẫn dắt mọi người bày tỏ lo ngại về các vấn đề xã hội và môi trường như đói nghèo và biến đổi khí hậu.

Do đó, việc phát triển và củng cố các giá trị của sự đồng cảm và tôn trọng sẽ cho phép người trẻ đóng góp vào sự thay đổi xã hội như những công dân toàn cầu.

Lòng tự trọng, vốn quan trọng trong giáo dục công dân toàn cầu và hỗ trợ phát triển cá nhân và tri thức, là điều kiện tiên quyết để tranh luận các vấn đề toàn cầu rộng lớn hơn nếu người trẻ phải xử lý sự bất đồng và thừa nhận quan điểm của người khác. Bằng cách tham gia tích cực vào các cuộc tranh luận và tranh biện (debate) khó, các bạn trẻ học cách đưa ra những phán quyết có lý, tôn trọng ý kiến ​​của người khác, xem xét các quan điểm khác nhau và giải quyết xung đột. Những kỹ năng này giúp các em xây dựng tính kiên cường và tự tin khi xử lí những xung đột phát sinh để giải quyết các vấn đề toàn cầu và trong cuộc sống của chính họ, dù đó là ở sân chơi, ở nhà, hay trong cộng đồng địa phương mình.

Các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của người trẻ

Bỏ qua các chủ đề gây tranh cãi là bỏ qua những thực tại trong cuộc sống của nhiều bạn trẻ. Các bạn trẻ trong lớp học của chúng ta có thể cảm thấy bị gạt ra ngoài vì nhiều lý do như: nghèo đói, sắc tộc, giới tính, khuynh hướng tình dục, tôn giáo, khuyết tật và nhóm xã hội. Ở mọi lứa tuổi, nhiều thanh niên có thể nếm trải tác động của những vấn đề gây tranh cãi trong cuộc sống và cộng đồng của chính họ, và được tiếp xúc với các vấn đề quốc gia và toàn cầu thông qua các phương tiện truyền thông. Nghiên cứu gần đây của Childline cho thấy rằng việc gia tăng hàng năm 35% những trẻ em đang tìm kiếm sự giúp đỡ vì lo lắng, một phần, là do những quan ngại ngày càng tăng về các vấn đề toàn cầu thấy được qua truyền thông xã hội. Ngay cả trẻ dưới 5 tuổi cũng có thể nghe thấy các sự kiện phức tạp và khó chịu ở nhà hoặc trong sân chơi. Việc tạo ra một không gian an toàn và hỗ trợ để giúp các em xử lý vấn đề là một nhiệm vụ quan trọng đối với các trường học. Nguy hiểm của việc không cung cấp cho người trẻ không gian để các em trao đổi các vấn đề quan tâm chính là các em đứng trước nhiều rủi ro bị cô lập hơn và các em cũng phải tiếp xúc với những thông tin có thể sai hoặc củng cố một câu chuyện cụ thể.

Người trẻ muốn biết nhiều hơn về các vấn đề gây tranh cãi trên toàn cầu

Nhiều bạn trẻ muốn biết nhiều hơn về thế giới của mình và cách các em có thể hành động để biến nó thành một nơi tốt đẹp hơn. Việc người trẻ tuổi có một quan điểm quốc tế và xem mình như những công dân toàn cầu là phổ biến. Một nghiên cứu của Think Global cho thấy rằng các bạn trẻ có thôi thúc mạnh mẽ phải xử lí các vấn đề gây tranh cãi bao gồm phân biệt đối xử và nhiều em cảm thấy có vai trò trong việc “cùng nhau gây dựng xã hội”, nhưng không chắc chắn biết cách hành động. Giáo dục công dân toàn cầu sẽ trao sức mạnh cho người trẻ, giúp họ phát triển các kỹ năng cần thiết để xây dựng sự gắn kết xã hội và giải quyết bất công xã hội trong cộng đồng của các em.

Người trẻ đặt câu hỏi về vị trí của các em trên thế giới và kết nối giữa cuộc sống của minh  và những người ở ngoài nước Anh. Không ngạc nhiên khi đây là thế hệ kết nối nhiều nhất trong lịch sử, nhờ vào toàn cầu hóa ngày càng tăng của truyền thông, thương mại, liên lạc và du lịch. Trong thời đại của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số toàn cầu, thông tin và hình ảnh về các sự kiện gây tranh cãi trên thế giới, giáo viên có vai trò quan trọng để phát triển nhận thức nghiêm túc ở người trẻ về việc truyền thông tác động thế nào đến hình ảnh của các địa điểm hay sự kiện thế giới.

Các chủ đề gây tranh cãi giúp phát triển kỹ năng tư duy

Việc sử dụng tài liệu mang tính thử thách và hướng người trẻ vào việc thảo luận các vấn đề gây xúc động sẽ thúc đẩy các em phát triển những kỹ năng tư duy sau:

  • Xử lý thông tin: thu thập, lựa chọn, phân loại, sắp xếp, so sánh và đối chiếu thông tin; và liên kết những thông tin khác nhau.
  • Lý luận: biện luận cho quan điểm và hành động; suy luận và kết luận; dùng ngôn ngữ thích hợp để giải thích quan điểm của mình; và đưa ra bằng chứng hỗ trợ cho quyết định của mình.
  • Yêu cầu: hỏi các câu hỏi liên quan; lập kế hoạch phải làm gì và cách nghiên cứu; dự đoán kết quả và lường trước phản ứng; đào sâu lý thuyết và vấn đề; thử nghiệm các kết luận; trau chuốt ý tưởng và ý kiến.
  • Tư duy sáng tạo: phát triển và mở rộng ý tưởng; gợi ý các giả thuyết có thể; tưởng tượng; và tìm kiếm các kết quả thay thế.
  • Đánh giá: đánh giá những gì đã đọc, nghe và làm, để xem xét giá trị của công việc và ý tưởng của riêng mình và của người khác; có khả năng không lấy tất cả thông tin theo vẻ bề ngoài; và tự tin với những quyết định của riêng mình.

Đây là những kỹ năng cơ bản để hỗ trợ người trẻ trở thành những công dân toàn cầu năng động và có trách nhiệm, nhưng chúng cũng có vai trò rõ rệt trong việc hỗ trợ học tập và nắm bắt tri thức.

 

(Còn nữa)

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P2)

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s