Học được điều gì từ những giáo viên dạy học sinh đặc biệt?

English: What I’ve Learned From Special Ed Teachers

Những giáo viên dạy học sinh đặc biệt (khuyết tật, chậm phát triển, rối loạn tâm lý…) có những thấu hiểu rất giá trị để chia sẻ với những đồng nghiệp của họ về nhẫn nại, cảm thông, cách làm việc với phụ huynh, và nhiều điều hơn nữa.

Những giáo viên dạy học sinh đặc biệt được mong đợi làm khá nhiều điều. đánh giá kĩ năng của học sinh, biết đâu là điều các em cần, sau đó mới xây dựng kế hoạch giảng dạy; tổ chức và đưa hoạt động phù hợp với khả năng của từng học sinh; dạy và chỉ dẫn học sinh theo lớp, nhóm, và từng em một; sau đó đề kế hoạch đào tạo cá nhân bằng ngôn ngữ dễ hiểu, thân thiện với cha mẹ. Tiếp tục đọc “Học được điều gì từ những giáo viên dạy học sinh đặc biệt?”

Tò mò: Lực đẩy bên trong một tâm trí khao khát học hỏi

 English – Curiosity: The Force Within a Hungry Mind

Kích thích sự tò mò của học sinh bằng cách khuyến khích các em câu hỏi có giá trị, tìm kiếm những khoảnh khắc có thể dạy-học được, xây dựng các bài học dựa trên môi trường thực tế và tư duy phê phán.

Điều gì làm cho trẻ  muốn học? Theo nghiên cứu, đó là niềm vui thích của việc khám phá – nguồn năng lượng tiềm ẩn thúc đẩy học tập, tư duy phản biện và lý luận. Chúng tôi gọi đây là khả năng/năng lực tò mò, và chúng tôi nhận ra năng lực này ở trẻ em khi thấy chúng khám phá môi trường xung quanh, nghiền ngẫm sách và thông tin, đặt câu hỏi, khám phá các khái niệm, thao tác dữ liệu, tìm kiếm ý nghĩa, kết nối với con người và thiên nhiên, và tìm kiếm kinh nghiệm học tập mới.

Tiếp tục đọc “Tò mò: Lực đẩy bên trong một tâm trí khao khát học hỏi”

Ước mơ thơ trẻ

 Phạm Thuỳ Dương

Mình còn nhớ đó là khoảng năm lớp 3, khi mình được bước vào thế giới thú vị của cô bé Tottochan hiếu động đáng yêu cùng những ký ức trong trẻo về ngôi trường Tomoe độc đáo trên những toa tàu. Có lẽ những ai đã đọc “Tottochan, Cô Bé Bên Cửa Sổ” đều mơ ước về một môi trường giáo dục hướng tới sự phát triển tự nhiên như Tomoe, nơi trẻ em được tôn trọng, lắng nghe với tình yêu thương, khiến chúng lớn lên mạnh mẽ với lòng tự tin.

Phải chăng anh Bút Chì cũng đã được truyền cảm hứng từ Tottochan mà lập ra Toa Tàu, “nơi người lớn được là trẻ con và trẻ con được là chính mình”; hay Hang Dao và Quỳnh Anh với Potato Kids – những lớp học ngoại khóa cho trẻ em ở Hà Nội và Vy Le với Trại Hè Trẻ Đồng Xanh ở Hội An, “nơi trẻ được sống trong thiên nhiên và học từ thiên nhiên”?

Tiếp tục đọc “Ước mơ thơ trẻ”

Những học trò yếu kém muốn thầy cô và cha mẹ biết điều gì?

English:  What Failing Students Want Us to Remember

Nhìn học sinh hơn chỉ là điểm số
Em không phải điểm số của em
Em vẫn có thể có đóng góp đầy ý nghĩa
Em không phải là một sự thất vọng
Hãy để em là chính em
Đừng bỏ cuộc. Hãy tìm cách giúp em.

Bằng cách nhìn học sinh hơn chỉ là điểm số ở trường, chúng ta có thể giúp những đứa trẻ đạt được tiềm năng của các em.

Các trường học của chúng tôi ở Hoa Kỳ hoạt động chủ yếu như những trung tâm phân cấp thành tích: điểm số đạt được, học sinh được theo dõi bằng cách chia chúng vào các nhóm thành tích, theo đó phần thưởng được trao cho những học sinh thực thoả mãn được tiêu chuẩn. Nếu trẻ không đạt mức mong đợi (vì bất kỳ lý do nào), chúng thường bị gắn mác tiêu cực như ” không có khả năng đọc,” “yếu” hoặc ” kém ” Tiếp tục đọc “Những học trò yếu kém muốn thầy cô và cha mẹ biết điều gì?”

Tranh luận về hiệu quả hệ thống giáo dục, nhưng đừng dựa vào đó để xếp hạng các quốc gia

English: Debate education efficiency, but don’t rank countries on it

Gần đây trên thế giới có một sự bùng nổ việc quan tâm đến tính hiệu quả của hệ thống giáo dục, phần lớn từ những nghiên cứu quốc tế so sánh về trình độ của của rất nhiều khảo sát từ học sinh ở nhiều nước khác nhau.

Những so sánh được thực hiện qua các nghiên cứu này như chương trình đánh giá học sinh sinh viên quốc tế (PISA) của tổ chức Hợp tác  và Phát triển Kinh tế hay qua những bài kiểm tra quốc tế về trình độ toán học và đọc hiểu, đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc hoạch định chính sách giáo dục trên toàn thế giới.

Đương nhiên, việc những đứa trẻ làm toán tốt hay đọc giỏi như thế nào trong các bài kiểm tra không chỉ là khía cạnh quan trọng duy nhất của một  hệ thống giáo dục. Trong môi trường bị ràng buộc về tài nguyên, thì chi phí giáo dục hợp lý là điều không thể bỏ qua. Theo đó, một báo cáo mới được thực hiện, giải pháp cho giáo dục mang tên GEMS, một chi nhánh tư vấn ở Luân Đôn của công ty GEMS Education có trụ sở tại Dubai điều hành các trường học trên toàn thế giới, chắc chắn sẽ gây tranh cãi xung quanh tính hiệu quả của các hệ thống giáo dục. Tuy nhiên xếp hạng như vậy thực sự rất có vấn đề. Tiếp tục đọc “Tranh luận về hiệu quả hệ thống giáo dục, nhưng đừng dựa vào đó để xếp hạng các quốc gia”

Ngân hàng thế giới cảnh báo về “khủng hoảng giáo dục” toàn cầu

English: World Bank warns of ‘learning crisis’ in global education

Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2018 kêu gọi những giải pháp hữu hiệu, hành động rõ ràng.

Hàng triệu học sinh, sinh viên ở những nước có thu nhập thấp và trung bình phải đối mặt với nguy cơ bị tước đoạt các cơ hội hoặc chỉ nhận được mức lương thấp bởi ngay từ bậc tiểu học và trung học, trường lớp đã không dạy chúng thành công trong cuộc sống. Trong cảnh báo về khủng hoảng giáo dục toàn cầu, báo cáo cho rằng trường học mà không đi đôi với học tập và giáo dục thì không chỉ làm lãng phí cơ hội phát triển con người, mà còn là thiệt thòi lớn cho trẻ em và người trẻ nói chung toàn cầu.

Theo Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2018: “Hiện thực hóa lời hứa Giáo dục” nhận định, nếu không có học tập và giáo dục, giáo dục sẽ không thể thực hiện mục tiêu xóa nghèo, tạo ra cơ hội và sự phồn vinh cho tất cả mọi người. Ngay cả khi đã được đào tạo ở trường nhiều năm, hàng triệu đứa trẻ vẫn không thể đọc, viết hay làm những con toán đơn giản. Khủng hoảng giáo dục đang nới rộng khoảng cách xã hội thay vì thu hẹp lại.  Những trẻ em vốn chịu thiệt thòi vì nghèo đói, xung đột vũ trang, phân biệt giới tính hay khuyết tật cơ thể nay trở thành những người trưởng thành trẻ tuổi không có cả những kỹ năng sống cơ bản nhất.

“Cuộc khủng hoảng giáo dục này đồng thời cũng là cuộc khủng hoảng đạo đức và kinh tế” Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim nhấn mạnh. “Nếu đi đúng hướng, giáo dục tốt sẽ cho người trẻ một công việc tốt, thu nhập tốt hơn, sức khỏe tốt và một cuộc sống không còn nghèo khó.”
Với cộng đồng, giáo dục thúc đẩy sự đổi mới, củng cố tổ chức, và tăng liên kết xã hội. Nhưng tất cả lợi ích này có được nhờ việc học tập và giáo dục, và và trường học mà không có giáo dục chỉ làm ta bỏ lỡ những cơ hội. Hơn thế, đây là điều bất công tại các xã hội có khủng hoảng, trẻ em càng cần được hưởng nền giáo dục tốt để thành công trong cuộc sống sau này.
Tiếp tục đọc “Ngân hàng thế giới cảnh báo về “khủng hoảng giáo dục” toàn cầu”

Động cơ mập mờ khi đại công ty Việt Nam lấn sân kinh doanh giáo dục

English: Motives unclear in Vietnamese companies’ new gig as educators

Bên cạnh việc được hưởng ưu đãi thuế, liệu chính trị có phải là yếu tố thúc đẩy hàng loạt công ty đua nhau mở trường học?

Ảnh: Khoảng 13.000 học sinh đang theo học tại các trường do tập đoàn bất động sản khổng lồ Vingroup mở.

Có nhiều đồn đoán về mục tiêu thật sự của các công ty lớn Việt Nam đang lấn sân kinh doanh giáo dục. Các công ty này vốn không hoạt động trong các ngành liên quan đến đào tạo hay giáo dục, vì thế, nhiều người cho rằng động cơ của các công ty khi kinh doanh giáo dục phải chăng có liên quan đến chính trị?

Khoảng 1 tá tòa tháp trắng nằm trong tổ hợp nhà ở Vinhomes Times City ở trung tâm Hà Nội là nơi tập trung của một khu thương mại, một sân chơi lớn và thậm chí cả một bệnh viện, cũng như một trường học Vinschool trải dài trên khuôn viên 2 héc ta đã đi vào hoạt động từ năm 2013. Ba trường học của thương hiệu Vinschool tại Hà Nội đã đón 13.000 học sinh vào học từ cấp mầm non tới trung học phổ thông. Tập đoàn Vingroup sẽ mở một trường nữa ở Thành phố Hồ Chí Minh và cũng đang đề xuất mở một trường cao đẳng y khoa quanh Hà Nội.
Tiếp tục đọc “Động cơ mập mờ khi đại công ty Việt Nam lấn sân kinh doanh giáo dục”

Nuôi dưỡng tính tốt bụng và sự thấu cảm ở trẻ em

Beth là mục tiêu trêu chọc của vài đứa trẻ trong những tuần gần đây. Beth là một cô bé nhẹ nhàng, có phần đãng trí, tính cách dễ chịu, và cam chịu khi bị đối xử tệ. Một số học sinh lớp tám bạn của Beth đang dùng các trang mạng xã hội để trêu trọc cô ngốc nghếch và béo ú, chúng ném cục khan giấy bẩn lên đầu Beth mỗi khi đi ngang chỗ của em. Là người tư vấn tâm lý của Beth ở trường, tôi muốn giúp, nhưng Beth không bao giờ tố cáo những đứa bắt nạt mình. Beth sợ rằng nếu em làm vậy tình huống sẽ càng tồi tệ hơn, và em khẳng định là em vẫn ổn.

Cho tới khi Jenna, cô bạn cùng lớp với Beth, rất bức xúc với những hành vi bắt nạt, Jenna đã mang đến cho tôi một danh sách viết tay gồm tất cả các học sinh bắt nạt Beth để cầu cứu tôi ngăn chặn hành vi này. Jenna là một học sinh tự tin và được nhiều bạn biết đến, em biết không quá nhiều về Beth, nhưng cô không chịu được sự tàn nhẫn. Sự phẫn nộ của Jenna là đièu tích cực trong một tình huống xấu như vậy. Tôi chưa gặp trường hợp  nào như vậy, khi một học sinh cứ khăng khăng không chịu đứng ngoài cuộc làm ngơ. Tôi biết  rất khó để thay đổi hành vi của trẻ nhỏ, và những giải pháp nhanh chóng như giữ lại hay gọi điện thoại cho bố mẹ sẽ chỉ mang đến sự trợ giúp tạm thời cho Beth. Tiếp tục đọc “Nuôi dưỡng tính tốt bụng và sự thấu cảm ở trẻ em”

Chìa khóa đi vào hiện đại hóa

  • HỒNG LÊ THỌ (TOKYO),  NGUYỄN XUÂN XANH (ĐỨC)
  • 06.03.2008, 09:00

TTCT – Việt Nam cần khẩn trương học những tấm gương lịch sử sáng chói của Nhật Bản hay Đức, nếu thật sự muốn canh tân đất nước. Không có con đường nào khác hơn. Cần lập ngay những tổ nghiên cứu để học hỏi cụ thể và nghiêm túc từ hai quốc gia này, và thực hiện cho bằng được một công cuộc dạy nghề qui mô lịch sử cho đất nước. Đó sẽ là thế mạnh của quốc gia và niềm vinh hạnh cho đất nước này.

Chìa khóa đi vào hiện đại hóaPhóng toMinh Trị về Tokyo

Nhật Bản

Đến nay Nhật Bản đã trải qua hai lần cải cách giáo dục một cách qui mô, chịu ảnh hưởng rất lớn của Mỹ. Thời Minh Trị Duy Tân, với hai cố vấn nổi tiếng là các ông David Murray và Marion McCarrell Scott, và sau Thế chiến thứ hai với đoàn tham vấn về giáo dục của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tiếp tục đọc “Chìa khóa đi vào hiện đại hóa”

Đại chúng hay tinh hoa?

Nguyên Ngọc Thứ Năm,  26/1/2017, 12:51 (GMT+7)

Một trong những khó khăn có thật và lớn khiến những người đang chịu trách nhiệm về giáo dục rất đau đầu là phải giải quyết thế nào cho đúng mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng. Ảnh: Hải Nguyễn

(TBKTSG Xuân) – Mấy năm gần đây tôi thường theo dõi các cuộc thi tú tài ở Pháp, vì thích thú, và cũng có phần muốn từ đó thử nghĩ lại thêm về giáo dục ở ta. Hình như vừa qua ta chú ý nói nhiều đến đại học, hẳn vì ở đây dễ thấy rõ sự quá lạc hậu so với thế giới, cũng lại là nơi liên quan trực tiếp đến việc đào tạo nhân lực cho xã hội. Song cũng có thể vấn đề chính của giáo dục còn ở chỗ khác, ở phổ thông, nơi ít được dư luận quan tâm hơn. Có vấn đề ở phổ thông rồi, tất đại học không thể không có vấn đề.

Tiếp tục đọc “Đại chúng hay tinh hoa?”

Khoảng trời thung lũng

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 KHOẢNG TRỜI THUNG LŨNG
( Câu chuyện của cô thủ thư )

                                                                     Truyện ngắn

        Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn

1. Gorki

Những ai từng quen sống ở miền núi thường ít chú ý đến điều này: vào độ cuối thu, khi mà cây cối rùng mình chuẩn bị đón những đợt sương muối khốc liệt nhất sẽ đến, chính khi đó quang cảnh của xứ sở thung lũng có một vẻ đẹp u buồn đến lạ lùng. Con suối rộng mùa khô lặng lờ chảy qua những hòn đá gan gà. Tiếp tục đọc “Khoảng trời thung lũng”

Mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO

Moet – 19/08/2016

Học tập suốt đời không phải là một khái niệm mới. Trong thực tế, nó hiện hữu xuyên suốt quá trình tồn tại của loài người như một phần của tái sản xuất xã hội và ăn sâu bám rễ vào tất cả các nền văn hóa và văn minh.

Tiếp tục đọc “Mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO”

Sách giáo khoa lịch sử: hiện trạng và giải pháp

HTN – Bùi Thiết – 06/02/2015

(Góp bàn về sách giảng dạy lịch sử trong trường phổ thông)

Sách giảng dạy lịch sử cho học sinh phổ thông hiện nay, theo chỗ tôi biết gồm có hai loại: một là Truyện kể lịch sử dành cho cấp I, hai là Giáo khoa lịch sử dành cho cấp II và III. Trong phạm vi bài này, tôi sẽ không bàn về việc có nên hay không nên đối với hai loại sách trên, mà đi vào nội dung lịch sử mà cả hai loại sách đã thể hiện. Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa lịch sử: hiện trạng và giải pháp”

Bài học từ ngôi trường Chân Đất

cesti – Tất cả những gì người nghèo cần là một cơ hội, và họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn.

Ở Rajasthan, Ấn Độ có một ngôi trường được mệnh danh là “Đại học Chân Đất” (Barefoot College). Gọi là“Chân Đất” bởi ngôi trường do người sáng lập Bunker Roy xây dựng tại làng Tilonia năm 1972 chỉ dành riêng cho những người xuất thân từ miền quê nghèo tay bùn chân lấm.  Tiếp tục đọc “Bài học từ ngôi trường Chân Đất”

Compelling questions for young Vietnamese

1. On education

This was the note that I took in a class-discussion session (sinh hoạt lớp) in 10th grade at my high school. This was what my head teacher (giáo viên chủ nhiệm) talked about among many things he talked in the usual sessions. Back then, I had a habit of writing down things that were the most appealing to me during these sessions.

My head teacher was a gymnastic teacher (not a usual thing back then – being a gymnastic teacher and a head teacher of a leading class in a high school).

IMG_0271

Tiếp tục đọc “Compelling questions for young Vietnamese”