English: What makes Asia−Pacific’s Generation Z different ?
Thế hệ Z, (sinh năm 1996 – 2012), ở Châu Á Thái Bình Dương không giống những anh chị em khác. Đây là những gì chúng ta cần biết.
Thế hệ Z đang đạt đến độ tuổi trưởng thành. Tính đến năm 2025, nhóm người này sẽ chiếm ¼ dân số khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) – giống như Thế hệ millennials (thế hệ Y) (người sinh năm 1980 – 1995). Và khi trưởng thành, thế hệ Z sẽ làm ra và tiêu nhiều tiền hơn. Mặc dù thế hệ Z có rất nhiều phẩm chất với thế hệ Y, nhưng thật sai lầm nếu nghĩ họ đơn giản chỉ là phiên bản trẻ hơn. Thế hệ Z có những nét đặc trưng độc đáo riêng. Vì một điều không giống thế hệ Y là Z bước vào tuổi trưởng thành trong một đại dịch toàn cầu. Tuy nhiên số liệu nhân khẩu học cho thấy đến năm 2025, hai nhóm người này sẽ chiếm một nửa số người tiêu dùng của Châu Á Thái Bình Dương.
Trong nỗ lực tìm hiểu những cách khác biệt mà thế hệ Z nghiên cứu, cân nhắc, mua và sử dụng các sản phẩm, nửa cuối năm 2019 McKinsey thực hiện cuộc khảo sát cho thấy hơn 16,000 người tiêu dùng ở 6 nước – Australia, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. 1 Sau đó chúng ta so sánh kết quả giữa 3 thế hệ – Gen Z, Gen Y và Gen X (người sinh năm 1965 – 1979). Cuộc khảo sát đã hỏi người được hỏi về thái độ chung của họ đối với các thương hiệu, việc mua sắm, kỹ thuật số và truyền thông cũng như những quan điểm của họ về thế giới. Cuộc khảo sát cũng hỏi những câu hỏi cụ thể về thói quen mua sắm và các thương hiệu cho những hạng mục được chọn.
Exhibit 1 :
Trong bài viết này, chúng tôi mô tả các xu hướng tiêu dùng đang hình thành hành vi của Gen Z, sáu phân khúc rộng mô tả và cách các công ty có thể tiếp cận các đối tượng
Gen Z ở Châu Á Thái Bình Dương : Năm xu hướng tiêu dùng
Tất nhiên là có rất nhiều sự khác biệt giữa 6 cuộc khảo sát được thực hiện ở các nước dựa trên hồ sơ dân số của họ (như là dân số già của Nhật Bản đối với dân số trẻ hơn của Indonesia), nền kinh tế (GDP đầu người của Australia gấp nhiều lần so với Thái Lan), về lịch sử và văn hóa. Trong các lĩnh vực cụ thể, Trung Quốc cho thấy khuynh hướng văn hoá làm cho nó khác biệt. Tuy vậy, chúng ta đã có thể đi đến năm kết luận về Thế hệ Z của Châu Á Thái Bình Dương :
Thế hệ Z phụ thuộc vào mạng xã hội nhưng biết suy nghĩ về việc sẽ tham gia nó như thế nào.
Thế hệ Z muốn tất cả-và họ quen với việc có được nó
Thế hệ Z thích những thương hiệu thể hiện cá tính và sự độc đáo của minhv nhưng nó cũng đủ nổi tiếng để được công nhận.
Thế hệ Z bị ảnh hưởng rất nhiều trong việc lựa chọn thương hiệu bởi các nội dung video.
Thế hệ Z muốn được nhìn nhận là có ý thức bảo vệ môi trường nhưng họ thường không muốn trả tiền cho việc này
1 Thế hệ Z phụ thuộc vào mạng xã hội nhưng biết suy nghĩ về việc sẽ tham gia nó như thế nào.
Thế hệ X, Y, Z đều thoải mái với thế giới kỹ thuật số và phụ thuộc vào công nghệ để học tập, mua sắm và giải trí. Ngay cả trong bối cảnh này, Thế hệ Z cũng trở nên nổi bật, điều này hợp lý vì Z không bao giờ biết đến thế giới không có internet và thế hệ này trưởng thành cùng với mạng xã hội. Trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, gần 1/3 Thế hệ Z Z dành 6 giờ hoặc nhiều hơn 6 giờ một ngày sử dụng điện thoại di động, tỷ lệ cao hơn đáng kể so với gen Y (22%) và gen X (10%). Nổi bật là người Indonesia : Trung bình Thế hệ Z tiêu tốn 8.5 giờ một ngày vào điện thoại. Ở hầu hết các nước, Thế hệ Z dành khoảng 2 giờ một ngày nhiều hơn so với gen X và 1 giờ một ngày nhiều hơn so với Gen Y sử dụng điện thoại di động. Điều này giúp giải thích vì sao 50 đến 60% ảnh hưởng chính đến quyết định của các thương hiệu dành cho nhiều hơn Z đến từ mạng xã hội và các trang web online.
Tuy nhiên, nhiều hơn Z đã nhận thức được những nhược điểm của việc kết nối liên tục. Trong 4/10 quốc gia được khảo sát, nhiều hơn có nhiều khả năng hơn so với Gen Y và Gen X để nói mọi người dành quá nhiều thời gian trên điện thoại và tin rằng công nghệ đã gây cản trở trong các mối quan hệ xã hội (Exhibit 2). Về vấn đề này, thật thú vị khi thế hệ Z tin tưởng gia đình và bạn bè hơn bất cứ mối quan hệ nào khác-điều này hơn hẳn thế hệ Y và thế hệ X. Hơn nửa số người thuộc thế hệ Z được khảo sát-bao gồm 75% người được hỏi ở Nhật Bản trả lời – họ nghĩ mọi người đang chia sẻ quá nhiều, và 49% quan ngại về việc sử dụng dữ liệu cá nhân của họ.
Exhibit 2 :
Với những lo lắng đó và trình độ học vấn cao về kỹ thuật số của Gen Z, không có gì bất ngờ khi rất nhiều người trẻ thế hệ Z quản lý một cách chủ động danh tính trược tuyến của họ. Trong số những người thuộc thế hệ Z được khảo sát, 36% nói rằng họ ‘’cẩn thận giám sát’’ sự hiện diện trực tuyến của mình, so với 31% của những người thế hệ Y và 24% của thế hệ X.
2 Thế hệ Z muốn tất cả-và quen với việc có được nó
Thế hệ Z thường tìm hiểu trước khi mua sắm. Đặc biệt có hứng thé với việc tìm các deal giảm giá. Thế hệ Z có khả năng cao hơn đáng kể so với thế hệ Y hoặc X để nói rằng luôn luôn, hoặc gần như luôn luôn, tìm kiếm giảm giá. Ở Australia, 66% người thế hệ Z được khảo sát nói rằng luôn tìm kiếm giảm giá trước khi mua và ở Trung Quốc, tỷ lệ này là 50%, tỷ lệ cao hơn 10% so với thế hệ Y. Thế hệ Z cũng muốn những lợi ích của việc cá nhân hóa. Tuy nhiên, ngoại trừ ở Nhật Bản và Hàn Quốc, họ thường không sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân cho các nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ.
Bởi vì thế hệ Z còn trẻ và ít khả năng làm việc toàn thời gian, họ thường có ít tiền hơn để tiêu so với hai nhóm còn lại ; điều đó có thể đứng sau hành vi săn deals giảm giá. Nhưng thế hệ Z không sẵn sàng hi sinh chất lượng cho giá cả. Phần trăm số người sẵn sàng nói ràng họ ‘’thích mua các sản phẩm chất lượng cao và điều đó sẽ kéo dài suốt đời’’ khác biệt rất ít giữa thế hệ Z và các nhóm người khác ở hầu hết các quốc gia, 73% của cả thế hệ Z và thế hệ Y ở Trung Quốc đồng ý với tuyên bố này.
Thế hệ Z cũng mong đợi một loạt các dịch vụ và tính năng, chẳng hạn như cá nhân hóa, thay đổi theo yêu cầu người dùng, các sản phẩm độc quyền hoặc giới hạn và sự hợp tác của các thương hiệu. Ví dụ tại Australia, 61% thế hệ Z được khảo sát nói rằng họ coi việc các thương hiệu hợp tác với các nhãn hiệu hợp thời trang khác thú vị hơn, chỉ 51% của thế hệ Y cho là thế. Tóm lại, thế hệ Z muốn nhiều hơn cho việc ít làm hơn, theo nghĩa đen, những khách hàng khó tính.
3 Thế hệ Z thích những thương hiệu thể hiện cá tính và sự độc đáo của mình nhưng nó cũng đủ nổi tiếng để được công nhận
Trong các thương hiệu cũng vậy, thế hệ Z muốn tất cả. Thế hệ Z có khả năng đáng kể hơn so với thế hệ X để nói rằng họ thích các nhãn hàng phổ biến với những người khác-40% người thế hệ Z được khảo sát là tìm kiếm những thương hiệu phổ biến, so với 34% thế hệ X. Ở Nhật, 51% thế hệ Z (so sánh với 31% thế hệ X) nói rằng họ thích các nhãn hiệu phổ biến với mọi người.
Nhưng thế hệ Z cũng có khả năng nói họ muốn
‘’các thương hiệu khác biệt ‘’ – gần như gấp đôi với thế hệ X và 1,3 đến 1,5 lần hơn so với gen Y khắp Châu Á Thái Bình Dương. Để đạt đến mong muốn của thế hệ Z sẽ là điều không dễ dàng. Các nhãn hàng cần cân bằng giữa việc đạt được sự phổ biến thông qua quy mô để chúng được công nhận rộng rãi đồng thời duy trì cảm giác liên quan và sự khác biệt để kết nối với người tiêu dùng trẻ tuổi.
4. Thế hệ Z bị ảnh hưởng rất nhiều trong việc lựa chọn thương hiệu bởi các nội dung video.
Thế hệ Z xem nhiều các phương tiện truyền thông là video một cách đáng kể trên các nền tảng như YouTube hoặc TikTok hơn các thế hệ khác. Điều này ảnh hưởng đến cách thế hệ Z chọn các thương hiệu và sản phẩm. Đa số thế hệ Z ở tất cả 6 quốc gia được khảo sát và 70% tổng số nói rằng họ tìm hiểu về các thương hiệu mới thông qua các video trên mạng xã hội ít nhất một lần một tháng. Tỷ lệ tổng số của thế hệ Y (58%) và thế hệ X (46%) nói rằng việc đó thấp hơn nhiều. Video ảnh hưởng đến thế hệ Z không chỉ trong sự nhận thức về thương hiệu mà còn trong các quyết định mua hàng: ở cả 6 quốc gia, Gen Z có nhiều khả năng hơn các nhóm khác để trích dẫn video là một trong ba ảnh hưởng hàng đầu.
(Exhibit 3)
5. Thế hệ Z muốn được nhìn nhận là có ý thức bảo vệ môi trường nhưng họ thường không muốn trả tiền cho việc này
Xuyên suốt Châu Á Thái Bình Dương, thế hệ Z nói rằng họ quan đến tiêu dùng bền vững. Cũng nhiều như thế hệ Y, thế hệ Z nói mình thích các sản phẩm thân thiện với môi trường, thức ăn hữu cơ và thời trang có đạo đức. Ví dụ, ở Trung Quốc, 60% thế hệ Z và thế hệ Y được khảo sát tuyên bố rằng họ đang cố gắng giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ thói quen ăn uống của họ lên môi trường ; một nửa của cả hai nhóm người trên đều nói họ luôn luôn tìm kiếm những nguồn cung cấp từ địa phương. Tại Nhật Bản, những thái độ này được thể hiện đặc biệt rõ ràng : 54% thế hệ Z cho biết họ luôn tìm kiếm những quần áo được sản xuất một cách bền vững và 46% thích mặc quần áo second-hand- số liệu cao hơn so với thế hệ Y và X.
Vượt ra ngoài ý thức về môi trường, 60 đến 80 phần trăm số người thuộc thế hệ Z được khảo sát nghĩ rằng các thương hiệu nên được tổ chức để giải thích cho hành động của họ. Nhưng chỉ riêng ở Australia, Gen Z đáng chú ý hơn những người lớn tuổi hơn họ nói rằng họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm có trách nhiệm với môi trường. 39% Gen Z so với 28% Gen Y và 16% Gen X.
Exhibit 4
Khi đào sâu vào động lực nằm dưới những thái độ ấy, chúng ta tìm thấy một mối tương quan mạnh mẽ giữa khát vọng cho tiêu dùng bền vững và niềm khao khát được trở thành’’xu hướng’’. Ngoài ra, những người sẵn sàng trả nhiều hơn cho những sản phẩm xanh có xu hướng ý thức hơn về các thương hiệu nói chung.
Điều này cho thấy việc mua và sử sụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có tư duy xanh có liên quan đến địa vị xã hội trong suy nghĩ của thế hệ Z.
Exhibit 5
Sáu kiểu tiêu dùng của thế hệ Z
Giả sử rằng tất cả thế hệ Z là một nhóm người đồng nhất có thể rất sai. Thông qua một phân tích của những kết quả khảo sát, chúng tôi xác định được sáu phân khúc, cùng nhau, mô tả người tiêu dùng thế hệ Z ở Châu Á Thái Bình Dương. Các thương hiệu cần hiểu những phân khúc này để phát triển các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thế hệ Z.
Nhóm dùng các thương hiệu có ý thức
Nhóm này chiếm phân khúc lớn nhất (24%) của thế hệ Z được khảo sát, chiếm khoảng một phần ba số người ở Trung Quốc và Thái Lan và một phần tư trong số họ ở Úc, Indonesia và Nhật Bản (Hàn Quốc là ngoại lệ, chỉ 14 %). Nhóm dùng các thương hiệu có ý thức
yêu thích các các thương hiệu, và họ theo các xu hướng một cách chặt chẽ nhưng không nhất thiết yêu thích việc mua sắm. Ở Nhật, một nửa số người thuộc phân khúc đó nói rằng họ ghét mua sắm quần áo, nhưng 57% cũng nói rằng việc họ theo xu hướng là rất quan trọng. Gen Z ở Châu Á Thái Bình Dương có xu hướng thích mua sắm online bởi vì nó hiệu quả hơn. Họ biết họ muốn gì và họ không đầu tư thêm nỗ lực vào việc tìm kiếm deal hời nhất, với 62% gen Z người Trung Quốc ở phân khúc này thấy răng việc mua hàng trực tuyến là cách tốt nhất để mua sắm và 45% yêu thích việc mua hàng trên trang thương mại điện tử Taobao và Xianyu.
Đối với các doanh nghiệp, Những người có ý thức theo dõi các thương hiệu và một nguồn lực quan trọng. Không chỉ có rất nhiều người trong số họ, mà họ có xu hướng sớm chấp nhận các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm mới. Ở Australia, một phần ba những người trong nhóm dùng các thương hiệu có ý thức
được khảo sát thích dùng thử các sản phẩm được đề xuất bởi những người có ảnh hưởng và 36% luôn theo dõi các thương hiệu mà họ yêu thích trên mạng xã hội. Nhưng họ là một khán giả khó giữ lại. Mặc dù họ thích các thương hiệu, nhưng họ không trung thành với họ : ở Australia và Trung Quốc, những người theo dõi thương hiệu là những người trung thành ít nhất với thương hiệu trong tất cả sáu phân khúc người tiêu dùng.
2 Nhóm nghiện mua sắm cao cấp
Nhóm nghiện mua sắm cao cấp (chiếm 22% trong số gen Z được khảo sát) yêu thích mua sắm. Nhóm này bỏ ra thời gian để nghiên cứu và so sánh, chủ yếu là trực tuyến để họ có thể mua sắm tự nhiên. Ví dụ, ở Hàn Quốc, một nửa phân khúc nghiên cứu rộng rãi trước khi mua sắm ; cùng thời điểm đó, 20% -nhiều hơn bất kỳ phân khúc khác-thường mua hàng một cách bốc đồng. Tại Trung Quốc, 53 % những người nghiện mua sắm cao cấp thường đưa ra quyết định mua hàng một cách hấp tấp dựa trên những gợi ý họ nhận được như một phần của hành trình mua sắm. Để lấy được chính xác thứ họ muốn, họ sẵn sàng trả phí ; hai phần ba người Nhật và 75% người Trung Quốc – những người nghiện mua sắm cao cấp muốn giao dịch mua khi họ có khả năng chi trả.
Ngoài ra, nhóm nghiện mua sắm cao cấp có ý thức về cách tiêu dùng của mình đóng vai trò xã hội : họ muốn hòa nhập, nhưng họ cũng tìm kiếm các thương hiệu giúp họ nổi bật giữa các đồng nghiệp. Tại Trung Quốc và Nhật Bản, 61% phân khúc muốn nổi bật và 65% muốn các thương hiệu phổ biến với người khác. Ở Australia, đây là phân khúc ít có khả năng thích các thương hiệu nhỏ hơn các thương hiệu nổi tiếng.
Cuối cùng, nhòm người nghiện mua sắm cao cấp chủ động trên các mạng xã hội, Họ có khả năng cao gấp đôi so với những người thuộc các phân khúc khác để nói rằng việc nhận được lượt thích trên các trang mạng xã hội là quan trọng đối với họ. Ví dụ, ở Trung Quốc, 49% phân khúc này nói rằng kiếm được lượt thích trên mạng xã hội rất quan trọng đối với họ, so với mức trung bình 26% ở các phân khúc khác. Nhóm người này là một mục tiêu rõ ràng của các thương hiệu cao cấp bởi họ là những người có khả năng nhất trong việc sẵn sàng trả thêm tiền để có được thứ họ muốn. Để có được sự chú ý của họ, các thương hiệu cần cung cấp một câu chuyện thuyết phục về lý do tại sao một sản phẩm hoặc dịch vụ xứng đáng có giá cao hơn. Các thương hiệu nhỏ với nhận thức hạn chế có thể gặp khó khăn với phân khúc này vì họ không đưa ra sự công nhận mà nhóm này mong muốn.
3. Nhóm tự tin Đạo Đức
Như cái tên của phân khúc cho thấy, nhónnày (20% thế hệ Z được khảo sát) thích các thương hiệu có trách nhiệm với môi trường và đạo đức xã hội. Tại Indonesia, 62% phân khúc này thích các sản phẩm tự nhiên, hữu cơ và 76% thích mua các nhãn hiệu thân thiện với môi trường, cao hơn 20% so với các phân khúc khác. Trong tất cả các quốc gia ở APAC được khảo sát, phân khúc này chiếm tỷ lệ Gen Z cao hơn so với Gen X hoặc Gen Y.
Mối quan hệ của nhóm tự tin đạo đức với các thương hiệu rất linh hoạt : sẵn sàng thử các thương hiệu mới hơn và nhỏ hơn, và coi trọng việc tùy biến và cá nhân hóa. So với nhóm dùng thương hiệu có ý thứcvà những người nghiện mua sắm cao cấp, họ dành ít thời gian hơn trên mạng và mua sắm nhiều hơn trong các cửa hàng thực tế. Họ tự tin vào lựa chọn của mình và không dựa vào người khác.
Với những ồn ào về tiêu dùng bền vững từ người tiêu dùng (cũng như từ các cơ quan quản lý và các ngành công nghiệp), phân khúc này có khả năng phát triển, Nhưng các doanh nghiệp nên lưu ý trong khi đạo đức hỗ trợ cho sự bền vững về nguyên tắc, nhưng họ không nhất thiết phải trả nhiều hơn cho nó. Ở Hàn quốc, chỉ 32% trong phân khúc này nói họ sẽ làm.
4. Nhóm nghiên cứu giá trị
Mặc dù không phải là một trong những phân khúc lớn hơn (15 % của thế hệ Z được khảo sát), nhóm nghiên cứu giá trị rất đáng để quan tâm vì họ có mức độ trung thành với thương hiệu cao. Ví dụ, 80 phần trăm những người nghiên cứu giá trị ở Nhật Bản luôn chọn một thương hiệu mà họ biết qua một sản phẩm mới. Tuy nhiên, đây là lòng trung thành mù quáng vì chỉ có một nửa trong số đó gắn bó với một thương hiệu. Họ luôn luôn săn lùng những deal giá tốt nhất, họ thích nghiên cứu và mua trực tuyến, với 90% thế hệ Z của Nhật Bản và 81% của Indonesia luôn nghiên cứu trước khi họ mua.
Những người nghiên cứu giá trị sẽ không trả thêm chỉ để có được một thương hiệu cao cấp.
Bởi vì họ cẩn trọng, họ thường gắn bó với những gì họ biết. Nắm bắt phân khúc này là về việc nhận được các chương trình khuyến mãi và mối quan hệ giữa nỗ lực quản lý-khách hàng. Đối với các nhà bán lẻ, phân khúc này là một mục tiêu di chuyển rất khó để xây dựng mối liên kết trung thành : những người nghiên cứu giá trị sẽ mua sắm ở nhiều cửa hàng để có được deal giá tốt nhất cho sản phẩm họ muốn.
5. Nhóm tuân thủ không ràng buộc
Nhóm này( 8% thế hệ Z được khảo sát) : họ không quan tâm nhiều đến việc tiêu thụ. Họ muốn dành ít thời gian nhất có thể để mua sắm, và trong khi họ vui vẻ sử dụng giảm giá, họ sẽ không cố nỗ lực trong việc tìm kiếm nó. Tuy nhiên một khi họ tìm ra thứ họ thích thì họ sẽ gắn bó với nó.
Ở Indonesia, 41% nhóm không ràng buộc tin rằng tất cả các thương hiệu đều giống nhau, 53% luôn chọn một thương hiệu mà họ biết và 47% chủ yếu mua sắm một cách bốc đồng là cao nhất trong tất cả các phân khúc. Điều đó có thể mang lại lợi thế cho các thương hiệu lớn, vì sự quen thuộc với thương hiệu sẽ đi xa với phân khúc này. Khi nhóm này không muốn tìm kiếm các deal giá hoặc sản phẩm mới, họ cần được tiếp cận với các ưu đãi và tính năng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ theo cách nhắm đến mục tiêu. Nhóm người lớn nhất ở Nhật Bản (15%) và nhỏ hơn ở Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.
6. Nhóm độc lập có ý thức về chất lượng
Những người thuộc nhóm này (11% trong số các thế hệ Z được khảo sát) tìm kiếm chất lượng, đó là điều mà họ tự đánh giá cho bản thân họ – sẵn sàng trả tiền cho nó. Họ không thấy một thương hiệu như một sự đảm bảo của các tiêu chuẩn cao. Họ thích những thương hiệu có trách nhiệm với môi trường, tự nhiên hoặc là thương hiệu hữu cơ-nhưng hơn thế họ thấy những đặc điểm đó là định danh của chất lượng cao hơn là do xu hướng hoặc ý thức về đạo đức. Ở Hàn Quốc, chỉ 26% của phân khúc luôn chọn thương hiệu qua sản phẩm mới- con số thấp thứ hai trong số sáu phân khúc.
Để lấy lòng thế hệ Z
Chúng tôi đã xác định năm nguyên tắc mà các công ty nên ghi nhớ khi tiếp cận thế hệ Z.
1 Sự liên quan và tốc độ là quan trọng hơn bao giờ hết
Một phần đáng kể của thế hệ Z được khảo sát xem một thương hiệu lớn như là nguồn sức mạnh ; họ có thể liên kết thương hiệu với chất lượng (đối với người nghiện mua sắm cao cấp) hoặc đơn giản xem đó là một lựa chọn dễ dàng (đối với những người tuân thủ không vướng bận). Trên toàn khu vực, thế hệ Z có khả năng dùng thử các nhãn hiệu và sản phẩm mới cao hơn 20% so với thế hệ Y, và họ sẽ không trung thành với các thương hiệu không mang lại điều trên.
thế hệ Z muốn các thương hiệu được cá nhân hóa, được tùy chỉnh và giúp họ trở nên đặc biệt. Do đó, các thương hiệu không thể dựa vào lịch sử. Để phù hợp với thị trường, các thương hiệu cần tận dụng di sản của mình trong khi đầu tư vào những đổi mới nhanh và liên tục -có lẽ thông qua quan hệ đối tác và hợp tác- chạy với tốc độ tương đương với các thương hiệu nhỏ và mới hơn.
2 Sự cân bằng chất lượng và giá cả phải hợp lý
Kiến thức về kỹ thuật số và việc dễ dàng tiếp cận thông tin của thế hệ Z cho phép thành viên của họ lựa chọn và chọn để bảo đảm rằng họ đang chi tiền của họ cho những gì họ thực sự muốn. Trong một thế giới mà hầu hết người tiêu dùng nghiên cứu đáng kể trước khi họ mua, việc cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả là điều kiện tiên quyết để giành được sự trung thành của Gen Z.
Các công ty tiêu dùng cần hiểu những tính năng mà người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền. Các điểm đánh dấu chất lượng sẽ khác nhau ở mỗi phân khúc vì giá trị của các thành viên trong từng phân khúc khác nhau. Ví dụ, nhóm nghiện mua sắm cao cấp sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có được nhiều hơn ; nhóm không ràng buộc thì không như vậy. Để phù hợp với kỳ vọng chất lượng trong khi vẫn giữ giá cả cạnh tranh, các công ty sẽ phải nghiêm ngặt hơn bao giờ hết trong việc quyết định những tính năng nào cần giữ và loại bỏ những yếu tố nào.
3. Tiếp thị truyền thông xã hội cần chú ý nhiều hơn đến hình ảnh video
Không thể đánh giá thấp vai trò của hình ảnh video : thế hệ Z xem phương tiện video nhiều hơn đáng kể trên các nền tảng như YouTube hoặc TikTok so với các thế hệ khác. Điều đó ảnh hưởng đến cách họ chọn thương hiệu và sản phẩm. Các thương hiệu giao tiếp với Thế hệ Z thông qua các video đầy thông tin, vui nhộn và truyền cảm hứngdo đó sẽ có cơ hội được chia sẻ nhiều hơn- bỏ qua tiếng ồn. Nhiều thương hiệu đã nắm bắt được ý tưởng đó, nhưng lại bỏ lỡ nhiều hơn bao giờ hên. Các thương hiệu cần xây dựng khả năng tiếp thị truyền thông xã hội của mình, dù là thời gian thực hay được quản lý, để thu hút người tiêu dùng theo một cách khác biệt.
Các thương hiệu đang chiến thắng là những thương hiệu sáng tạo hơn, chính thức hơn và nhanh hơn để thị trường tiếp thị với nội dung của họ. Sản xuất video phù hợp đòi hỏi các kỹ năng khác nhau so với việc đăng đúng ảnh hoặc tweet đúng. Các nhóm tiếp thị cần có quyền truy cập ngay vào các nhóm sản xuất có thể tạo ra một câu chuyện và có thể quay những bộ phim khiến mọi người phải di chuyển và buộc họ phải xem tất cả thay vì nhấp vào nút bỏ qua.
4 Thân thiện với môi trường là không đủ : Giá cả và chất lượng cũng rất quan trọng
Để chiếm được một phần lớn trong ví của thế hệ Z, các sản phẩm bền vững cần nói về chất lượng cũng như giá trị môi trường – và để truyền đạt các thuộc tính này thông qua một câu chuyện hấp dẫn trực quan.
Nhiều thương hiệu nhỏ thành công và có đạo đức nổi bật bằng cách nhấn mạnh chất lượng và câu chuyện của họ thông qua thiết kế bao bì và bằng cách đăng video và bài viết về việc làm thế nào mà họ phát triển sản phẩm của họ. Các thương hiệu lớn hơn muốn mở rộng danh mục đầu tư bền vững của họ nên làm giống như vậy trong khi đảm bảo rằng họ có thể hỗ trợ những xác nhận đó. Hình thức tiếp thị Greenwashing sẽ không làm được điều đó (đây một hình thức tiếp thị xoay vòng trong đó PR xanh (giá trị xanh) và tiếp thị xanh được sử dụng một cách giả dối để thuyết phục công chúng rằng các sản phẩm, mục tiêu và chính sách của một tổ chức thân thiện với môi trường).
5 Các thương hiệu cần phải liên quan đến địa phương
Mặc dù có sự tương đồng đáng kể giữa các thị trường được khảo sát, trò chơi dành cho các thương hiệu nên mang tính địa phương. Người tiêu dùng trong khu vực bị ảnh hưởng tự nhiên bởi các thuộc tính văn hóa, lối sống, tôn giáo và thói quen văn hóa, lối sống, tôn giáo và thói quen ăn uống riêng biệt của họ. Ở Nhật Bản, thế hệ Z có khả năng muốn hòa nhập hơn là trở nên độc nhất ; Ở Trung Quốc, họ dựa vào các thương hiệu, phần lớn, để xác định họ là ai; Ở Australia, họ nghiêng về trách nhiệm môi trường và tính bền vững mạnh mẽ hơn so với các nhóm người cũ. Các thương hiệu cần đảm bảo rằng đề xuất giá trị và thông điệp của họ được điều chỉnh theo bối cảnh địa phương-và phân phối cục bộ các phân khúc khách hàng.
Để tiếp cận thế hệ Z khu vực Châu Á Thái Bình Dương, các thương hiệu cần làm chủ chất lượng khác biệt và trùng khớp của họ. Họ cũng sẽ cần phải phản ứng với tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đang thay đổi thái độ và hành vi của Thế hệ Z. Các thương hiệu cần phải nhanh nhẹn và ổn định, nhận thức theo khu vực và tập trung vào địa phương, có ý thức về môi trường và ý thức về giá cả, hiểu biết mạng xã hội và tôn trọng sự riêng tư, đáng tin cậy và có thể kể một câu chuyện hấp dẫn. Chính vì thế, vâng, nó rất phức tạp, nhưng để sự sung túc và sự ảnh hưởng của thế hệ Z, tăng lên, nó rất đáng bỏ ra nỗ lực.