40 năm VN dự Olympic Toán học: Vinh quang, bóng tối và ưu tư

THƯ HIÊN 26/6/2014 21:07 GMT+7

TTCTNăm 2014 đánh dấu chặng đường 40 năm Việt Nam tham dự Olympic toán học quốc tế (IMO). Đó là một hành trình dài có đủ cả men say chiến thắng và những bóng mờ buồn bã.

Đoàn học sinh thi Olympic toán quốc tế lần thứ 30 tại Đức năm 1989. Người đứng là Ngô Bảo Châu – Ảnh: Trịnh Liêm – TTXVN

Bên cạnh những tâm huyết, những nhìn nhận lại và cả những cảnh báo xác đáng, IMO Việt Nam liệu sẽ tìm được một tinh thần mới? Tiếp tục đọc “40 năm VN dự Olympic Toán học: Vinh quang, bóng tối và ưu tư”

Làm sáng tỏ những hiểu lầm về việc đọc và hội chứng khó đọc

English: Unraveling the Myths Around Reading and Dyslexia

Giáo viên đang tìm kiếm phương pháp đào tạo mới để hiểu về khoa học não bộ liên quan đến hội chứng khó đọc (dyslexia), một khuyết tật được cho là phổ biến nhất ở trẻ em.

>Trong 17 năm là giáo viên các môn xã hội ở trường trung học cơ sở tại Nashville, Tennessee, Su Williams hay gặp những học sinh có khó khăn trong việc đọc ở trình độ cơ bản, và những kiến thức mà cô học được trong trường sư phạm và kinh nghiệm giảng dạy trong gần 2 thập kỷ không giúp được gì cho cô.

Cô nói “Tôi học được từ những lớp học của tôi đó là những gì tôi đã được đào tạo – Toàn bộ Ngôn ngữ và phương pháp tập đọc cân bằng – không hề có tác dụng (với trẻ mắc chứng khó đọc). Điều đó đã thức tỉnh tôi”. Không có thời gian để dạy học sinh lớp năm cách đọc lưu loát  hoặc hiểu thấu đáo về cơ chế sinh học cách thức trẻ em học đọc, Williams tiếp tục tập trung vào môn học mà cô phải dạy trong 1 năm học, hy vọng việc đọc của bọn trẻ sẽ dần dần được cải thiện.

Tiếp tục đọc “Làm sáng tỏ những hiểu lầm về việc đọc và hội chứng khó đọc”

Thấu hiểu những khuyết tật vô hình của học sinh

English: Understanding Invisible Disabilities

Khuyết tật vô hình – Invisible disabilities, là một trong những điểm khó nhất cho những nhà giáo dục để nhận dạng bởi vì chúng chỉ là đúng vậy – vô hình. Học sinh có thể “ ẩn nấp trong tầm nhìn hiển hiện” hoặc cố ý hoặc vì các em không nhận thức được các em có một khuyết tật. Một vài học sinh cùng với cha mẹ các em sợ rằng các em sẽ không được nhận vào đại học hoặc các em sẽ mang một cái nhãn khuyết tật cho đến hết năm lớp 12. Khía cạnh im lặng của những khuyết tật vô hình cũng gây ra khó khăn cho giáo viên để tìm hiểu về những nhu cầu của học sinh trừ khi các khuyết tật được nói thẳng ra.

Khuyết tật vô hình là bất cứ khuyết tật nào mà không thể nhìn thấy được. Đó có thể là chứng rối loạn lo âu, trầm cảm làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của học sinh, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế – obsessive-compulsive disorder – hoặc một khuyết tật học tập không dễ tự nó thể hiện. Một vài sinh viên đại học chọn không chia sẻ khuyết tật của các em với giáo sư hoặc ở trường đại học vì các em có một trải nghiệm tồi tệ ở trường trung học.
Tiếp tục đọc “Thấu hiểu những khuyết tật vô hình của học sinh”

Chuyện ở ngôi trường chỉ dành cho học sinh hư tại Sài Gòn

VNM – 14:12 | 26/09/2016
Học sinh trong ngôi trường này đều là những thanh, thiếu niên đã từng một thời lầm lỡ, sa đà vào những tệ nạn xã hội nhưng sau đó đã được cảm hóa thành công.
chuyen o ngoi truong chi danh cho hoc sinh hu tai sai gon
Giờ học võ thuật của các em học sinh trường IVS

Những em học sinh nghiện game, hiếu động, bỏ nhà đi bụi…, khiến gia đình bất trị sẽ được mang và gửi tại trung tâm để nhờ các thầy cô ở đây đào tạo. Ở đây, nhiều em học sinh từ nơi “bóng tối cuộc đời” đã được các thầy cô đào tạo và cảm hóa nên người… Tiếp tục đọc “Chuyện ở ngôi trường chỉ dành cho học sinh hư tại Sài Gòn”

Tò mò: Lực đẩy bên trong một tâm trí khao khát học hỏi

 English – Curiosity: The Force Within a Hungry Mind

Kích thích sự tò mò của học sinh bằng cách khuyến khích các em câu hỏi có giá trị, tìm kiếm những khoảnh khắc có thể dạy-học được, xây dựng các bài học dựa trên môi trường thực tế và tư duy phê phán.

Điều gì làm cho trẻ  muốn học? Theo nghiên cứu, đó là niềm vui thích của việc khám phá – nguồn năng lượng tiềm ẩn thúc đẩy học tập, tư duy phản biện và lý luận. Chúng tôi gọi đây là khả năng/năng lực tò mò, và chúng tôi nhận ra năng lực này ở trẻ em khi thấy chúng khám phá môi trường xung quanh, nghiền ngẫm sách và thông tin, đặt câu hỏi, khám phá các khái niệm, thao tác dữ liệu, tìm kiếm ý nghĩa, kết nối với con người và thiên nhiên, và tìm kiếm kinh nghiệm học tập mới.

Tiếp tục đọc “Tò mò: Lực đẩy bên trong một tâm trí khao khát học hỏi”

Những học trò yếu kém muốn thầy cô và cha mẹ biết điều gì?

English:  What Failing Students Want Us to Remember

Nhìn học sinh hơn chỉ là điểm số
Em không phải điểm số của em
Em vẫn có thể có đóng góp đầy ý nghĩa
Em không phải là một sự thất vọng
Hãy để em là chính em
Đừng bỏ cuộc. Hãy tìm cách giúp em.

Bằng cách nhìn học sinh hơn chỉ là điểm số ở trường, chúng ta có thể giúp những đứa trẻ đạt được tiềm năng của các em.

Các trường học của chúng tôi ở Hoa Kỳ hoạt động chủ yếu như những trung tâm phân cấp thành tích: điểm số đạt được, học sinh được theo dõi bằng cách chia chúng vào các nhóm thành tích, theo đó phần thưởng được trao cho những học sinh thực thoả mãn được tiêu chuẩn. Nếu trẻ không đạt mức mong đợi (vì bất kỳ lý do nào), chúng thường bị gắn mác tiêu cực như ” không có khả năng đọc,” “yếu” hoặc ” kém ” Tiếp tục đọc “Những học trò yếu kém muốn thầy cô và cha mẹ biết điều gì?”

Ngân hàng thế giới cảnh báo về “khủng hoảng giáo dục” toàn cầu

English: World Bank warns of ‘learning crisis’ in global education

Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2018 kêu gọi những giải pháp hữu hiệu, hành động rõ ràng.

Hàng triệu học sinh, sinh viên ở những nước có thu nhập thấp và trung bình phải đối mặt với nguy cơ bị tước đoạt các cơ hội hoặc chỉ nhận được mức lương thấp bởi ngay từ bậc tiểu học và trung học, trường lớp đã không dạy chúng thành công trong cuộc sống. Trong cảnh báo về khủng hoảng giáo dục toàn cầu, báo cáo cho rằng trường học mà không đi đôi với học tập và giáo dục thì không chỉ làm lãng phí cơ hội phát triển con người, mà còn là thiệt thòi lớn cho trẻ em và người trẻ nói chung toàn cầu.

Theo Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2018: “Hiện thực hóa lời hứa Giáo dục” nhận định, nếu không có học tập và giáo dục, giáo dục sẽ không thể thực hiện mục tiêu xóa nghèo, tạo ra cơ hội và sự phồn vinh cho tất cả mọi người. Ngay cả khi đã được đào tạo ở trường nhiều năm, hàng triệu đứa trẻ vẫn không thể đọc, viết hay làm những con toán đơn giản. Khủng hoảng giáo dục đang nới rộng khoảng cách xã hội thay vì thu hẹp lại.  Những trẻ em vốn chịu thiệt thòi vì nghèo đói, xung đột vũ trang, phân biệt giới tính hay khuyết tật cơ thể nay trở thành những người trưởng thành trẻ tuổi không có cả những kỹ năng sống cơ bản nhất.

“Cuộc khủng hoảng giáo dục này đồng thời cũng là cuộc khủng hoảng đạo đức và kinh tế” Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim nhấn mạnh. “Nếu đi đúng hướng, giáo dục tốt sẽ cho người trẻ một công việc tốt, thu nhập tốt hơn, sức khỏe tốt và một cuộc sống không còn nghèo khó.”
Với cộng đồng, giáo dục thúc đẩy sự đổi mới, củng cố tổ chức, và tăng liên kết xã hội. Nhưng tất cả lợi ích này có được nhờ việc học tập và giáo dục, và và trường học mà không có giáo dục chỉ làm ta bỏ lỡ những cơ hội. Hơn thế, đây là điều bất công tại các xã hội có khủng hoảng, trẻ em càng cần được hưởng nền giáo dục tốt để thành công trong cuộc sống sau này.
Tiếp tục đọc “Ngân hàng thế giới cảnh báo về “khủng hoảng giáo dục” toàn cầu”

Vietnam’s first community-based education centre opens in Ha Giang

Last update 10:10 | 09/08/2017

The community-based education centre of Ha Giang city, the northernmost province of Ha Giang, made debut on August 8, becoming the first of its kind in Vietnam.

Vietnam’s first community-based education centre opens in Ha Giang, Vietnam education, Vietnam higher education, Vietnam vocational training, Vietnam students, Vietnam children, Vietnam education reform, vietnamnet bridge, english news, Vietnam news, news

Students in the northernmost province of Ha Giang

Director of the centre Hoang Dieu Thuy said it provides English language teaching, special education (for children with autism, intellectual disabilities, and reading disorder), mental health care and library services, meeting the public’s need for high-quality educational services.

Those activities are monitored and assessed and will be adjusted when necessary by 14 experts, most of whom are working abroad. Tiếp tục đọc “Vietnam’s first community-based education centre opens in Ha Giang”