Thấu hiểu những khuyết tật vô hình của học sinh

English: Understanding Invisible Disabilities

Khuyết tật vô hình – Invisible disabilities, là một trong những điểm khó nhất cho những nhà giáo dục để nhận dạng bởi vì chúng chỉ là đúng vậy – vô hình. Học sinh có thể “ ẩn nấp trong tầm nhìn hiển hiện” hoặc cố ý hoặc vì các em không nhận thức được các em có một khuyết tật. Một vài học sinh cùng với cha mẹ các em sợ rằng các em sẽ không được nhận vào đại học hoặc các em sẽ mang một cái nhãn khuyết tật cho đến hết năm lớp 12. Khía cạnh im lặng của những khuyết tật vô hình cũng gây ra khó khăn cho giáo viên để tìm hiểu về những nhu cầu của học sinh trừ khi các khuyết tật được nói thẳng ra.

Khuyết tật vô hình là bất cứ khuyết tật nào mà không thể nhìn thấy được. Đó có thể là chứng rối loạn lo âu, trầm cảm làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của học sinh, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế – obsessive-compulsive disorder – hoặc một khuyết tật học tập không dễ tự nó thể hiện. Một vài sinh viên đại học chọn không chia sẻ khuyết tật của các em với giáo sư hoặc ở trường đại học vì các em có một trải nghiệm tồi tệ ở trường trung học.

Một số khác, học sinh không biết rằng tình trạng của các em đủ điều kiện là một khuyết tật kể cả khi ở tuổi trưởng thành (phổ biến nhất với trầm cảm lâm sàng và chứng rối loạn lo âu). Những học sinh đang trải qua sự nghiệp học hành đối mặt một mình với bất cứ khuyết tật nào sẽ gặp bất lợi lớn.

Những giáo viên làm việc với học sinh có khuyết tật vô hình ở trường trung học được khuyên là cần nói chuyện với nhà tâm lý học hoặc nhà tư vấn giáo dục đặc biệt về cách phù hợp về đạo đức và hợp pháp để làm việc được với những học sinh như vậy. Nếu học sinh chưa được chẩn đoán nhưng được nghi ngờ có khuyết tật, bất cứ việc kiểm tra nào đều nên thông qua các kênh thích hợp. Trong quá khứ, những học sinh với khuyết tật vô hình bị nói rằng chúng chỉ đang “ bịa đặt” hoặc đó là “chỉ trong tâm trí của em”. Tình huống này đã ngăn cản rất nhiều học sinh có khuyết tật vô hình tiếp cận bên ngoài, đặc biệt khi các em tiếp nhân chẩn đoán của lúc gần với tuổi trưởng thành.

Nếu những nhà giáo dục cởi mở với ý tưởng rằng cái gọi là “chỉ trong tâm trí của em” thực sự có thật thì họ đã thành công trong việc thấu hiểu và giúp học sinh.

Hãy nhớ rằng bộ não của chúng ta là những tài xế còn cơ thể của chúng ta đơn giản là những chiếc xe tuân theo mệnh lệnh. Tất cả những thứ xảy ra trong bộ não đều là thật.

1. Liệu có chẩn đoán nào không?

Giáo viên của trẻ thiểu số (có khuyết tật vô hình) nên nói chuyện với nhà tâm lý học cũng như là phụ huynh của các em để xem xét đó có phải là bất kỳ khuyết tật nào đã được biết đến không.

Việc tham khảo qua các kênh thích hợp là rất quan trọng khi xử lý loại tình huống này. Luôn luôn nói chuyện với đại diện trường trước khi nói chuyện với phụ huynh. Hoàn toàn có thể có một chẩn đoán từ nhẹ đến trung bình về những điều mà cha mẹ các em có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc.

2. Tôn trọng sự riêng tư của học sinh

Giáo viên nên luôn luôn chú ý đến nhu cầu vốn có của sinh viên trẻ cần để hòa nhập.

Những người lớn thích thú với ý tưởng của việc là thứ đặc biệt, đặt ngoài qui chuẩn thông thường. Khi trưởng thành, chúng ta đón nhận sự khác biệt của chúng ta và xem hầu hết chúng như trung lập hoặc tích cực( tất nhiên là với vài ngoại lệ). Tuy nhiên, nếu nhìn lại chính cuốn kỷ yếu thời trung học của mình, chúng ta sẽ nhận thấy việc chúng ta mong muốn đến tuyệt vọng được giống như bạn bè cùng lứa.

Những học sinh có khuyết tật vô hình đã phải đối mặt với việc trở nên khác biệt ở mọi chỗ. Trong khi bạn cùng tuổi của các em tập trung vào ủng hộ cùng một kiểu tóc, những học sinh với các khuyết tật vô hình có thể dành cả ngày cố gắng giấu diếm sự thật rằng não của các em làm việc theo một cách khác. Bất cứ cuộc thảo luận nào liên quan đến khuyết tật của học sinh nên diễn ra ở chỗ xa khỏi bạn bè và bạn đồng lứa của các em. Trẻ vị thành niên thích có mặt trong cuộc trò chuyện của giáo viên (không phải là bất lịch sự nhưng bởi vì chúng đoán cuộc nói chuyện là về chúng). Sự lựa chọn của học sinh về quyền riêng tư là tối quan trọng(rất quan trọng).

3. Nhận biết biểu hiện định kỳ

Rất nhiều khuyết tật vô hình đến và đi theo làn sóng, nhưng chỉ một vài nhà giáo dục được đào tạo nhận thức về điều này.

Điều này đặc biệt chính xác với chứng rối loạn lo âu. Học sinh bị hoảng sợ tấn công có thể chỉ chịu đựng vào các thứ hai hoặc trong những tuần cuối cùng, hoặc khi bạn thân của các em vắng mặt. Những học sinh với hội chứng Tourette-rối loạn não bộ liên quan đến phát âm khó, có thể chỉ biểu hiện triệu chứng trong lớp học của một số giáo viên nhất định hoặc khi đang chịu đựng thêm nhiều áp lực. Rất cần thiết khi môi trường học tập cho phép (chứ không bắt buộc) trẻ em “hòa nhập” vào những ngày không có triệu chứng biểu hiện. Những giáo viên may mắn có ít hơn 15 học sinh trong lớp họ (hầu hết trong trường tư thục hoặc ở các vùng nông thôn) thường sẽ nhìn thấy biểu hiện lặp lại của học sinh của mình , trong khi các giáo viên có hơn 30 học sinh được khuyên sử dụng hỗ trợ của giáo viên trợ giảng, phòng giáo dục đặc biệt hoặc những nguồn tài nguyên phù hợn khác.

4. Tạo môi trường học tập

Một khi chẩn đoán xác định được ghi nhận, các nhà giáo dục có thể làm việc với nhà trường để giúp học sinh theo cách tốt nhất có thể. Những học sinh với khuyết tật vô hình thường bị khuyết tật trong học tập hoặc bị rối loạn lo âu cần được giải quyết trong lớp học.

Hy vọng rằng, học sinh sẽ có được một lộ trình giáo dục độc lập (có tên gọi khác nhau ở khu vực trường khác nhau) để sau đó giáo viên có thể làm theo kế hoạch và giúp học sinh trong suốt năm học.

Mặc dù những khuyết tật vô hình không dễ xác định, học sinh không được chẩn đoán có thể kết thúc là một học sinh loại C và không tiếp tục học đại học khi tiềm năng của các em có thể đạt được điểm số và một bằng đại học. Sự kiên nhẫn và thấu hiểu từ ngay cả chỉ một giáo viên tuyệt vời có thể làm nên thành công hay thất bại cho những học sinh này.

Dịch bởi Khánh Linh, ĐH Hà Nội

Advertisement

1 bình luận về “Thấu hiểu những khuyết tật vô hình của học sinh

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s