“Văn minh, hiện đại, nghĩa tình” – sao cứ phải “xóa sạch, giải tỏa trắng”?

NĐT – 12:07 | Thứ sáu, 06/07/2018 1

Như một nỗi ám ảnh, nhắc đến Thủ Thiêm là người ta nhớ đến câu “xóa sạch, giải tỏa trắng” đau đớn bật ra từ miệng những người dân bị giải tỏa, mất đất ở đây. Xây dựng đô thị mới, đồng ý. Nhưng sao cứ phải “xóa sạch, giải tỏa trắng” từ nhà dân tới đình, chùa, nhà thờ, tu viện? Tư duy đó ở đâu ra? Đằng sau nó là gì?
Một biển tuyên truyền cổ động ở quận 2. Nội dung tuyên truyền là vậy nhưng đối lập là cảnh đông đảo người dân ở dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng như các dự án gần đó gần 20 năm qua phải lặn lội khiếu kiện đất đai ra tận Trung ương mà chưa được giải quyết. Ảnh minh hoạ

‘Khủng khiếp’, bình quân mỗi người Việt tiêu thụ 0,9-1kg thuốc BVTV/năm

Thuốc độc ở chính trong ta:

NN – 27/07/2018, 08:42 (GMT+7) Hiện có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, khoảng 100 nhà máy sản xuất thuốc BVTV và hơn 30 ngàn đại lý buôn bán thuốc BVTV. Đáng chú ý là thực sự chỉ khoảng 15-20 doanh nghiệp chi phối...

Lợi ích nhóm

Theo ông Trương Quốc Tùng – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ Thực vật (BVTV) Việt Nam, lịch sử dùng thuốc BVTV ở nước ta được bắt đầu ở miền Bắc vào năm 1955. Nó tỏ ra là phương tiện quyết định, nhanh chóng dập tắt các dịch sâu bệnh trên diện rộng. Nếu không có thuốc BVTV nhiều dịch hại cây trồng có thể làm giảm 40-60% năng suất trên diện rộng, cục bộ có thể mất trắng.

08-37-56_dsc_0465
Vỏ bao thuốc BVTV vứt bừa bãi ở một vùng trồng rau sạch

Tiếp tục đọc “‘Khủng khiếp’, bình quân mỗi người Việt tiêu thụ 0,9-1kg thuốc BVTV/năm”