ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors
Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P1)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P2)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P3)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P4)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P5)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P6)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P7)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P8)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P9)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P10)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P11)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P12)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P13)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P14)
Đánh giá ảnh hưởng của Báo cáo UNESCO Delors 1996: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn
Những sức ép cần phải vượt qua
Để đạt được những mục tiêu nêu ở phần trước, chúng ta phải đối mặt hay tốt hơn hết là vượt qua những sức ép. Mặc dầu, những sức ép không phải là mới, những sức ép sẽ là trung tâm cho các vấn đề của thế kỷ 21, cụ thể là:
- Sức ép giữa toàn cầu và địa phương: chúng ta cần dần dần trở thành công dân toàn cầu mà không mất đi nguồn gốc của mình và trong khi tiếp tục đóng một vai trò tích cực trong đời sống của dân tộc mình và cộng đồng địa phương của mình.
- Sức ép giữa tính phổ quát và tính cá nhân: văn hóa đang dần được toàn cầu hóa, nhưng chỉ ở một bộ phận. Chúng ta không thể phớt lờ những hứa hẹn của sự toàn cầu hóa cũng như những rủi ro của toàn cầu hóa, ít nhất đó là nguy cơ quên đi tính cách độc đáo của mỗi con người cá nhân; toàn cầu hóa là để những con người cá nhân ấy lựa chọn tương lai của riêng họ và phát huy đầy đủ tiềm năng trong khi thận trọng hướng tới sự giàu có trong các truyền thống của họ và trong các nền văn hóa của riêng họ, những truyền thống và văn hóa mà nếu không cẩn trọng đủ, nền văn hóa có thể bị đe dọa bởi những sự phát triển mang tính nhất thời.