Bài viết nhận định về cuốn sách Creative Schools: The Grassroots Revolution That’s Transforming Education của Ken Robinson Ken Robinson và Lou Aronica.
Một thập kỉ trước, bài chia sẻ trên cộng đồng Tedtalk “Trường học có giết chết sáng tạo?” của Ken Robinson – Giáo sư tại đại học Greg Chalfin bắc Colorado đã trở thành video được theo dõi nhiều nhất trong lịch sử của TEDtalk với hơn 37 triệu lượt xem.
Robinson đã chỉ ra rằng tất cả các hệ thống trường học trên khắp thế giới đều coi trọng một kiểu học giống nhau: Khi trẻ lớn lên, chúng ta bắt đầu dạy chúng dần dần từ thắt lưng trở lên. Và sau đó chúng ta tập trung vào đầu của trẻ. Và hơi thiên về một phía (Robinson, 2006). Trong các trường học sáng tạo: Cuộc cách mạng nền tảng trong cải cách giáo dục, Robinson đã tái hiện các chủ đề giáo dục mà ông đã đề cập trong bài phát biểu làm nên thương hiệu của mình: sự phát triển của sáng tạo, định nghĩa về trí thông minh và sự đa dạng về năng lực của con người mà giáo dục nên phát triển ở trẻ em.
Như Robinson đã phác thảo trong Chương 1: “Quay trở lại vấn đề cơ bản”( Back to Basics), phong trào tiêu chuẩn trong giáo dục đã lan rộng khắp thế giới bất chấp biên giới: Phong trào tiêu chuẩn hiện tại đã ảnh hưởng toàn cầu. Pasi Sahlberg, một nhà bình luận hàng đầu về các xu hướng quốc tế trong giáo dục, đã khéo léo gọi nó là Phong trào cải cách giáo dục toàn cầu, hay GERM. Việc các quốc gia đang hướng theo xu thế này chứng minh tiêu chuẩn hoá có vẻ lây lan rất rộng. Chính sách giáo dục quốc gia từng là mối quan tâm hàng đầu của quốc gia.
Ngày nay, các chính phủ, quốc gia đang nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống giáo dục của nhau một cách nghiêm túc như nghiên cứu chính sách quốc phòng của họ. (p. 6) Với toàn cầu hóa giáo dục như hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang “kiên quyết hướng tới giáo dục cộng đồng, chỉ cho trường học dạy cái gì, áp dụng các hệ thống kiểm tra nhằm buộc trường học phải chịu trách nhiệm và có các hình phạt nếu họ không thực hiện lớp học như đã quy định (trang 9). Niềm tin của Robinson đó là: để cải cách giáo dục tốt hơn chúng ta phải đi theo hướng hoàn toàn ngược lại, tránh xa việc chuẩn hóa chương trình học, giảng dạy và đánh giá. Trong suốt phần còn lại của cuốn sách, Robinson đã đan xen nhiều ví dụ cho thấy những ý kiến khác của nhiều nhà giáo dục, cho phép học sinh khai thác động lực nội tại của chính mình để nâng kết quả học tập và tôn vinh sự đa dạng của mỗi em. Như Robinson viết, “Mỗi người sinh ra đều hoàn toàn không giống nhau trong một hình hài tiêu chuẩn, khả năng và tính cách của họ cũng vậy.” (Trang 25).
Trong Chương 2, “Ẩn ý về sự thay đổi” (Changing Metaphors), để minh họa cho phong trào đi ra khỏi tiêu chuẩn hóa, Robinson đã đưa ra một phép ẩn dụ mà ông sử dụng trong bài phát biểu TED Talk năm 2010, “Thay đổi các hình mẫu giáo dục” một cách công nghiệp hóa. Robinson thử thách chúng ta có góc nhìn khác về giáo dục, hơn là “một quy trình máy móc không còn hoạt động và và không còn tốt như xưa nữa” (trang 38): “Thật dễ để đưa ra giả định sai lầm về làm sao có thể chỉnh sửa vấn đề; rằng nếu nó có thể được điều chỉnh và chuẩn hóa theo đúng cách nó sẽ hoạt động hiệu quả vĩnh viễn. Thực tế không như thế, bởi đây không phải là loại quy trình đúng (trang 38-39). Vì vậy, một quy trình giáo dục mới, hướng đến khai thác động lực nội tại và sự sáng tạo của người học là yêu cầu tiên quyết.
Bài nói chuyện, trường học có giết chết sáng tạo?
Phần lớn các Chương 2 và 3, “Thay đổi trường học”, được dành riêng để cung cấp các ví dụ về những nơi như vậy. Minddrive, một tổ chức phi lợi nhuận sinh ra từ Trung tâm Giáo dục DeLaSalle, Thành phố Kansas, mang đến cho học sinh cơ hội chế tạo ô tô và tìm hiểu về cơ học, công nghệ và làm việc theo nhóm trong quá trình học(trang 28). Trường tiểu học Grange ở miền trung nước Anh có dự án mang tên “Grangeton, một thị trấn trong trường học”, nơi mọi công việc đều được điều hành bởi học sinh (trang 39). Học tập tự định hướng của trường North Star dành cho thanh thiếu niên ở Hadley, Massachusets, cho phép học sinh chọn những gì các em muốn học dựa theo những gì các em thấy tò mò khám phá (trang 54-57). Những trường này và các trường khác – Trường học miễn phí Everton ở Liverpool, Anh (trang 81-82), Phòng 56 tại Trường tiểu học Hobart ở Los Angeles (trang 97-100), Trường Trung học Công nghệ cao ở San Diego (trang 128-130) , Trường trung học Matthew Moss ở Rochdale, Anh (trang 150-152), các trường học dân chủ trên toàn thế giới (trang 152-154) và Đại học Clark ở Worcester, Massachusets (trang 198-200) – là những ví dụ về những gì Ken Robinson tin là giáo dục đúng. Những ví dụ trong thế giới thực xen kẽ cuộc cách mạng mang tính nền tảng trong giáo dục mà Robinson hình dung, một lần nữa chứng minh những khía cạnh tích cực của việc ra khỏi tiêu chuẩn hóa giáo dục, hướng sang tầm nhìn bao gồm một phong trào cải cách tập trung vào chất lượng giảng dạy, vào một chương trình giảng dạy phong phú và cân bằng, kết hợp có các hệ thống thông tin, hệ thống đánh giá hỗ trợ (trang 24). Qua đây, những điểm chính của Robinson trong các chương sau của cuốn sách càng hiện lên một cách sống động.
Các chương 4 đến 10 xoay quanh cách Robinson hình dung công việc của năm nhân vật chính trong trường học: học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, gia đình và các nhà hoạch định chính sách. Vai trò của học sinh là gì? Một trong nhiều ví dụ đáng chú ý có trong Chương 4, có tên là “ Những Người học Bẩm sinh”. Qua đó, Robinson mô tả một loạt các sáng kiến và thí nghiệm mà các nhà giáo dục khác nhau sử dụng để chứng minh khả năng tuyệt vời mà trẻ em học được nếu được cung cấp các công cụ hiệu quả. (trang 75). Robinson lập luận rằng các phương pháp giáo dục truyền thống được xây dựng trong các trường học ví dụ như chia ngày học thành các khối thời gian và giáo viên là tâm điểm của lớp học đang làm cản trở khả năng tự học của các em. Robinson đã đề cập đến kết luận này trong cuốn sách trước đó của mình “Out of Our Minds” năm 2001, qua những bài trình bày trên diễn đàn TED Talks, cũng như trên nhiều diễn đàn khác. Ở đây cũng vậy, Robinson chứng minh một cách thuyết phục cho lý do tại sao học sinh cần có quyền được theo đuổi sở thích và thế mạnh của riêng mình (tr. 88-89), theo một thời khóa biểu linh hoạt và được vui chơi. Nhiều người có thể hỏi, thông qua tất cả các ví dụ này, Robinson định nghĩa thế nào là sáng tạo?: “Sáng tạo là một quá trình biến những ý tưởng độc đáo trở nên có giá trị” (trang 118). Trong cuộc thảo luận về vai trò của giáo viên, Robinson đã nói rằng những giáo viên tuyệt vời hiểu rằng họ cần phải thích nghi và cá nhân hóa hướng dẫn của mình cho mỗi học viên. Giáo viên có vai trò là người truyền cảm hứng cho niềm đam mê, sự tự tin và thúc đẩy sự sáng tạo trong mỗi học sinh của mình (trang 127).
Chương 6 và 7 sau đó Robinson xây dựng trên ý tưởngrằng nội dung [bài giảng] là thứ yếu. Mặc dù không tập trung vào bất kỳ đối tượng cụ thể nào, hai chương này đặt ra các câu hỏi nhận thức luận về “Những thứ đáng biết” (What’s Worth Knowing) (trang 128) và cách đánh giá kiến thức đó. Như Robinson đã phác thảo, chương trình giảng dạy tuân theo các nguyên tắc quan trọng của sự đa dạng, chiều sâu và tính năng động (trang 157). Khi các đánh giá, thu hẹp chương trình giảng dạy theo ba nguyên tắc này, theo quan điểm của Robinson, tiêu chuẩn hóa là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề nảy sinh đang xảy ra trong thời đại của chúng ta. Trong các chương cuối, Robinson nêu lên vai trò của hiệu trưởng, phụ huynh và các nhà hoạch định chính sách. Trong một loạt các ví dụ và nghiên cứu nhấn mạnh một điểm lớn hơn của việc xây dựng cộng đồng. Mỗi hiệu trưởng và các nhà hoạch định chính sách có trách nhiệm đưa một cộng đồng của mình cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung, dựa trên các bên liên quan khác nhau với một tầm nhìn chung vượt ra ngoài việc nâng điểm kiểm tra tiêu chuẩn. Phụ huynh có thể và nên là một phần của tầm nhìn đó, bổ sung những gì nhà trường đang cung cấp, nếu làm được vậy chúng ta, tất cả, cùng thắng (trang 213). Cuối cùng, Robinson nhấn mạnh điểm lớn hơn của mình trong Lời kết, một lời nhắc nhở cũng là kêu gọi: Giáo dục cá nhân hóa có thể mang tính cách mạng, nhưng cuộc cách mạng này không mới (tr. 254). Một cuộc cách mạng sẽ mất nhiều thời gian; tuy nhiên đây là điều chúng ta nên dành sự quan tâm.
Greg Chalfin là một nghiên cứu sinh tiến sĩ về giáo dục Ed.D. chương trình tại Đại học Bắc Colorado.
Đây là bài nhận định đăng trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục và Sáng tạo, số 1, tập 5, năm 2016 Journal of Educational Research and Innovation Spring 2016, Vol. 5, No. 1
Bản tiếng Anh https://pdfs.semanticscholar.org/36a7/7c393e600fdca5af8b510880ba97c3a53627.pdf
Mình cũng đã nói trong các bài trà đàm của mình, học rập khuôn thì chẳng học được gì. Mỗi người phải biết cách học cho chính mình, và dạy học trò thì cũng dạy mõi người một khác để trò có thể phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của trò.
Nhưng giáo dục theo mỗi cá nhân đòi hỏi mọi người – thầy cô, bố mẹ, hiểu trường, nhà làm chính sách – phải thông mình và làm việc chăm chỉ để theo dõi và hỗ trợ mỗi trò. Chẳng dễ.
Nhưng nếu có thầy cô quan tâm và nhà làm chính sách để thầy cô tự do dạy, được hai khâu này thì cũng đã giúp được các trò hơn 50% rồi.
ThíchThích