Ngày đăng: Tháng Ba 20, 2016
Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc
Vương Trí Nhàn Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7-8 (114-115).2014
10:31′ SA – Thứ ba, 03/02/2015
Đối chiếu với những điều bọn tôi được dạy bảo từ nhà trường phổ thông và sau này từng coi là phương hướng suy nghĩ, với các tài liệu mới đọc được, càng thấy trong khi khác biệt với GDMN, thì GDMB cũng khác nhiều so với thế giới. Đủ hiểu tại sao sau khi đào tạo trong nước, ra tiếp xúc với xã hội hiện đại, cánh học sinh sinh viên miền Bắc bọn tôi thường ú ớ, lạc lõng, trong khi những người được GDMN đào tạo thì hội nhập rất tự nhiên và hiệu quả.
Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm. Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy. Tiếp tục đọc “Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc”
Học tiếng Anh tốt như người Philippines
VE –Gần 30% trẻ em Philippines chưa từng đến lớp hoặc tốt nghiệp tiểu học, nhưng nước này giỏi tiếng Anh thứ ba châu Á, hơn hẳn Việt Nam hay Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tất cả các tấm biển báo giao thông ở Philippines đều bằng tiếng Anh.
Trở về từ Philippines, nữ nhà báo Amy Chaves đã ấn tượng với trình độ tiếng Anh của dân chúng nơi đây và cho rằng các nước châu Á khác có thể học hỏi cách quốc gia này đã làm như thế nào:
Sếu đầu đỏ trở về Tràm Chim sau 18 năm lưu lạc
13/03/2016 09:38 GMT+7
TT – Đầu tháng 3-2016, sau khi xem lại các bức ảnh một gia đình sếu đầu đỏ vừa chụp được, ông Nguyễn Văn Hùng – giám đốc Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim, Đồng Tháp – bất ngờ phát hiện một con sếu vốn là “cư dân” của vườn 18 năm về trước.
Con sếu (bìa phải) trở về Vườn quốc gia Tràm Chim 18 năm sau khi được đeo vòng khuyên và máy định vị – Ảnh: Nguyễn Văn Hùng
Đó cũng chính là con sếu đầu đỏ mà vào ngày 14-3-1998, ông Hùng đã cùng các chuyên gia quốc tế và trong nước đã bắt, gắn máy định vị và đeo vòng số 150-0364 vào chân. Khi ấy con sếu này mới 3 tuổi. Tiếp tục đọc “Sếu đầu đỏ trở về Tràm Chim sau 18 năm lưu lạc”
Cơ hội và thách thức của thủy sản Việt Nam khi hội nhập
Thứ 4, 09/03/2016 | 16:02 GTM +07
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong gần 20 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu USD năm 1995 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm và đã đạt 7,8 tỷ USD năm 2014. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu.
Tiếp tục đọc “Cơ hội và thách thức của thủy sản Việt Nam khi hội nhập”