ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors
Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P1)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P2)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P3)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P4)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P5)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P6)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P7)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P8)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P9)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P10)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P11)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P12)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P13)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P14)
Đánh giá ảnh hưởng của Báo cáo UNESCO Delors 1996: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn
Những sức ép cần phải vượt qua
Để đạt được những mục tiêu nêu ở phần trước, chúng ta phải đối mặt hay tốt hơn hết là vượt qua những sức ép. Mặc dầu, những sức ép không phải là mới, những sức ép sẽ là trung tâm cho các vấn đề của thế kỷ 21, cụ thể là:
- Sức ép giữa toàn cầu và địa phương: chúng ta cần dần dần trở thành công dân toàn cầu mà không mất đi nguồn gốc của mình và trong khi tiếp tục đóng một vai trò tích cực trong đời sống của dân tộc mình và cộng đồng địa phương của mình.
- Sức ép giữa tính phổ quát và tính cá nhân: văn hóa đang dần được toàn cầu hóa, nhưng chỉ ở một bộ phận. Chúng ta không thể phớt lờ những hứa hẹn của sự toàn cầu hóa cũng như những rủi ro của toàn cầu hóa, ít nhất đó là nguy cơ quên đi tính cách độc đáo của mỗi con người cá nhân; toàn cầu hóa là để những con người cá nhân ấy lựa chọn tương lai của riêng họ và phát huy đầy đủ tiềm năng trong khi thận trọng hướng tới sự giàu có trong các truyền thống của họ và trong các nền văn hóa của riêng họ, những truyền thống và văn hóa mà nếu không cẩn trọng đủ, nền văn hóa có thể bị đe dọa bởi những sự phát triển mang tính nhất thời.
- Sức ép giữa truyền thống và hiện đại, là một phần của cùng một vấn đề: làm thế nào để có thể thích ứng với thay đổi mà không quay lưng lại với quá khứ, làm thế nào có thể đạt được tự do ý chí mà bổ sung với sự phát triển tự do của người khác, và làm thế nào tiến bộ khoa học có thể được đồng hóa? Đây là tinh thần mà trong đó thách thức của nền công nghệ thông tin mới phải đáp ứng được.
- Sức ép giữa những cân nhắc dài hạn và ngắn hạn: điều này luôn luôn tồn tại nhưng ngày nay sức ép này được nuôi dưỡng bởi ưu thế của tính phù du và tính tức thời. Trong một thế giới nơi mà một sự phong phú quá mức về thông tin và cảm xúc thoáng qua liên tục giữ sự chú ý vào những vấn đề trước mắt. Ý kiến của công chúng kêu gào yêu cầu các câu trả lời nhanh và các giải pháp sẵn sàng, trong khi rất nhiều vấn đề kêu gọi một sự kiên nhẫn, phối hợp, các chiến lược cải cách có thể thương thảo được. Đây chính xác là trường hợp mà các chính sách giáo dục cần được quan tâm.
- Sức ép giữa, một mặt là, sự cần thiết của cạnh tranh, và mặt khác là, mối quan tâm dành cho sự bình đẳng về cơ hội: đây là một vấn đề cổ điển. Vấn đề này đã phải đối mặt với cả những hoạch định chính sách kinh tế và xã hội và những hoạch định chính sách giáo dục từ đầu thế kỷ. Các giải pháp đôi khi được đề xuất nhưng chưa bao giờ vượt qua được thử thách về thời gian. Ngày nay, Ủy Ban mạo hiểm tuyên bố rằng áp lực của cạnh tranh đã khiến cho rất nhiều lãnh đạo lạc hướng và quên đi sứ mệnh của mình. Điều này cung cấp cơ hội cho mỗi người tận dụng lợi thế của mọi cơ hội. Điều này đã dẫn chúng ta, trong điều khoản tham chiếu của báo cáo, suy nghĩ lại và cập nhật các khái niệm về giáo dục suốt đời để tương thích ba lực lượng: sự cạnh tranh, là điều đem lại động cơ; sự hợp tác, là điều đem lại sức mạnh; và sự liên đới, là điều mang lại đoàn kết.
- Sức ép giữa việc mở rộng ngoạn mục của kiến thức và năng lực của con người để đồng hóa nó: Hội đồng đã không thể cưỡng lại sự cám dỗ để thêm một số đối tượng mới để nghiên cứu, như sự hiểu biết về bản thân, các cách thức để đảm bảo cơ thể lành mạnh cả về thể lực và tâm lý hay các cách thức cải thiện sự hiểu biết về môi trường tự nhiên để giữ gìn tốt hơn. Từ khi có sự tăng áp lực lên chương trình giảng dạy, bất kỳ chiến lược cải cách sáng suốt nào cũng phải liên quan đến việc lựa chọn. Đó là việc đảm bảo cung cấp những tính năng cần thiết của một nền giáo dục cơ bản dạy cho học sinh làm thế nào để cải thiện cuộc sống của mìnhthông qua kiến thức, thông qua thử nghiệm và thông qua sự phát triển văn hóa cá nhân của riêng họ được bảo toàn.
- Cuối cùng – một yếu tố luôn luôn tồn tại – là sức ép giữa tâm linh/tinh thần và vật chất: điều này thường không được nhận ra, thế giới có một niềm khát khao, thường không rõ ràng, cho một lý tưởng và cho các giá trị mà chúng ta sẽ gọi là ‘đạo đức’. Do đó nhiệm vụ cao cả của giáo dục là để khuyến khích mỗi và tất cả mọi người, hành động phù hợp với truyền thống và niềm tin của mình, đồng thời tôn trọng đầy đủ đối với tính đa dạng trong cộng đồng của mình – pluralism, để nâng tâm trí và tinh thần của mình lên mức phổ quát và, với một số biện pháp, để vượt qua chính mình. Không quá cường điều khi nói rằng sự sống còn của nhân loại phụ thuộc vào những giá trị này.
(còn tiếp)
“…Cuối cùng – một yếu tố luôn luôn tồn tại – là sức ép giữa tâm linh/tinh thần và vật chất: điều này thường không được nhận ra, thế giới có một niềm khát khao, thường không rõ ràng, cho một lý tưởng và cho các giá trị mà chúng ta sẽ gọi là ‘đạo đức’. Do đó nhiệm vụ cao cả của giáo dục là để khuyến khích mỗi và tất cả mọi người, hành động phù hợp với truyền thống và niềm tin của mình, đồng thời tôn trọng đầy đủ đối với tính đa dạng trong cộng đồng của mình – pluralism, để nâng tâm trí và tinh thần của mình lên mức phổ quát và, với một số biện pháp, để vượt qua chính mình. Không quá cường điều khi nói rằng sự sống còn của nhân loại phụ thuộc vào những giá trị này…”
Cám ơn Ngọc Nho và team dịch đã dịch loạt bài rất ý nghĩa này.
ThíchThích