Thí sinh sốc nặng khi 25 điểm vẫn trượt đại học

laodong.vn

HUYÊN NGUYỄN  –  Thứ sáu, 17/09/2021 08:41 (GMT+7)

Hai ngày sau công bố điểm chuẩn, Hoàng Thu Giang (một nữ sinh tại Thái Bình) vẫn chưa thể vượt qua cú sốc “đầu đời” rằng mình đã trượt đại học dù em được 25 điểm và đăng ký 8 nguyện vọng.

Thí sinh sốc nặng khi 25 điểm vẫn trượt đại học
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Huyên Nguyễn

Điểm cao vẫn trượt đại học 

Nhận kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT, Hoàng Thu Giang khá vui mừng khi em được 25 điểm tổ hợp A00 (Toán, Lí, Hoá). Với mức điểm này, Giang tự tin đăng ký vào ngành Công nghệ thông tin và ngành Kinh tế. Em sắp xếp nguyện vọng ưu tiên hai nhóm ngành này có mức điểm tương đương điểm của mình năm trước, sau đó thêm nguyện vọng vào một số ngành “chống trượt” với mức điểm chuẩn năm ngoái thấp hơn điểm của Giang vài điểm.

“Sau khi nghiên cứu điểm chuẩn của năm 2020, em khá tự tin khi đăng ký nguyện vọng năm nay ở tổ hợp A00 vào các ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin. Thế nhưng sau khi xem điểm chuẩn năm 2020, em mới tá hỏa vì cả 8 nguyện vọng của em đều trượt hết. Ngay cả ngành “chống trượt” cũng tăng gần 3 điểm so với năm ngoái”, Giang chia sẻ.

Giang kể thêm: “Em không thể tin nổi vào mắt mình khi chỉ thiếu 0,25 điểm để đỗ nguyện vọng số 8, còn nguyện vọng số 7 vào Quản trị Kinh doanh của Học viện Chính sách và Phát triển cũng tăng 3 điểm nên em cũng thiếu 0,5 điểm”, Giang nói.

Tiếp tục đọc “Thí sinh sốc nặng khi 25 điểm vẫn trượt đại học”

International Day of Education – 24 January

UN.org

elementary school children operating computer

Children learn with tablets and computers in the Public Melen School of Yaoundé, the capital of Cameroon. The CONNECT MY SCHOOL initiative aims at building and expanding sustainable models for improved access to primary & secondary education through ICT.PHOTO:UNICEF/Frank Dejongh

The time has come to reignite our collective commitment to education.”UN Secretary-General António Guterres

Changing Course, Transforming Education

As it was detailed in UNESCO’s global Futures of Education report, transforming the future requires an urgent rebalancing or our relationships with each other, with nature as well as with technology that permeates our lives, bearing breakthrough opportunities while raising serious concerns for equity, inclusion and democratic participation.

This year’s International Day of Education will be a platform to showcase the most important transformations that have to be nurtured to realize everyone’s fundamental right to education and build a more sustainable, inclusive and peaceful futures. It will generate debate around how to strengthen education as a public endeavour and common good, how to steer the digital transformation, support teachers, safeguard the planet and unlock the potential in every person to contribute to collective well-being and our shared home.

Tiếp tục đọc “International Day of Education – 24 January”

Trường Thực nghiệm: Học không thi cử, không chấm điểm

 Thứ Hai, 14/05/2012 07:00:00 +07:00

(VTC News)- Vì sao “Công nghệ giáo dục” mặc dù ra đời đã 35 năm nay và người khen cũng nhiều mà người chê không phải là ít, bỗng nhiên sống dậy?

Một trong những sự kiện giáo dục “hót” nhất hiện nay là chuyện hàng trăm phụ huynh đã đạp đổ cổng sắt ùa vào trong sân trường PTCS Thực nghiệm (Hà Nội) để tranh suất mua hồ sơ thi vào lớp 1 cho con cháu.

Vì sao “Công nghệ giáo dục” (vẫn còn được gọi là thực nghiệm), mặc dù ra đời đã 35 năm nay và người khen cũng nhiều mà người chê không phải là ít, bỗng nhiên sống dậy? Để hiểu rõ hơn hiện tượng này chúng ta hãy cùng nghe cha đẻ của “Công nghệ giáo dục”- GS TS Hồ Ngọc Đại giãi bày.

GS Hồ Ngọc Đại – “cha đẻ” của mô hình thực nghiệm (Ảnh: Nguyễn Đình Toán) 

Tiếp tục đọc “Trường Thực nghiệm: Học không thi cử, không chấm điểm”

Giáo dục- thời khủng hoảng tận đáy?

GS Hồ Ngọc Đại nói về giáo dục| Tháng Hai 27, 2017

cgd.edu.vn – Tôi đã xin được ngồi nghe “ké” những buổi giảng của GS. Hồ Ngọc Đại cho các giáo viên cốt cán môn Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục.Vị giáo sư có tiếng ngang nghạnh, nhiều đời Bộ trưởng phải “gờm” vì cách làm giáo dục của ông quyết liệt đến không khoan nhượng, ông nói về giáo dục luôn thẳng thắn đến “nghịch nhĩ”.

Nhưng tôi thấy ông hết sức kiên nhẫn và đôn hậu khi truyền đạt (mà ông gọi là “chuyển giao công nghệ giáo dục”) cho những thầy cô tiểu học rụt rè đến từ các xã, bản vùng xa vùng sâu. Chính những thầy cô ấy nói với tôi rằng họ  vô cùng lạ lùng khi hàng năm, Thầy Đại có thể đi hết những điểm trường thâm sơn cùng cốc, ở tận đường cụt cuối cùng của đất nước –  chỉ để ngồi nghe bài giảng của mỗi giáo viên.Tôi mang điều này hỏi lại ông, Giáo sư Hồ Ngọc Đại trả lời như một lẽ tự nhiên: “Tôi không tin vào các báo cáo. Mục đích giáo dục của tôi là đến thẳng trẻ em, nhờ trung gian là cô giáo. Vì thế tôi phải đến tận nơi xem và điều chỉnh, để công nghệ giáo dục đến với mọi trẻ em không bị “tam sao thất bản”. Vì tình yêu vô hạn mà nhà giáo dục Hồ Ngọc Đại dành cho trẻ em, dân chúng đã thương mến gọi ông bằng một chức danh… hết đỗi xoàng xĩnh: Thầy giáo tiểu học Hồ Ngọc Đại.

Tiếp tục đọc “Giáo dục- thời khủng hoảng tận đáy?”

Thầy Nguyễn Xuân Khang: Tóm lại, hãy bỏ hết các cuộc thi đi

 19/01/2019 06:26 Thùy Linh

(GDVN) – “Nếu chúng ta muốn thay đổi căn bản, toàn diện giáo dục thì tôi chỉ muốn nói một câu là: Hãy bỏ Thông tư 21, tức là bỏ các cuộc thi đi”.

Thầy Nguyễn Xuân Khang không bất ngờ về câu chuyện “thi giáo viên giỏi” ở Hải Phòng, vì đó là chuyện thường ngày ở huyện, diễn ra nhiều năm nay ở nhiều địa phương trên cả nước (Ảnh minh họa đăng trên giaoduc.net.vn)

Câu chuyện mà phụ huynh phản ánh nhà trường chỉ chọn học sinh giỏi đến lớp, em nào yếu kém phải ở nhà để cô giáo thi dạy giỏi ở Hải Phòng một lần nữa khiến dư luận đặt câu hỏi về bệnh thành tích trong giáo dục. 

Tiếp tục đọc “Thầy Nguyễn Xuân Khang: Tóm lại, hãy bỏ hết các cuộc thi đi”

Đề nghị đổi mới hệ thống giáo dục đại học Việt Nam

ratruong

Đề nghị sau đây là một khung tư duy gồm những nguyên tắc chính để đổi mới hệ thống giáo dục Đại học VN. Mỗi nguyên tắc chính đều có nhiều chi tiết cần thực hành khi khai triển thành hành động cụ thể.

1. Cạnh tranh trong thị trường tự do: Khi có cạnh tranh tự do thì sản phẩm (giáo dục) tăng chất lượng và giá cả thấp xuống.

2. Đại học tự trị: Đại học là nơi dạy người ta suy nghĩ và sáng tạo, và nơi sản xuất chất xám cho đất nước. Đại học phải được tự trị, để có thể tự do dạy bất kì môn gì, dạy bất kì kiểu nào, nghiên cứu bất kì đề tài nào, tự do tuyển chọn và quản lý giáo chức và sinh viên, và độc lập tài chính, để tự do phát triển tri thức. Tiếp tục đọc “Đề nghị đổi mới hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”

Trường học sáng tạo: Cốt lõi của cách mạng cải cách giáo dục

Bài viết nhận định về cuốn sách Creative Schools: The Grassroots Revolution That’s Transforming Education của Ken Robinson Ken Robinson và Lou Aronica.

Một thập kỉ trước, bài chia sẻ trên cộng đồng Tedtalk “Trường học có giết chết sáng tạo?” của Ken Robinson – Giáo sư tại đại học Greg Chalfin bắc Colorado đã trở thành video được theo dõi nhiều nhất trong lịch sử của TEDtalk với hơn 37 triệu lượt xem.

Robinson đã chỉ ra rằng tất cả các hệ thống trường học trên khắp thế giới đều coi trọng một kiểu học giống nhau: Khi trẻ lớn lên, chúng ta bắt đầu dạy chúng dần dần từ thắt lưng trở lên. Và sau đó chúng ta tập trung vào đầu của trẻ. Và hơi thiên về một phía (Robinson, 2006). Trong các trường học sáng tạo: Cuộc cách mạng nền tảng trong cải cách giáo dục, Robinson đã tái hiện các chủ đề giáo dục mà ông đã đề cập trong bài phát biểu làm nên thương hiệu của mình: sự phát triển của sáng tạo, định nghĩa về trí thông minh và sự đa dạng về năng lực của con người mà giáo dục nên phát triển ở trẻ em. Tiếp tục đọc “Trường học sáng tạo: Cốt lõi của cách mạng cải cách giáo dục”

Hệ thống Giáo dục tại Việt Nam (P1)

English: EDUCATION IN VIETNAM

Bài báo này mô tả những xu hướng và phát triển hiện nay trong nền giáo dục ở Việt Nam, sự di chuyển của sinh viên và cung cấp một cái nhìn tổng quát về hệ thống giáo dục Việt Nam.

NỀN KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG

Việt Nam là một quốc gia bùng nổ chứng kiến những cải cách thị trường rộng lớn từ những năm 1980, khi chính phủ cộng sản chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế tư bản cởi mở hơn mà không mất đi kiểm soát về chính trị.

Ở Trung Quốc, thành công của chiến lược này đầy ấn tượng: Trong 30 năm qua, Việt Nam, đất nước với 92.7 triệu người ( 2016, số liệu Ngân hàng thế giới), đã chuyển từ một quốc gia nghèo khó, bị chiến tranh tàn phá thành một “con hổ con” công nghiệp mới với một trong những nền kinh tế sôi động nhất thế giới. Từ năm 1990 đến 2016, GDP của Việt Nam tăng trưởng 3.303%, tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam không được bảo đảm và vẫn sự phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm mức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, ổn định chính trị, phát triển cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa một hệ thống luật lệ khó thở tràn ngập tham nhũng. Tiếp tục đọc “Hệ thống Giáo dục tại Việt Nam (P1)”

Tám năm – một tư duy Giáo dục khác và vài khái niệm khác trong Dạy học

Nhóm Cánh Buồm

Ngày 26 tháng 11 năm 2009 Cánh Buồm ra mắt dè dặt, rụt rè, sơ sái nhân cuộc Hội thảo Hiểu Trẻ em–Dạy Trẻ em giới thiệu cuốn sách Hợp lưu các dòng Tâm lý học Giáo dục.

Quen gọi là “nhóm Cánh Buồm” nhưng nó không phải là một tổ chức – nó là một tư duy và là một cách tư duy khác về Giáo dục. Nếu nghĩ đến sinh lợi từ “tổ chức” Cánh Buồm sẽ sớm rời bỏ công việc.

Cánh Buồm cùng nhau làm cho một tư duy Giáo dục khác hiện rõ dần qua những bộ sách giáo khoa đủ sức tham gia vào việc tổ chức thực tiễn Giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của lý thuyết. Tiếp tục đọc “Tám năm – một tư duy Giáo dục khác và vài khái niệm khác trong Dạy học”

TS Bùi Trân Phượng: ‘Vì sao cứ nói học sử là để nuôi dưỡng lòng yêu nước?’

NDT –   23:13 | Thứ bảy, 16/04/2016

Cùng với những thông tin về việc học sinh không phân biệt được danh nhân trong nước được truyền thông phản ánh vừa qua, lại khiến nhiều người cám cảnh cho tình hình dạy và học môn lịch sử.  TS sử học Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen nhận định về vai trò của môn sử (nói chung) và những hệ luỵ của cách dạy và học sử như hiện nay. Trò chuyện với Người Đô Thị, TS Phượng mở đầu từ câu chuyện nhầm lẫn kiến thức, bà nói:

TS Bùi Trân Phượng

Tiếp tục đọc “TS Bùi Trân Phượng: ‘Vì sao cứ nói học sử là để nuôi dưỡng lòng yêu nước?’”

US Institutions find fertile ground in Vietnam’s expanding higher education market

Kết quả hình ảnh cho US flag

ejournalsMark A. Ashwill

Mark A. Ashwill is director of the Institute of International EducationVietnam. Address: Institute of International Education (IIE), C9-Giang Vo, Ba Dinh, Hanoi, Vietnam. E-mail: mashwill@iievn.org. The longer version of the article (and Web-based resources) can be obtained by contacting the author.

Unscrupulous companies often make unsubstantiated and sometimes false claims about their products and tend to prefer uninformed consumers. Conversely, reputable ones provide accurate information and call on their customers to educate themselves about what they are selling—even encouraging them to engage in comparison shopping. In fact, one wellknown US discount clothing company has adopted this concept as its slogan: “An Educated Consumer Is Our Best Customer.” Tiếp tục đọc “US Institutions find fertile ground in Vietnam’s expanding higher education market”

Education in Vietnam

A Surging Economy

Vietnam is a booming country that has seen sweeping market reforms since the 1980s, as the  Communist government has moved from a command-style economic system to a more open capitalist system without relinquishing political control. Tiếp tục đọc “Education in Vietnam”

Tò mò: Lực đẩy bên trong một tâm trí khao khát học hỏi

 English – Curiosity: The Force Within a Hungry Mind

Kích thích sự tò mò của học sinh bằng cách khuyến khích các em câu hỏi có giá trị, tìm kiếm những khoảnh khắc có thể dạy-học được, xây dựng các bài học dựa trên môi trường thực tế và tư duy phê phán.

Điều gì làm cho trẻ  muốn học? Theo nghiên cứu, đó là niềm vui thích của việc khám phá – nguồn năng lượng tiềm ẩn thúc đẩy học tập, tư duy phản biện và lý luận. Chúng tôi gọi đây là khả năng/năng lực tò mò, và chúng tôi nhận ra năng lực này ở trẻ em khi thấy chúng khám phá môi trường xung quanh, nghiền ngẫm sách và thông tin, đặt câu hỏi, khám phá các khái niệm, thao tác dữ liệu, tìm kiếm ý nghĩa, kết nối với con người và thiên nhiên, và tìm kiếm kinh nghiệm học tập mới.

Tiếp tục đọc “Tò mò: Lực đẩy bên trong một tâm trí khao khát học hỏi”

Giải phóng học sinh và giáo viên thoát khỏi bài tập về nhà

English: Freeing Students—and Teachers—From Homework

Một giáo viên lớp hai giải thích cách cô đã bỏ việc cho học sinh bài tập bắt buộc về nhà và kết quả đáng ngạc nhiên cô nhậnthấy từ việc đó.

Tôi đã ngừng giao bài tập về nhà cho học sinh lớp hai từ năm ngoái và có một điều đáng ngạc nhiên: các em bắt đầu làm việc nhiều hơn ở nhà. Nhóm các em học sinh 8 tuổi đầy cảm hứng đã sử dụng thời gian rảnh rỗi mới có được để khám phá những môn học và chủ đề chúng quan tâm. Thậm chí, các em còn hào hứng báo cáo những phát hiện của mình cho các bạn cùng lớp – cứ thế các bạn cùng lớp được truyền cảm hứng khám phá những lĩnh vực mình thích. Tôi ước tôi có thể nói rằng đây là một phần trong kế hoạch vĩ đại của tôi và rằng tôi làm việc đó rất tốt, nhưng học sinh của tôi là tác giả của tất cả công trạng này.

Dưới đây chỉ là một vài ví dụ về quá trình học tập chuyên sâu đã thực hiện tại nhà khi học sinh của tôi được trao tặng món quà thời gian:

Học sinh 1: Sau khi học về các mẫu thời tiết trong một bài giảng về khoa học của chúng tôi, em đã quyết định tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của Bão Sandy  tới cộng đồng địa phương. Em đã tạo ra một mô hình về hậu quả của bão xảy ra ở Belmar, New Jersey (bão Sandy là cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp nhất ở Đại Tây Dương năm 2012).
Tiếp tục đọc “Giải phóng học sinh và giáo viên thoát khỏi bài tập về nhà”

Những học trò yếu kém muốn thầy cô và cha mẹ biết điều gì?

English:  What Failing Students Want Us to Remember

Nhìn học sinh hơn chỉ là điểm số
Em không phải điểm số của em
Em vẫn có thể có đóng góp đầy ý nghĩa
Em không phải là một sự thất vọng
Hãy để em là chính em
Đừng bỏ cuộc. Hãy tìm cách giúp em.

Bằng cách nhìn học sinh hơn chỉ là điểm số ở trường, chúng ta có thể giúp những đứa trẻ đạt được tiềm năng của các em.

Các trường học của chúng tôi ở Hoa Kỳ hoạt động chủ yếu như những trung tâm phân cấp thành tích: điểm số đạt được, học sinh được theo dõi bằng cách chia chúng vào các nhóm thành tích, theo đó phần thưởng được trao cho những học sinh thực thoả mãn được tiêu chuẩn. Nếu trẻ không đạt mức mong đợi (vì bất kỳ lý do nào), chúng thường bị gắn mác tiêu cực như ” không có khả năng đọc,” “yếu” hoặc ” kém ” Tiếp tục đọc “Những học trò yếu kém muốn thầy cô và cha mẹ biết điều gì?”