Nhiều công ty lớn có chức năng quản lý, tư vấn về nội dung cho các YouTuber ở Việt Nam. Đây là đầu mối để các cơ quan hữu trách xử lý các video vi phạm.
Chiều 10/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang ra quyết định xử phạt Nguyễn Văn Hưng, chủ kênh YouTube Hưng Vlog 7,5 triệu đồng vì vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Chưa đầy một tháng bị phạt, Hưng Vlog lại tiếp tục đăng video nhảm nhí lên một kênh YouTube khác.
VOV.VN – Tại Việt Nam, vấn đề sức khỏe tâm thần đang bị “lãng quên” và có khoảng 3 triệu trẻ em 6-16 tuổi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Chuyên gia tâm thần trẻ em “đếm trên đầu ngón tay”
Hiểu biết về sức khỏe tâm thần là nền tảng cho các chương trình khuyến khích sức khỏe tâm thần, phòng ngừa và can thiệp về vấn đề sức khỏe tâm thần ở các quốc gia. Tại Việt Nam, hiểu biết về sức khỏe tâm thần bắt đầu được quan tâm trong những năm gần đây khi hoạt động của các nhà khoa học trong lĩnh vực tâm lý học, y tế công cộng, xã hội học, tâm thần học và các nghiên cứu trong lĩnh vực này thu về kết quả.
Hội thảo Quốc tế Lần thứ 5 về Sức khỏe Tâm thần trẻ em Việt Nam: Hiểu biết về Sức khỏe Tâm thần ở Trường học và Cộng đồng khai mạc sáng 25/10.
Children wash their hands against the spread of the coronavirus disease (COVID-19) at a hand washing station set up by community organisation Shining Hope for Communities (SHOFCO) in the Kibera slum in Nairobi, Kenya, March 18, 2020. REUTERS/Baz Ratner
Xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang là một xã nghèo nhất của một huyện vùng sâu với 80% người dân là đồng bào Khmer. Do ở vùng sâu vùng xa nên tuổi thơ của trẻ em ở đây chưa bao giờ được gặp ông già Noel ngoài đời thực cũng như chưa bao giờ được ông già Noel tặng quà mỗi dịp giáng sinh.
Trẻ sinh ra bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được xem là đối tượng thiệt thòi nhất, bởi không có quyền lựa chọn và bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp cận, thụ hưởng quyền của trẻ em.
Trẻ nhiễm HIV đang được chăm sóc tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh)
“Không ai chơi với con”
Chỉ vui vẻ với các bạn trong cùng trung tâm nhưng luôn có thái độ e dè, cảnh giác và không muốn trả lời người lạ, đây gần như là phản ứng chung của những đứa trẻ “có H”. T.M sinh ra đã nhiễm HIV từ mẹ. 4 tuổi, mẹ mất, bé được gửi vào trung tâm bảo trợ trẻ em của TP Hồ Chí Minh. Trong trí nhớ của cô bé học lớp 3 này, hình ảnh người mẹ rất nhạt nhòa và bé hoàn toàn không nhớ nhà mình ở đâu. T.M không biết bệnh của mình là gì, có nguy hiểm hay không, chỉ biết rằng khi đến trường, cô bé thường lủi thủi một mình vì: “Các bạn nói con bị SIDA, không ai chơi với con”. Tiếp tục đọc “Những đứa trẻ bị kỳ thị”→
UNITED NATIONS (AP) — One-third of children worldwide under age 5 — about 200 million youngsters — are either undernourished or overweight, undermining their full potential to grow and develop, the U.N. children’s agency said in a report Tuesday.
Dang dở giấc mơ Làng Cam – Bài 1: ‘Trùm mền’ sau 4 năm khởi công
Được kỳ vọng sẽ là mái nhà chung của nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin thế hệ thứ 2, thứ 3, Làng Cam là dự án quy mô lớn đầu tiên trên cả nước dành cho những nạn nhân da cam/dioxin được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt từ năm 2013. Năm 2015, công trình chính thức khởi công nhưng đến tháng 3/2019, Dự án Làng Cam vẫn nằm trên giấy.
Năm 2013, UBND Thành phố Hồ Chí Minh quyết định giao cho Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố 49.000 m2 đất để xây dựng Làng Cam. Tuy nhiên gần 6 năm trôi qua, Làng Cam vẫn chỉ là cái tên trên giấy.
plo – Những ngày đầu tháng 9, khi mọi người đang chuẩn bị sẵn sàng cho lễ khai giảng năm học mới thì ngồi trên chiếc thuyền, Trần Thị Hậu thẳng thừng nói: “Hết năm nay có thể em sẽ nghỉ học”.
Năm trước, vào những ngày cận kề tết Nguyên đán, cũng trên chính chiếc thuyền này, Hậu là một em gái nhanh nhẹn, tháo vát, còn kể cho mọi người nghe về thành tích nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi và hứng khởi nói ước mơ sẽ làm cô giáo. Tiếp tục đọc “Những giấc mơ ‘chết mòn’ của lũ nhóc vạn đò”→
Dù tuyên truyền vận động thường xuyên, nhưng nạn tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn diễn ra khá phổ biến ở Tây nguyên.
Căn nhà chật hẹp và trống trơ này là nơi sinh sống cả gia đình H’Hảo với 8 người Ảnh: Quang Viên
Hệ quả của việc lấy chồng, lấy vợ sớm và sinh nhiều con là nghèo đói, thất học. Nhưng cái vòng luẩn quẩn “Tảo hôn – sinh nhiều – nghèo đói – thất học” vẫn tồn tại từ đời này qua đời khác trong cộng đồng đồng bào thiểu số. Nó không chỉ là gánh nặng gia đình mà cho toàn xã hội.
Lời ru buồn ở buôn Kiều
Ở đây, người Mông 14 – 15 tuổi đã lấy vợ lấy chồng. Có khi ba mươi mấy tuổi đã đẻ bảy, tám đứa con. Hạn chế nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là cả quá trình
Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch xã Cư Pui
Có lẽ buôn Kiều là một trong số ít tên buôn nghe có vẻ “thuần Việt” và đẹp nhất vùng Tây nguyên. Nhưng, từ trung tâm H.Krông Bông, Đắk Lắk, vượt chừng 24 km đến nơi hun hút này vào một chiều mưa mới thấy buôn Kiều nghèo xác xơ và buồn hiu hắt.
“Nạn tảo hôn vẫn còn. Tuyên truyền giáo dục nhiều lần mà họ không nghe. Ở đây dân làm nương, làm rẫy thôi, nghèo lắm. Nghèo mà lại lấy chồng sớm quá nên cực khổ và con cái dễ thất học”, trưởng buôn Kiều, Ama Duyên chia sẻ. Rồi anh đưa tôi đến gặp H’Quế Ksơr, cô gái lấy chồng từ năm 15 tuổi. Vào nhà H’Quế thấy cô gái nhỏ nhắn, mặt còn non choẹt địu một đứa bé, tôi hỏi “Em cháu đấy à?”, cô bé trả lời: “Không, con của cháu đấy”.
Sau một hồi lâu ngần ngại và được trưởng buôn trấn an, H’Quế mới thỏ thẻ: “Cháu học đến lớp 9, định học hết lớp 12 nhưng bố mẹ đi hỏi chồng cho, thế là phải lấy thôi. Chồng cháu ở buôn Kuah, gặp nhau chỉ hai tháng sau là cưới”.
Đứa bé nằm trong chiếc địu của H’Quế còm nhom như suy dinh dưỡng, cứ thao láo mở đôi mắt đen tròn, ngơ ngác nhìn người lạ thật tội nghiệp. Nó cứ rúc đầu vào vú người mẹ tuổi 15, song liên tục khóc. Bà mẹ trẻ trông vẻ “khô khan” nên có lẽ cũng thiếu sữa. “Chồng cháu đi làm rẫy và làm thuê nhưng để có cái ăn hằng ngày cho gia đình cũng khó lắm rồi. Làm gì có tiền mua thêm sữa cho bé”, H’Quế nói giọng buồn buồn.
Bỗng có con chó từ đâu chạy vô nhà thấy người lạ sủa ầm ĩ. Đứa bé trong lòng H’Quế khóc thét lên. H’Quế đong đưa con và khe khẽ hát bằng tiếng M’Nông:“Con ta ơi, mau cao lớn nhé. Con ta ơi, cầm rổ xúc cá. Con ta ơi, cầm nỏ bắn sóc”. Lời ru thể hiện ước nguyện của người mẹ trẻ đối với đứa con yêu nhưng giọng H’Quế cất lên lại thấy thật não lòng. Lời ru sao buồn quá!
Nhiều cô học trò M’Nông bỏ học từ cấp 2 để lấy chồng
Trong buôn này H’Hảo vừa học xong lớp 9 cũng cưới chồng, con nay đã hơn 1 tuổi. Gặp chúng tôi, H’Hảo vẫn hồn nhiên như cô học trò cấp 2. “Nhà nghèo nên cháu nghỉ học để lấy chồng về giúp đỡ bố mẹ. Ở buôn này, con gái lấy chồng sớm là bình thường mà”, H’Hảo tâm sự. Mẹ H’Hảo là H’Lơi cũng lấy chồng năm 16 tuổi. Bây giờ con nhỏ của H’Lơi cũng lớn hơn con của H’Hảo một chút. Nhìn vào đám trẻ nheo nhóc, khó phân biệt ai là con, ai là cháu, ai là bà, ai là mẹ.
Người M’Nông theo chế độ mẫu hệ, nhà gái nhắm được chàng rể nào ưng bụng thì cưới cho con gái và người con trai sẽ về nhà vợ ở rể. Với họ, việc tìm được chàng rể cho con gái thơ dại cũng như mang lại sự thịnh vượng, giàu có cho cả gia đình. Chẳng biết bao giờ thì gia đình H’Hảo mới thịnh vượng, giàu có. Hiện tại, nhìn gia cảnh, nghe mẹ H’Hảo kể về thu nhập ít ỏi từ việc đi lột vỏ keo chỉ biết chạnh lòng.
Lấy chồng từ thuở 13
Có lẽ ở nhiều buôn làng vùng Tây nguyên, câu hát “Lấy chồng từ thuở 13, đến năm 18 thiếp đà 5 con” không có gì là “phi thực tế”. H’Luyến Byă ở buôn Kiều, xã Yang Mao, H.Krông Bông lấy chồng khi còn đang học lớp 7. Bây giờ H’Luyến cũng đã con bồng con bế. Sao cháu lấy chồng sớm vậy? H’Luyến trả lời ngắn gọn: “Phong tục thôi”. Trưởng buôn cho biết: “Còn đi học cấp 2, chúng đã yêu nhau, bố mẹ không biết, mà biết cũng không ngăn cản. Vài đứa bị bố mẹ cấm yêu thì dọa uống thuốc tự tử. Chính quyền đi tuyên truyền về hôn nhân gia đình thì người già đi nhưng trẻ không đi”.
H’Hảo với gương mặt còn quá trẻ đã sớm có con
Từ xã Yang Mao, chúng tôi đến xã Cư Pui. Chủ tịch xã Nguyễn Văn Tâm chân thành tâm sự: “Chúng tôi dùng nhiều biện pháp tuyên truyền vận động, nhưng nạn tảo hôn vẫn còn nhiều, rất nan giải. Do tập quán lâu đời, ý thức kém nên nhiều người lấy vợ, lấy chồng sớm. Ở đây, người Mông 14 – 15 tuổi đã lấy vợ lấy chồng. Có khi ba mươi mấy tuổi đã đẻ bảy, tám đứa con. Hạn chế nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là cả quá trình”.
Vượt đèo dốc, chúng tôi cùng một cán bộ xã Cư Pui đến thôn Ea Uôl. Gặp phó thôn Sính Chứ Chơ nhờ đưa đến các gia đình có người lấy chồng, lấy vợ sớm. Phó thôn lắc đầu quầy quậy: “Mình không đưa đi được đâu. Nhà báo về rồi đồng bào uống rượu say là chửi mình. Họ bảo họ sinh nhiều con, họ tự nuôi. Tới thăm họ có cho họ gì đâu”.
Dù ông Sính Chứ Chơ không tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp cận, nhưng qua tìm hiểu ở đây không chỉ riêng nạn tảo hôn mà phụ nữ Mông còn như “cái máy đẻ”. Lúc mới 34 tuổi, Dương Văn Dính đã có tới 6 đứa con. Con gái Dính là Dương Thị Tòng năm 13 tuổi đã lấy chồng sinh con nên anh Dính còn sớm “lên chức”… ông ngoại. Cô gái khác là Dương Thị Sua cũng lấy chồng từ năm 14 tuổi, đẻ vèo vèo 3 đứa con. Tuổi trăng tròn của Vũ Thị Song, Thắm Thị Dua cũng không thể đẹp mộng mơ nữa khi họ cũng từ giã trường học để lấy chồng, sinh con và nếm trải nỗi nhọc nhằn làm mẹ.
Ông Trần Kim Phụng, Phó chủ tịch xã Yang Mao, cho biết: “Cần có giải pháp đồng bộ, căn cơ hơn đó là khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử giữa các vùng miền. Đồng thời nâng cao dân trí cho toàn cộng đồng. Ngoài ra, cần ngăn chặn tình trạng bỏ học giữa chừng, khuyến khích tạo điều kiện để các em được đi học, học nghề, bố trí việc làm…”. (còn tiếp)
Mặc dù máy tính và các công cụ công nghệ thông tin mang lại nhiều tiềm năng để tác động đến việc học tập, giảng dạy và cung cấp dịch vụ giáo dục theo những cách có lợi, việc sử dụng các công nghệ như vậy cũng mang đến nhiều rủi ro – đặc biệt là cho trẻ em. Mặc dù hầu hết người dùng đều quen thuộc với các tiêu đề thu hút sự chú ý liên quan đến nội dung khiêu dâm, quấy rối tình dục, tải xuống bất hợp pháp và ‘không phù hợp’ hoặc phát ngôn chính trị, đây chỉ là một vài trong số các vấn đề liên quan đến việc giữ an toàn cho trẻ em trực tuyến. Ví dụ, ở một số nơi, đe doạ trực tuyến dường như là mối đe dọa hàng ngày phổ biến hơn đối với nhiều sinh viên, và người dùng cũng ngày càng hiểu được ‘mối đe dọa’ tiềm ẩn đối với trẻ em liên quan đến những thứ như quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Tiếp tục đọc “Các nước đang phát triển đang làm gì để đảm bảo an toàn trực tuyến cho trẻ em?”→
Bức thư gửi tới trẻ em thế giới của Bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF nhân dịp kỷ niệm 30 năm Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em
Bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF
18 Tháng 9 2019
Gửi các con, trẻ em của thế giới hôm nay và mai sau,
Cách đây 30 năm, trong bối cảnh trật tự thế giới thay đổi – sự sụp đổ của Bức tường Berlin, sự tuy tàn của chế độ phân biệt chủng tộc apartheid, sự ra đời của mạng lưới toàn cầu world wide web – thế giới đã đoàn kết lại để bảo vệ trẻ em và tuổi thơ của các con. Mặc dù phần lớn những bậc cha mẹ thời kỳ đó đã lớn lên dưới sự lãnh đạo của những chế độ độc tài hay những chính phủ thất bại, họ vẫn hi vọng cuộc sống tốt đẹp hơn, nhiều cơ hội hơn và nhiều quyền được thực hiện cho con em của mình. Vì vậy, khi các vị lãnh đạo toàn cầu đoàn kết lại vào năm 1989 trong một dịp rất hiếm hoi nhằm đưa ra một cam kết mang tính lịch sử đối với trẻ em thế giới để bảo vệ và thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, chúng ta có một sự hi vọng thực sự cho thế hệ mai sau. Tiếp tục đọc “8 lý do tôi lo lắng và hy vọng vào thế hệ tương lai”→
Nhức nhối tình trạng dụ dỗ trẻ em đi lao động (Bài 1)
Ám ảnh những phận đời trẻ thơ
Lợi dụng sự khó khăn, thiếu hiểu biết của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk, từ năm 2014 đến nay, nhiều đối tượng đã dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lao động bất hợp pháp. Tình trạng này đang gây nên sự bất ổn xã hội và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tiếp tục đọc “Nhức nhối tình trạng dụ dỗ trẻ em đi lao động (2 bài)”→
HAPPY HOME: Thảo talks with children at the OBV. Photos courtesy of OBV
by Thu Hằng
We hear many harrowing tales of child sexual abuse.
When a case of child abuse is discovered, most condemn the perpetrator and think of how they should be punished. However, less attention is paid to the victim, and how they can continue living after such a horrific experience.
One woman is always willing to help and offer hope to sexually abused and exploited children with her enthusiasm and kindness.