Cuốn sách viết về Gạc Ma do ông Lê Mã Lương làm chủ biên, sau khi ra mắt đã bị chỉ trích dữ dội. Vậy đâu là lý do khiến công chúng phản ứng như thế?
Ngày đăng: Tháng Tám 29, 2018
“Phá sản”…. Luật Phá sản
27/11/2016, 10:03:44
ENTERNEWS.VN (DĐDN) – Nếu không có những cơ chế thúc đẩy DN phá sản theo đúng “quy trình” để lọc và đào thải những DN yếu kém, thua lỗ rất có thể Luật Phá sản sẽ rơi vào “vết xe đổ” của các đạo luật trước đó.
(DĐDN) – Nếu không có những cơ chế thúc đẩy DN phá sản theo đúng “quy trình” để lọc và đào thải những DN yếu kém, thua lỗ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư, góp phần duy trì sự tồn tại của các DN có hiệu quả, rất có thể Luật Phá sản sẽ rơi vào “vết xe đổ” của các đạo luật trước đó.
Vụ việc của bà Trần Thị Châu Giang nộp đơn đề nghị TAND Quận 3 mở thủ tục phá sản đối với Cty BĐS Xây lắp Dầu khí VN (PVC Land), chủ đầu tư dự án Petro Landmark phù hợp với Luật Phá sản năm 2014.
Đầu tháng 11/2016, TAND Quận 3, TP HCM đã gửi thông báo cho bà Trần Thị Châu Giang và Cty cổ phần Bất động sản Xây lắp dầu khí (PVC Land) về việc bà Giang yêu cầu tuyên bố phá sản Cty là hợp lệ. Việc bà Giang đệ đơn đề nghị mở thủ tục phá sản đối với PVC Land là trường hợp đầu tiên và hy hữu khi khách hàng yêu cầu chủ đầu tư một dự án phá sản trên thị trường địa ốc Việt Nam. Tiếp tục đọc ““Phá sản”…. Luật Phá sản”
Nợ, trả nợ và khủng hoảng
TS. Vũ Quang Việt Thứ Năm, 9/2/2017, 11:14
Nhà máy xơ sợi Đình Vũ đã ngừng hoạt động từ giữa năm 2015, bị âm vốn chủ sở hữu 528 tỉ đồng (tại thời điểm cuối năm 2015), chưa kể nợ phải trả gần 7.000 tỉ đồng.
(TBKTSG) – LTS: Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Quản lý nợ công. Trên cơ sở đó, TBKTSG xin giới thiệu bài viết của TS. Vũ Quang Việt như một góp ý cho dự thảo này.
Nợ công của Việt Nam là vấn đề tranh cãi từ lâu. Nợ của Chính phủ và của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu. Cả hai loại nợ này có lẽ cho đến nay ít dựa vào đánh giá khả năng trả nợ mà dựa vào kế hoạch chỉ tiêu (hay lệnh) của cơ quan chủ quản. Nợ chính phủ đòi hỏi tăng thuế để trả nợ. Nợ doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải giảm đầu tư vì áp lực trả nợ. Cả hai đều kìm hãm tăng trưởng trong nền kinh tế. Tiếp tục đọc “Nợ, trả nợ và khủng hoảng”