Trẻ em và thiếu niên lớn lên trong một thế giới kỹ thuật số, lợi ích và rủi ro: UNICEF

 

English: Growing up in a digital world: benefits and risks

Công nghệ kỹ thuật số đã và đang thay đổi mạnh mẽ trẻ em và thanh thiếu niên. Internet và các phương tiện truy cập Internet, như là máy tính bảng, điện thoại thông minh, cùng với các nền tảng truyền thông xã hội và ứng dụng nhắn tin, đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống giới trẻ khắp thế giới. Công nghệ kỹ thuật số đã thay đổi cách giáo dục và học tập của trẻ em và thiếu niên, cách giới trẻ kết bạn và duy trì tình bạn, cách giới trẻ dùng thời gian rảnh, và sự tham gia của giới trẻ trong xã hội rộng lớn hơn.

Báo cáo của UNICEF về Tình hình trẻ em thế giới năm 2017: Trẻ em trong Thế giới kỹ thuật số chỉ ra rằng cứ 3 người dùng Internet thì có 1 người nhỏ hơn 18 tuổi và 71% người từ 15 đến 24 tuổi đang trực tuyến, họ trở thành nhóm tuổi kết nối nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cái gọi là khoảng cách kỹ thuật số là rất lớn: 346 triệu thanh niên là không có Internet, trong đó thanh niên Châu Phi bị ảnh hưởng nhiều nhất (60% không có Internet so với 4% ở Châu Âu). Những người trẻ thiếu kỹ năng kỹ thuật số, sống ở vùng sâu vùng xa hoặc nói ngôn ngữ thiểu số cũng đang bị bỏ lại phía sau trong việc khai thác những cơ hội mà công nghệ kỹ thuật số có thể mang lại. Những lợi ích này bao gồm việc tiếp cận với giáo dục, đào tạo, và cả việc làm, thứ có thể giúp phá vỡ chu kỳ của cái nghèo đói trong nhiều thế hệ, và giúp tiếp cận tin tức và thông tin để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ an toàn và các quyền của người trẻ.

Cùng với những cơ hội đáng kể thời đại kỹ thuật số mang lại, còn có một loạt các rủi ro và tác hại. Công nghệ kỹ thuật số đã làm tăng quy mô bóc lột và lợi dụng tình dục trẻ em. Tội phạm tình dục trẻ em đã tăng khả năng tiếp cận trẻ em thông qua hồ sơ mạng xã hội không được bảo vệ và diễn đàn trò chơi trực tuyến. Những tiến bộ công nghệ đã cho phép các cá nhân phạm tội và các đường dây buôn bán người thoát khỏi phát hiện thông qua các nền tảng được mã hóa và việc tạo ra các danh tính giả, đồng thời cho phép tội phạm truy đuổi nhiều nạn nhân cùng một lúc.

Tiếp tục đọc “Trẻ em và thiếu niên lớn lên trong một thế giới kỹ thuật số, lợi ích và rủi ro: UNICEF”

COP26: Những tranh đấu bên ngoài bàn đàm phán của người trẻ

XUÂN TÙNG 7/11/2021 23:10 GMT+7

TTCTNhững lời kêu gọi “bảo vệ môi trường cho thế hệ con em chúng ta” vẫn thường được các chính trị gia trên toàn thế giới nhấn mạnh, song những người trẻ, vốn có nhiều thứ để mất hơn bất kỳ ai khác trong cơn khủng hoảng biến đổi khí hậu, lại không nhìn thấy mình trong các quyết sách được nhà cầm quyền đưa ra.

 Các đại biểu tại Hội nghị COP26 vào hôm 1-11. Ảnh: Reuters

Tiếp tục đọc “COP26: Những tranh đấu bên ngoài bàn đàm phán của người trẻ”

Giới trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội 7 giờ mỗi ngày

Dân trí – Thứ tư, 06/11/2019 – 06:23

Thời lượng sử dụng mạng xã hội trong 1 ngày của giới trẻ Việt Nam trung bình là 7 giờ. Mạng xã hội dần trở nên gần gũi và phổ biến, thậm chí đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống hiện đại của giới trẻ.

Giới trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội 7 giờ mỗi ngày - 1
Giới trẻ sử dụng mạng xã hội trung bình 7 giờ mỗi ngày (Ảnh minh hoạ).

Tại cuộc giao lưu trực tuyến “Bàn về văn hoá ứng xử của giới trẻ trên không gian mạng” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức ngày 5/11, ông Nguyễn Quốc Huy – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho biết, với hơn 60 triệu người sử dụng, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 trên thế giới về tỉ lệ người dân sử dụng Internet và là 1 trong 10 nước có lượng người dùng Facebook, YouTube cao nhất thế giới, trong đó thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ lớn. 

Tiếp tục đọc “Giới trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội 7 giờ mỗi ngày”

Trung Quốc siết ‘an ninh chính trị’ trong ngành giải trí

VnExpress – 29/08/2021 – 10:43

Giới chức Trung Quốc mạnh tay chấn chỉnh ngành giải trí “hỗn loạn”, cam kết xóa bỏ ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa người nổi tiếng tới giới trẻ. 

Cam kết này là một phần của chiến dịch quốc gia nhằm bảo vệ “an ninh chính trị và ý thức hệ” trên không gian mạng trong bối cảnh hàng loạt ngôi sao truyền thông, người nổi tiếng Trung Quốc thời gian gần đây liên tiếp phải đối mặt các cáo buộc hiếp dâm, trốn thuế cùng những hành vi sai trái khác.

Trong một bài đăng trên trang web của mình ngày 28/8, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan giám sát chống tham nhũng hàng đầu Trung Quốc, cho biết nhà chức trách quyết tâm trấn áp “mạnh tay” vì lợi ích của giới trẻ.

Ca sĩ Trung Quốc gốc Canada Ngô Diệc Phàm tại lễ trao giải của iHeartRadio ở Toronto năm 2018. Ảnh: Reuters.
Ca sĩ Trung Quốc gốc Canada Ngô Diệc Phàm tại lễ trao giải của iHeartRadio ở Toronto năm 2018. Ảnh: Reuters.

Tiếp tục đọc “Trung Quốc siết ‘an ninh chính trị’ trong ngành giải trí”

Hướng tới Minh bạch và EU khởi động dự án Trao quyền cho Thanh niên Việt Nam xây dựng Văn hóa Liêm chính

towardstransparency.vn – 9-11-2020

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Hà Nội – Nhân Ngày Quốc tế Phòng, chống Tham nhũng, Liên minh Châu Âu và Tổ chức Hướng tới Minh bạch khởi động dự án kéo dài 3 năm nhằm trao quyền cho các lãnh đạo trẻ Việt Nam xây dựng văn hóa liêm chính.

Với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu (EU), dự án “Lãnh đạo trẻ Liêm chính vì một Việt Nam Minh bạch (LIFT VIETNAM)” hướng tới thúc đẩy giá trị liêm chính và trao quyền cho thanh niên Việt Nam để trở thành những tác nhân thay đổi trong cộng đồng.

Tiếp tục đọc “Hướng tới Minh bạch và EU khởi động dự án Trao quyền cho Thanh niên Việt Nam xây dựng Văn hóa Liêm chính”

Điều gì khiến giới trẻ -Thế hệ Z ở châu Á Thái Bình Dương trở nên khác biệt ?

English: What makes Asia−Pacific’s Generation Z different ?

Thế hệ Z, (sinh năm 1996 – 2012), ở Châu Á Thái Bình Dương không giống những anh chị em khác. Đây là những gì chúng ta cần biết.

Thế hệ Z đang đạt đến độ tuổi trưởng thành. Tính đến năm 2025, nhóm người này sẽ chiếm ¼ dân số khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) – giống như Thế hệ millennials (thế hệ Y) (người sinh năm 1980 – 1995). Và khi trưởng thành, thế hệ Z sẽ làm ra và tiêu nhiều tiền hơn. Mặc dù thế hệ Z có rất nhiều phẩm chất với thế hệ Y, nhưng thật sai lầm nếu nghĩ họ đơn giản chỉ là phiên bản trẻ hơn. Thế hệ Z có những nét đặc trưng độc đáo riêng. Vì một điều không giống thế hệ Y là Z bước vào tuổi trưởng thành trong một đại dịch toàn cầu. Tuy nhiên số liệu nhân khẩu học cho thấy đến năm 2025, hai nhóm người này sẽ chiếm một nửa số người tiêu dùng của Châu Á Thái Bình Dương.

Trong nỗ lực tìm hiểu những cách khác biệt mà thế hệ Z nghiên cứu, cân nhắc, mua và sử dụng các sản phẩm, nửa cuối năm 2019 McKinsey thực hiện cuộc khảo sát cho thấy hơn 16,000 người tiêu dùng ở 6 nước – Australia, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. 1 Sau đó chúng ta so sánh kết quả giữa 3 thế hệ – Gen Z, Gen Y và Gen X (người sinh năm 1965 – 1979). Cuộc khảo sát đã hỏi người được hỏi về thái độ chung của họ đối với các thương hiệu, việc mua sắm, kỹ thuật số và truyền thông cũng như những quan điểm của họ về thế giới. Cuộc khảo sát cũng hỏi những câu hỏi cụ thể về thói quen mua sắm và các thương hiệu cho những hạng mục được chọn. Tiếp tục đọc “Điều gì khiến giới trẻ -Thế hệ Z ở châu Á Thái Bình Dương trở nên khác biệt ?”

What makes Asia−Pacific’s Generation Z different?

Gen Zers in the Asia–Pacific region aren’t like their older siblings. Here is what you need to know.

Gen Zers (born 1996–2012) are coming of age. By 2025, the group will make up a quarter of the Asia–Pacific (APAC) region’s population—the same as millennials (born 1980–1995). And as Gen Zers mature, they will make and spend more money. Although Gen Zers share many qualities with millennials, it’s wrong to think of them simply as a younger version. Generation Z has its own unique characteristics. For one thing, unlike millennials, Gen Zers are entering into adulthood during a global pandemic. Still, the demographics are clear: by 2025, the two cohorts will compose half of APAC consumers.

In an effort to understand the distinctive ways that Gen Zers research, consider, purchase, and use products, in the second half of 2019 McKinsey surveyed more than 16,000 consumers in six countries—Australia, China, Indonesia, Japan, South Korea, and Thailand.1 Then we compared results across three generations—Gen Zers, millennials, and Gen Xers (born 1965–1979). The survey asked respondents about their general attitudes toward brands, shopping, digital, and media, as well as their outlook on the world. It also asked specific questions about shopping habits and brands for selected categories (Exhibit 1).
Tiếp tục đọc “What makes Asia−Pacific’s Generation Z different?”

Sinh đủ 2 con được giảm thuế, ưu tiên mua nhà xã hội

thanhnien.vn

Thủ tướng đề nghị thí điểm biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con như: khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi; giảm thuế thu nhập cá nhân, miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình cho phụ nữ sinh đủ 2 con; ưu tiên mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở, ưu tiên cho con vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em đối với các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con;

Thủ tướng đề nghị thí điểm biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con như: giảm thuế thu nhập cá nhân; ưu tiên mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở, ưu tiên cho con vào các trường công lập…

Giới trẻ có thờ ơ với các vấn đề chính trị?

Sinh viên trường Đại học Tân Trào trong buổi tiếp xúc với Đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang

  • VHNA –  TRANG ĐOAN VÀ CỘNG SỰ
  • Thứ hai, 17 Tháng 10 2016 15:39

Một thực trạng có thể dễ dàng nhận thấy hiện nay là giới trẻ bây giờ quan tâm câu chuyện một ngôi sao, một bộ phim, một bài hát mới hơn là những biến động chính trị xảy ra quanh mình. Họ sẵn sàng lao vào những cuộc tranh luận bảo vệ cho thần tượng nhưng dường như im bặt trước những vấn đề chính trị – xã hội nóng bỏng. Một số lại rơi vào những tranh cãi chính trị mà không hề có lấy một nền tảng kiến thức chính trị cơ bản. Đó thực sự là điều đáng lo ngại.

Câu chuyện của Anh và sự kiện Brexit là bài học chúng ta không thể quên về hệ lụy mà sự thơ ơ với chính trị của giới trẻ có thể mang lại. Tiếp tục đọc “Giới trẻ có thờ ơ với các vấn đề chính trị?”

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P3)

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P2)

Tải tài liệu về hoạt động giảng dạy  tại đây 

CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP HỌC

Các hoạt động sau đây minh họa cách đưa những vấn đề gây tranh cãi vào các giờ học cho mọi lứa tuổi và trong các chương trình học, hỗ trợ học sinh phát triển một số yếu tố then chốt trong giáo dục công dân toàn cầu. Trong mọi trường hợp, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động vòng tròn theo quy định hay các bài khởi động cho nói và nghe rất hữu ích để tạo ra không gian phù hợp nơi học sinh có thể khám phá các vấn đề gây tranh cãi.

Hoạt động 1 – Sự đa dạng

Những gì về bản thân tôi (lứa tuổi nhỏ)
Tiếp tục đọc “Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P3)”

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P2)

English: Teaching Controversial Issues: A guide for teachers

Khi thảo luận về các vấn đề gây tranh cãi, người trẻ sẽ đem theo những kinh nghiệm từ ngoài lớp học. Các em có thể có quan điểm cụ thể dựa trên giá trị văn hóa hoặc tôn giáo của mình trong cuộc sống ở nhà, trong cộng đồng địa phương mình và từ kinh nghiệm cá nhân. Đôi khi những giá trị này có thể xung đột với quyền con người và bình đẳng, trong trường hợp này nhà trường có nghĩa vụ làm rõ. Do đó, thật hữu ích khi trường học có thể phát triển mối quan hệ mở với cha mẹ về tầm quan trọng của việc trẻ em được thảo luận các vấn đề gây tranh cãi (theo cách phù hợp với độ tuổi).

KẾT NỐI VỚI TRUYỀN THÔNG VÀ CÁC “TIN GIẢ”

Khi giảng dạy các vấn đề gây tranh cãi, chúng ta cần khuyến khích người trẻ tham gia phản biện với các phương tiện truyền thông và suy nghĩ về ảnh hưởng của truyền thông trong việc nắm bắt tư duy và ý tưởng cũng như hình thành các giá trị và thái độ của mình.

Ngày nay nhiều người trẻ có khả năng truy cập 24/7 các tin tức và góc nhìn toàn cầu trên các nền tảng trực tuyến khác nhau. Ngay cả trẻ em cũng được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông và truy cập nội dung trực tuyến. Việc định hướng phạm vi của các kênh truyền thông xã hội dễ tiếp cận có thể tạo ra những thách thức mới cho giới trẻ và cha mẹ hay người giám hộ của các em.

“Tin giả” đặt ra một thách thức đáng kể bởi ngày ngày càng khó để xác định nguồn gốc của thông tin, đặc biệt là khi thông tin được tiếp cận trực tuyến. Thậm chí còn khó khăn hơn để phân biệt các thông tin được kiểm chứng từ những điều không đúng sự thật hay “thông tin thay thế”. Bản thân người trẻ nhận ra tầm quan trọng của giáo dục để hiểu tin tức giả và nội dung truyền thông xã hội. Tuy nhiên, các em có thể phải vất vả để tham gia phản biện về các nội dung truyền thông mà mình đang tiêu thụ, thường tự cho rằng tin tức trên các trang mạng xã hội của mình là từ các nguồn đáng tin cậy. Bên cạnh đó, có nguy cơ là người trẻ khước từ những tin tức có giá trị vì các em bắt đầu coi tất cả nội dung là “giả mạo”. Những vấn đề này nhấn mạnh sự cần thiết phải đề cập đến cách đánh giá nội dung truyền thông cho giới trẻ và tăng các luận điểm thảo luận về tầm quan trọng của sự thật. Tiếp tục đọc “Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P2)”

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P1)

English: Teaching Controversial Issues: A guide for teachers

Tại sao cần giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi?

Điều quan trọng là tạo cơ hội cho các bạn trẻ học giao tiếp với nhau bằng cách tập trung vào những chủ đề mà các bạn  có quan điểm khác nhau. Bằng việc tổ chức thảo luận trong một không gian an toàn, các bạn có thể thu được kiến ​​thức và hiểu biết về các chủ đề, và đánh giá một cách nghiêm túc những giá trị và thái độ của riêng mình. Qua đó, người trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết để các em xây dựng năng lực đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống riêng và trong cộng đồng của chính mình.:

GIỚI THIỆU

Tài liệu hướng dẫn này sẽ đề cập:

  • Các chủ đề gây tranh cãi là gì
  • Vì sao nên giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi
  • Giá trị của cách tiếp cận giáo dục công dân toàn cầu
  • Hướng dẫn và các chiến lược trên lớp để nắm bắt và khám phá các chủ đề gây tranh cãi
  • Một vài hoạt động thực hành để giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi.

Chúng ta có thể không biết tương lai của người trẻ ngày nay có gì, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng người trẻ sẽ phải đối mặt với những quyết định về hàng loạt các vấn đề gây ra những phản ứng mạnh mẽ, đa dạng và thường mâu thuẫn nhau. Nếu người trẻ trở thành những công dân địa phương và toàn cầu hiệu quả có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một thế giới bình đẳng không nghèo đói, thì tất cả người trẻ nên có cơ hội tham gia vào các chủ đề gây tranh cãi một cách thích hợp.
Tiếp tục đọc “Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P1)”

Are rural youth in the Mekong region losing interest in farming?

Smallholder farmers in the Mekong region face increasingly insecure farming livelihoods as land resources are drawn into the hands of developers. SEI is exploring what this means for the future of rural youth and farming.

The livelihoods of millions of smallholder farmers in the Mekong region are tied to their land. But the demands for land for large-scale agriculture, industrial and energy development schemes such as monoculture plantations, special economic zones, and hydropower projects are taking away land from smallholders, giving rise to more landless farmers and increasing land inequality.

Meanwhile, national policies often fail to protect the rights of smallholder farmers who are poorly positioned to compete with these developers and to benefit from the outcomes of the investments.

This indicates a precarious future for smallholder farming-based livelihoods in the Mekong Region, the situation exacerbated by the failure of current labour markets to provide decent, secure jobs for the increasing number of landless people. Tiếp tục đọc “Are rural youth in the Mekong region losing interest in farming?”

Chất lượng việc làm mài mòn tiềm năng của thanh niên và tăng trưởng quốc gia

Nội dung chính trong bài:

    • Chất lượng việc làm mài mòn tiềm năng của thanh niên và tăng trưởng quốc gia (Đây là bản tin Thông báo Điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc làm Việt Nam)
    • Quá trình chuyển tiếp từ trường học đến việc làm của thanh niên Việt Nam còn nhiều bất cập (Đây là bản tin Thông báo Kết quả Điều tra)
    • Báo cáo tóm tắt Điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc làm tại Việt Nam (Đây là Kết quả Điều tra)

(PTH tóm tắt)

***

Chất lượng việc làm mài mòn tiềm năng của thanh niên và tăng trưởng quốc gia 

Nhân Ngày Quốc tế Thanh niên (12/8), những kết quả ban đầu của điều tra quốc gia chuyển tiếp từ trường học tới việc làm (school-to-work transition survey) cho thấy chất lượng việc làm cho thanh niên tuổi từ 15 đến 29 đang gióng lên hồi chuông báo động đối với thị trường lao động trẻ Việt Nam.

Các công nhân trẻ tan ca tại một nhà máy may ở khu vực phía Nam. Quá trình chuyển tiếp từ trường học đến thị trường lao động là con đường không hề dễ dàng đối với nhiều thanh niên Việt Nam. © ILO

Tiếp tục đọc “Chất lượng việc làm mài mòn tiềm năng của thanh niên và tăng trưởng quốc gia”

Long đong chợ nổi Việt Nam

English: Vietnam floating market struggles to stay above water

Một người đàn ông sống trên thuyền đang ngáp dài khi nằm trên võng trong khoang thuyền ở một nhánh sông Hậu tại chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ, một thành phố nhỏ của đồng bằng châu thổ sông Mê Kông

Sửa chữa các loại cân đĩa từng là công việc kinh doanh khá tốt trên chợ nổi Cái Răng Việt Nam, nhưng người thợ cuối cùng trên sông hiện nay chỉ kiếm được vài đôla (vài trăm nghìn đồng) một tháng vì cuộc sống hiện đại đã khiến những người buôn bán chuyển lên đất liền. Tiếp tục đọc “Long đong chợ nổi Việt Nam”