English – Curiosity: The Force Within a Hungry Mind
Kích thích sự tò mò của học sinh bằng cách khuyến khích các em câu hỏi có giá trị, tìm kiếm những khoảnh khắc có thể dạy-học được, xây dựng các bài học dựa trên môi trường thực tế và tư duy phê phán.
Điều gì làm cho trẻ muốn học? Theo nghiên cứu, đó là niềm vui thích của việc khám phá – nguồn năng lượng tiềm ẩn thúc đẩy học tập, tư duy phản biện và lý luận. Chúng tôi gọi đây là khả năng/năng lực tò mò, và chúng tôi nhận ra năng lực này ở trẻ em khi thấy chúng khám phá môi trường xung quanh, nghiền ngẫm sách và thông tin, đặt câu hỏi, khám phá các khái niệm, thao tác dữ liệu, tìm kiếm ý nghĩa, kết nối với con người và thiên nhiên, và tìm kiếm kinh nghiệm học tập mới.
Trái tim học tập suốt đời
Hầu hết các giáo viên hiểu rằng tính cách hiếu kì giúp ích rất nhiều cho việc học. Nhưng họ cũng biết rằng nhiều sinh viên có thể đạt được điểm cao mà không cần điều này- các em chỉ cần hiểu được hệ thống bài thi và làm bài tập về nhà đầy đủ. Những trẻ hiếu kì thường dành nhiều thời gian để đọc và học hỏi kiến thức bởi các em cảm nhận được khoảng cách giữa điều các em biết và muốn biết chứ các em không lấy động lực từ điểm số. Thực tế cho thấy, khi trẻ đang bị hấp dẫn bởi tính hiếu kì, các em thường quên đi các mục tiêu trước mắt vì tâm trí các em lúc đó còn bận học hỏi.
Nếu bạn còn hoài nghi về chuyện những trẻ hiếu kì sẽ có sự nghiệp và cuộc sống tốt đẹp hơn hay không thì câu trả lời là có, vì nhiều lý do. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự tò mò về tri thức có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc. Khi kết hợp với nhau, trí tò mò và sự làm việc chăm chỉ cũng cho thành công tương tương với trí thông minh. Một nghiên cứu khác cho thấy những người tò mò về một chủ đề nào đó sẽ lưu lại những gì họ học được trong khoảng thời gian dài hơn. Và thậm chí ấn tượng hơn nữa, các nghiên cứu đã kết hợp trí tò mò với một loạt các hành vi thích ứng quan trọng, bao gồm khả năng chống chịu mối lo lắng sự không chắc chắn, có cảm xúc tích cực, hài hước, vui tươi, tư duy mở rộng và thái độ không phê phán tiêu cực – tất cả những điều trên đều tác động đến sức khỏe lành mạnh của cả xã hội.
Sự tò mò là một trong tám mảnh ghép của mô hình la bàn lợi thế (The compass advantage) mô hình được tạo ra để thu hút các gia đình, trường học và cộng đồng theo nguyên tắc phát triển thanh niên tích cực. bởi đây là trọng tâm của việc học suốt đời. Sự ham hiểu biết không chỉ mang lại cho trẻ em một lợi thế trong trường, mà ngày nay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng đồng tình rằng đó cũng là trọng tâm của các tổ chức phát triển
Các nhà tâm lý học cho biết sự tò mò như một loại động lực, quyết định hạnh phúc, sự phát triển trí tuệ và lối sống khỏe mạnhs. Theo đó tính xã hội, khả năng phục hồi, tự nhận thức, tính toàn vẹn, tháo vát, sáng tạo và sự đồng cảm là tám năng lực có quan hệ liên kết với nhau. Giống như hầu hết các khả năng của con người, trí tò mò cũng có mặt tối. Sau tất cả, nó đã giết chết con mèo – After all, it did kill the cat! Tức là sự tò mò có thể dẫn đến những thử nghiệm vô bổ, không cần thiết, thậm chí nguy hiểm. Và nếu không có giáo viên và phụ huynh nuôi dưỡng đúng cách, sự tò mò không được kiểm soát có thể dẫn học sinh xuống các hố thỏ mà lãng phí thời gian, cản trở mục tiêu, hoặc gây hại cho sức khoẻ.
Lợi thế lớn lớn nhât của trí tò mò nằm ở sức thúc đẩy học tập, nghiên cứu lĩnh vực của cuộc sống và khiến công việc này trở nên có ý nghĩa với người học, chỉ cho họ biết đâu là kiến thức, kỹ năng, mối quan hệ và kinh nghiệm mà họ cần để sống một cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa. Trí tò mò là một trong 8 con đường đưa thành công đến mỗi học sinh.
10 cách để khuyến khích trí tò mò:
- Đánh giá cao và khen thưởng
Thông thường, trí tò mò đem lại điểm số hay kết quả tốt sẽ là phần thưởng hấp dẫn dành cho các em. Tuy nhiên quan trọng hơn khi sự ham hiểu biết được thể hiện qua hành động. Khi bạn khen ngợi học sinh bằng cách mô tả các vấn đề, khám phá, điều tra của các em góp phần vào việc học tập của họ hoặc trong lớp học, bạn hãy cho họ biết rằng họ có giá trị vì động cơ của họ, bất kể họ đạt được cấp nào.
Khen ngơi, khuyến khích các em mô tả về chính các vấn đề, khám phá, nghiên cứu của mình nghĩa là bạn đang hỗ trợ các em, đang hỗ trợ việc học của cả lớp; không màng tới điểm số, hãy để các em biết rằng các em được đánh giá cao cho những khám phá của mình.
- Dạy các em cách đặt câu hỏi chất lượng
Câu hỏi chất lượng là phương tiện quan trọng thúc đẩy tính trí tò mò. Google rất giỏi tìm kiếm câu trả lời nhưng lại không khuyến khích việc đặt câu hỏi. “Tại sao”, “nếu là” và “làm thế nào” là những câu hỏi hay. A more beautiful question của Warren Berger là cuốn sách xuất sắc để hiểu được nghệ thuật thẩm vấn.
- Chú ý khi học sinh thấy bối rối hoặc nhầm lẫn
Có “thời điểm có thể dạy được” mà sẽ khơi dậy mong muốn tìm kiếm câu trả lời? Làm thế nào bạn có thể mời được các em xem xét các vấn đề như là bí ẩn đang chờ giải quyết?
- Khuyến khích học sinh chỉnh sửa
Việc thay đổi, sang tạo có thể qua các trò chơi mang lại những cảm xúc, khái niệm, ý tưởng và nguyên liệu. Các em có thể tạo ra một bài luận, bài viết blog, bài thơ, thí nghiệm khoa học, dịch vụ hoặc sản phẩm mới từ khám phá của mình bằng cách nào? Mài bằng vật liệu, tư tưởng và cảm xúc thúc đẩy trí tò mò, dẫn đến những kết quả sáng tạo.
- Gieo tính tò mò ở xung quanh
Tạo cơ hội cho các em có tính hiếu kì cao cùng tham gia với những bạn ít tò mò hơn trong các dự án học tập nhóm. Trí tò mò có tính lan truyền trong các nhóm làm việc, cùng hướng tới một mục tiêu chung, giúp các em trao đổi ý và đưa ra các ý tưởng mới.
- Sử dụng những sự kiện đang diễn ra
Các báo cáo tin tức có thể giúp hướng các em đặt những câu hỏi có mục đích nhằm giúp phát hiện ra vấn đề xã hội ở tầng sâu. Theo nghiên cứu, “tại sao” là câu hỏi quan trọng giúp làm sáng tỏ vấn đề. Điều này thường dẫn đến lý do cơ bản giải thích tại sao mọi người không đồng ý về các giải pháp.
- Hãy dạy các em là những đứa trẻ biết hoài nghi
Thuật ngữ hoài nghi có nguồn gốc từ người Hy Lạp – skeptikos, có nghĩa là “hỏi” hoặc “nhìn quanh”. Một người hoài nghi yêu cầu đủ bằng chứng trước khi chấp nhận tuyên bố của ai đó là đúng. Anh ta sẵn sàng thách thức hiện trạng với những câu hỏi sâu sắc và cởi mở. Galileo là một người hay hoài nghi. Steve Jobs cũng vậy.
- Khám phá tính đa dạng các nền văn hoá và cộng đồng
Một nền văn hoá hoặc xã hội đặc sắc như thế nào so với một nền văn hoá khác? Khuyến khích các em nghiên cứu mối liên kết với những nền văn hóa khác nhau. Tại sao chúng liên quan đến những niềm tin hoặc giá trị nhất định trong cộng đồng ấy?
- Cách thức khuyến khích trí tò mò
Bạn có thể làm điều này trong các mối quan hệ tôn trọng của bạn với sinh viên bằng cách khám phá những mối quan tâm, mở rộng theo ý tưởng của họ, tham gia góp ý những khi cần thiết nhất.
- Khuyến khích trí tò mò ở nhà
Giúp cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của trí tò mò trong sự phát triển của con mình và gợi ý những cách để chúng có thể phát triển tính cách này ở nhà. Những người hỗ trợ có thể ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển trí tò mò và những khả năng thiết yếu khác.
Cảm ơn Ánh Quyên.
Những điều nêu trong bài rất đúng với mình và đặc biệt là khuyến khích từ gia đình và môi trường xung quanh
Từ hồi nhỏ, mình thích mấy thứ cây con, thiên nhiên, hay thu lượm sưu tầm xác côn trùng ong, bướm, các loại bọ cánh cứng ép khô. Mẹ mình biết vậy nên cứ thấy có con ong khô, hay con côn trùng nào trên đường mà chẳng may chết rồi thì sẽ nhặt về cho mình.
Nhiều bạn mình từ bé cũng biết mình thích sưu tầm sỏi đá ở biển nên đi đâu hay mang về cho mình
ThíchĐã thích bởi 3 người