Hơn 10 năm loanh quanh chống lạm thu tiền trường

VĨNH HÀ 25/10/2022 06:19 GMT+7

TTCTHơn 10 năm qua, cơ sở pháp lý duy nhất để triển khai hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, trong đó có vấn đề chống lạm thu tiền trường, là thông tư 55/2011/TT–BGDĐT – một văn bản mà nhiều hiệu trưởng coi như không tồn tại.

Hơn 10 năm loanh quanh chống lạm thu tiền trường - Ảnh 1.

Minh họa: Emiliano Ponzi/Washington Post

Lá bài “tự nguyện”

Vào thời điểm những năm 2010 – 2011, tình trạng lạm thu trong các nhà trường đã là vấn đề nhức nhối mỗi khi năm học mới bắt đầu. 

Tiếp tục đọc “Hơn 10 năm loanh quanh chống lạm thu tiền trường”

Dạy tài chính căn bản cho trẻ em

English: Teaching financial literacy to kids

Bài cùng chuỗi:

– Dạy tài chính căn bản cho trẻ em 
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Tiền là gì?
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Kiếm tiền
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Hàng hoá và dịch vụ
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Cần và Muốn
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Lựa chọn trong chi tiêu
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính : Tiết kiệm cho mục tiêu ngắn hạn
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính: Tài khoản tiết kiệm

Tài chính căn bản tập trung vào những kiến thức và kĩ năng bạn cần để ra quyết định quản lý tiền bạc hiệu quả và có lý. Hiểu biết tài chính cá nhân bao gồm một chuỗi các chủ đề về tiền bạc, từ kĩ năng hàng ngày như cân bằng chi tiêu, lên kế hoạch dài hạn cho nghỉ hưu. Trong khi – biết đọc và viết – là phần cơ bản trong hệ thống giáo dục, thì tài chính căn bản thường bị bỏ qua. Tại Mỹ, chỉ có 17 bang yêu cầu học sinh trung học phổ thông tham gia khóa học tài chính cá nhân.

Mặc dù có đã có làn sóng ủng hộ để đưa các khóa học tài chính liên quan vào môi trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, cha mẹ và người bảo hộ  là những người thầy đầu tiên về tiền bạc cho các em và dạy những kĩ năng nền tảng về kĩ năng tài chính dài hạn.

Tuy nhiên có nhiều người lớn lại tránh nói chuyện tiền bạc với trẻ (hoặc nói không đúng cách) – thường là vì họ thiếu tự tin về kĩ năng tài chính của chính mình. Thật không may, người lớn có hai điều trẻ em không có khi nói về tài chính là: kinh nghiệm và nhận thức.

Bố mẹ không cần phải là một ngôi sao trong lĩnh vực tài chính mới dạy được con trẻ về kĩ năng quản lý tài chính cơ bản hay để bắt đầu cuộc hội thoại về chủ đề này. Nói tới đây, bạn nên nghĩ là tình hình tài chính của mình có thể ngăn nắp hơn, hãy nói chuyện với con để bạn trở thành tấm gương cho con trẻ.
Tiếp tục đọc “Dạy tài chính căn bản cho trẻ em”

Học được điều gì từ những giáo viên dạy học sinh đặc biệt?

English: What I’ve Learned From Special Ed Teachers

Những giáo viên dạy học sinh đặc biệt (khuyết tật, chậm phát triển, rối loạn tâm lý…) có những thấu hiểu rất giá trị để chia sẻ với những đồng nghiệp của họ về nhẫn nại, cảm thông, cách làm việc với phụ huynh, và nhiều điều hơn nữa.

Những giáo viên dạy học sinh đặc biệt được mong đợi làm khá nhiều điều. đánh giá kĩ năng của học sinh, biết đâu là điều các em cần, sau đó mới xây dựng kế hoạch giảng dạy; tổ chức và đưa hoạt động phù hợp với khả năng của từng học sinh; dạy và chỉ dẫn học sinh theo lớp, nhóm, và từng em một; sau đó đề kế hoạch đào tạo cá nhân bằng ngôn ngữ dễ hiểu, thân thiện với cha mẹ. Tiếp tục đọc “Học được điều gì từ những giáo viên dạy học sinh đặc biệt?”

Giải phóng học sinh và giáo viên thoát khỏi bài tập về nhà

English: Freeing Students—and Teachers—From Homework

Một giáo viên lớp hai giải thích cách cô đã bỏ việc cho học sinh bài tập bắt buộc về nhà và kết quả đáng ngạc nhiên cô nhậnthấy từ việc đó.

Tôi đã ngừng giao bài tập về nhà cho học sinh lớp hai từ năm ngoái và có một điều đáng ngạc nhiên: các em bắt đầu làm việc nhiều hơn ở nhà. Nhóm các em học sinh 8 tuổi đầy cảm hứng đã sử dụng thời gian rảnh rỗi mới có được để khám phá những môn học và chủ đề chúng quan tâm. Thậm chí, các em còn hào hứng báo cáo những phát hiện của mình cho các bạn cùng lớp – cứ thế các bạn cùng lớp được truyền cảm hứng khám phá những lĩnh vực mình thích. Tôi ước tôi có thể nói rằng đây là một phần trong kế hoạch vĩ đại của tôi và rằng tôi làm việc đó rất tốt, nhưng học sinh của tôi là tác giả của tất cả công trạng này.

Dưới đây chỉ là một vài ví dụ về quá trình học tập chuyên sâu đã thực hiện tại nhà khi học sinh của tôi được trao tặng món quà thời gian:

Học sinh 1: Sau khi học về các mẫu thời tiết trong một bài giảng về khoa học của chúng tôi, em đã quyết định tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của Bão Sandy  tới cộng đồng địa phương. Em đã tạo ra một mô hình về hậu quả của bão xảy ra ở Belmar, New Jersey (bão Sandy là cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp nhất ở Đại Tây Dương năm 2012).
Tiếp tục đọc “Giải phóng học sinh và giáo viên thoát khỏi bài tập về nhà”

Nuôi dưỡng tính tốt bụng và sự thấu cảm ở trẻ em

Beth là mục tiêu trêu chọc của vài đứa trẻ trong những tuần gần đây. Beth là một cô bé nhẹ nhàng, có phần đãng trí, tính cách dễ chịu, và cam chịu khi bị đối xử tệ. Một số học sinh lớp tám bạn của Beth đang dùng các trang mạng xã hội để trêu trọc cô ngốc nghếch và béo ú, chúng ném cục khan giấy bẩn lên đầu Beth mỗi khi đi ngang chỗ của em. Là người tư vấn tâm lý của Beth ở trường, tôi muốn giúp, nhưng Beth không bao giờ tố cáo những đứa bắt nạt mình. Beth sợ rằng nếu em làm vậy tình huống sẽ càng tồi tệ hơn, và em khẳng định là em vẫn ổn.

Cho tới khi Jenna, cô bạn cùng lớp với Beth, rất bức xúc với những hành vi bắt nạt, Jenna đã mang đến cho tôi một danh sách viết tay gồm tất cả các học sinh bắt nạt Beth để cầu cứu tôi ngăn chặn hành vi này. Jenna là một học sinh tự tin và được nhiều bạn biết đến, em biết không quá nhiều về Beth, nhưng cô không chịu được sự tàn nhẫn. Sự phẫn nộ của Jenna là đièu tích cực trong một tình huống xấu như vậy. Tôi chưa gặp trường hợp  nào như vậy, khi một học sinh cứ khăng khăng không chịu đứng ngoài cuộc làm ngơ. Tôi biết  rất khó để thay đổi hành vi của trẻ nhỏ, và những giải pháp nhanh chóng như giữ lại hay gọi điện thoại cho bố mẹ sẽ chỉ mang đến sự trợ giúp tạm thời cho Beth. Tiếp tục đọc “Nuôi dưỡng tính tốt bụng và sự thấu cảm ở trẻ em”

Các nhà giáo dục liệt kê danh sách những thái độ vô lý của cha mẹ Việt Nam

English:  Educators compile list of complaints about parents’ irrational attitudes

nhà giáo dục những người là chủ sở hữu của các cơ sở giáo dục ở Hà Nội và TP HCM đã phàn nàn về thái độ và thái độ vô lý của cha mẹ ở Việt Nam . Sau đây là một số mối quan tâm của họ:

1. Cha mẹ Việt Nam giáo dục trẻ em như là thú cưng. Họ muốn một con cá leo cây và một con khỉ bơi được dưới nước. Và họ có xu hướng tức giận khi con của mình không thể làm những việc mà con người khác có thể làm được.

2. Chu cấp cho các con một cách mù quáng. Kênh truyền hình quốc gia VTV vài ngày trước cho biết một người cha già ở tỉnh Nam Định làm việc cật lực tại Hà Nội để kiếm tiền cho con trai học đại học.

Con trai ông hơn 18 tuổi không kiếm được tiền để mua thức ăn cho bản thân và người cha già của mình, mà vẫn sống với số tiền khiêm tốn của cha ông. Đáng ngạc nhiên là cha mẹ Việt Nam nghĩ rằng làm tất cả những điều có thể cho con cái của họ và phục vụ con cái là điều cần thiết. Tiếp tục đọc “Các nhà giáo dục liệt kê danh sách những thái độ vô lý của cha mẹ Việt Nam”

Học phí trả bằng gì?

  • SỸ PHU – 13.09.2016, 10:02

TTCT – Đằng sau cảm giác cay đắng khi đọc tin phụ huynh học sinh vùng ven biển miền Trung đang phải lo toan tiền học cho con là nhiều thắc mắc (“Phụ huynh vùng sự cố Formosa và nỗi lo tiền học cho con” – Tuổi Trẻ ngày 4-9-2016). 

Học phí trả bằng gì?
Bà ngoại em Nguyễn Văn Hải (học sinh Trường tiểu học Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang khám phá những món quà do nhóm Kira Kira tặng mùa tựu trường -Tự Trung

Tìm lời giải cho các thắc mắc này là việc cấp bách nhằm giúp giảm nhẹ gánh nặng cho các ngư dân vốn đang chịu nhiều thiệt hại. Tiếp tục đọc “Học phí trả bằng gì?”

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Chuyện “phong bì” cho thầy cô giáo là sự tha hóa của ngành giáo dục

MTG – 10:24 14-11-2014
Chuyen “Phong bi” cho thay co giao

“Số đông giáo viên đã quen, đã coi: Chuyện “Phong bì” cho thầy cô giáo là tất yếu bình thường. Riêng tôi, tôi coi nó là sự tha hóa biến chất của người làm thầy, là ung nhọt của ngành GD, của xã hội.” Đó là nhấn mạnh của người đương thời – thầy giáo Đỗ Việt Khoa (giáo viên Toán, Trường THPT Thường Tín – Hà Nội) về vấn nạn “phong bì” trong ngành giáo dục.

Với tư cách là một người thầy có nhiều năm gắn bó với bục giảng, ông nghĩ gì về “văn hóa phong bì” đang ngày càng trở nên thịnh hành trong ngành giáo dục như hiện nay? Tiếp tục đọc “Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Chuyện “phong bì” cho thầy cô giáo là sự tha hóa của ngành giáo dục”

Gập ghềnh học hòa nhập – 2 kỳ

11/08/2015 05:18

TN – Chủ trương tạo điều kiện cho người khuyết tật học hòa nhập với người không khuyết tật là mang tính nhân văn, nhưng việc nắm bắt và thực hiện chủ trương này vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập khiến không ít người học chịu áp lực và thiệt thòi.

Chuyên gia Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập TP.HCM tham gia đánh giá, chẩn đoán học sinh học hòa nhập

Chuyên gia Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập TP.HCM tham gia đánh giá, chẩn đoán học sinh học hòa nhập – Ảnh: Như Lịch

“Nếu tôi không can đảm…”

Theo Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật của Bộ GD-ĐT, tất cả các trường đều phải có trách nhiệm tiếp nhận người khuyết tật trên địa bàn và hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Theo đó, một trong những nhiệm vụ của các trường là “sắp xếp người khuyết tật vào các lớp học phù hợp và giáo dục học sinh lòng yêu thương, giúp đỡ người khuyết tật”… Tiếp tục đọc “Gập ghềnh học hòa nhập – 2 kỳ”

Bạn có đang nuôi dạy những đứa trẻ hướng thiện?

Washingtonpost – By Amy Joyce July 18, 2014

Click vào link để xem video

Richard Weissbourd, một nhà tâm lý học của Đại học Harvard, tốt nghiệp ngành giáo dục, và Dự án “Making Caring Common Project – Quan tâm là lẽ thông thường” đã đưa ra lời khuyên làm thể nào để nuôi dạy những đứa trẻ khi trưởng thành sẽ trở thành người biết quan tâm, tôn trọng và có trách nhiệm (The Washington Post).

Đầu năm nay, tôi đã viết – dạy về “Biết cảm thông, liệu bạn có phải một phụ huynh như vậy”. Ý tưởng đằng sau điều này là từ Richard Weissbourd, một nhà tâm lý học tốt nghiệp ngành giáo dục của đại học Harvard, người vận hành Dự án ” Making Caring Common Project – Quan tâm là lẽ thông thường “, mục tiêu hướng đến là dạy trẻ em trở nên tốt bụng.

Tôi biết, bạn sẽ nghĩ các cha mẹ đang dạy hoặc đang tự dạy những đứa trẻ những điều đó, phải không? Không hẳn vậy – theo một nghiên cứu mới của nhóm. Tiếp tục đọc “Bạn có đang nuôi dạy những đứa trẻ hướng thiện?”

Are you raising nice kids? A Harvard psychologist gives 5 ways to raise them to be kind

Click vào link để xem video
http://www.washingtonpost.com/posttv/c/embed/d4b5012e-1104-11e4-ac56-773e54a65906

Richard Weissbourd, a Harvard psychologist with the graduate school of education, and the Making Caring Common Project have come up with recommendations about how to raise children to become caring, respectful and responsible adults. (The Washington Post)