Cô giáo ‘nuôi’ tiếng Anh ở vùng biên

Vũ Thơ – 18/11/2021 11:22 GMT+7

TN20 năm gắn bó với các trường học vùng biên giới , cô giáo Bành Ngọc Thủy đã kiên trì dạy hàng nghìn học sinh dân tộc thiểu số biết tiếng Anh, có em trở thành học sinh giỏi quốc gia.

Giúp học sinh dân tộc đoạt giải quốc gia

Cô Bành Ngọc Thủy (40 tuổi, TT.Lộc Bình, H.Lộc Bình, Lạng Sơn) là giáo viên Trường THCS TT.Lộc Bình. Suốt 20 năm qua, cô đã kiên trì đến các trường vùng khó khăn của huyện biên giới này để dạy tiếng Anh cho học sinh, giúp các em theo kịp các bạn miền xuôi. Trong 5 năm học vừa qua, trong công tác ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn tiếng Anh, cô đã đóng góp cho ngành giáo dục địa phương với thành tích 43 học sinh đoạt giải cấp huyện, 18 em đoạt giải cấp tỉnh, 3 em đoạt giải quốc gia môn tiếng Anh trên internet – IOE gồm: Lương Ngọc Diệp (dân tộc Tày), Dương Tùng Sơn và Đàm Thị Anh Thư (dân tộc Nùng).

Cô Bành Ngọc Thủy trong một buổi dạy tiếng Anh cho học sinh
V.T

Tiếp tục đọc “Cô giáo ‘nuôi’ tiếng Anh ở vùng biên”

In Ho Chi Minh City, teachers use summer break to prepare Braille books for visually impaired students

TT – Wednesday, October 12, 2022, 12:29 GMT+7

In Ho Chi Minh City, teachers use summer break to prepare Braille books for visually impaired students
Teachers of Nguyen Dinh Chieu Special School for the Visually Impaired in Ho Chi Minh City have made Braille textbooks for their students during the last three months. Photo: Ngoc Phuong – Pho Huong / Tuoi Tre

Instead of having a normal summer break, teachers at Nguyen Dinh Chieu Special School for the Visually Impaired in Ho Chi Minh City used their free time to prepare Braille books for a new curriculum for blind students.

Tiếp tục đọc “In Ho Chi Minh City, teachers use summer break to prepare Braille books for visually impaired students”

Hơn 10 năm loanh quanh chống lạm thu tiền trường

VĨNH HÀ 25/10/2022 06:19 GMT+7

TTCTHơn 10 năm qua, cơ sở pháp lý duy nhất để triển khai hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, trong đó có vấn đề chống lạm thu tiền trường, là thông tư 55/2011/TT–BGDĐT – một văn bản mà nhiều hiệu trưởng coi như không tồn tại.

Hơn 10 năm loanh quanh chống lạm thu tiền trường - Ảnh 1.

Minh họa: Emiliano Ponzi/Washington Post

Lá bài “tự nguyện”

Vào thời điểm những năm 2010 – 2011, tình trạng lạm thu trong các nhà trường đã là vấn đề nhức nhối mỗi khi năm học mới bắt đầu. 

Tiếp tục đọc “Hơn 10 năm loanh quanh chống lạm thu tiền trường”

Ngành sư phạm phớt lờ quy luật cung – cầu ? 

SỸ PHU 21/08/2017 02:08 GMT+7

TTCT – Một dự báo đưa ra con số 70.000 giáo viên có thể bị dư thừa đến năm 2020. Cầu giảm làm giáo viên dư thừa. Thế nhưng ngành sư phạm có biết điều chỉnh để giảm cung không? Không hề.

 Chúng ta hãy thử dùng cách thu hẹp thế giới lại để dễ hình dung: Một thị trấn nhỏ có chừng ba chục bác sĩ và mỗi năm cần đào tạo thêm một bác sĩ để thay thế người về hưu. Bỗng dưng dân số thị trấn giảm mạnh vì nhiều người dọn đi nơi khác sinh sống, trong ba chục bác sĩ có cả chục người không có bệnh nhân.

Rồi trường đại học vùng đó thay vì đào tạo một bác sĩ lại ồ ạt tuyển sinh đào tạo chừng chục bác sĩ mỗi năm. Rất dễ hình dung trước đây trường thoải mái chọn em học sinh tốt nghiệp 30 điểm vào để đào tạo, nay hạ điểm chuẩn còn 10 điểm cũng không tìm đủ người chịu vào học.

Ai bỏ công học suốt chừng ấy năm nếu biết chắc ra trường họ sẽ không thể hành nghề bác sĩ vì thị trấn không có nhu cầu?

Tiếp tục đọc “Ngành sư phạm phớt lờ quy luật cung – cầu ? “

Những cuộc chia ly phía sau bục giảng

VNE – Trên con đường cõng chữ lên non, có thầy giáo xa vợ con 17 năm, cắm bản ở điểm trường ngã ba biên giới, có cô giáo phải sau 10 năm mới được ăn cơm chung với chồng, con cái chia đôi.

Đêm 28/11/2013, mưa lạnh lắc rắc rơi trên đất Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu, Sơn La. Trong căn phòng công vụ quây ván gỗ của mấy giáo viên trường tiểu học, vợ chồng cô Quàng Thị Sỏm nằm đợi gà gáy để đèo nhau vượt 30 km xuống huyện, nhập viện chờ sinh.

Nhưng cô bé trong bụng Sỏm không muốn theo kế hoạch bố mẹ. Nửa đêm, thai phụ thức giấc vì những cơn đau bụng. Sỏm lay chồng, thở nhọc: “Em sinh”.

Thầy Thiệu chưa kịp dụi mắt, hốt hoảng chạy sang đập cửa phòng vợ chồng đồng nghiệp, nhưng cả bốn người họ đều bối rối vì không ai biết đỡ đẻ, bệnh viện quá xa.

Tiếp tục đọc “Những cuộc chia ly phía sau bục giảng”

Giáo viên trồng rau cho bữa ăn bán trú

VNE – Thứ năm, 10/10/2019, 16:28 (GMT+7)

Hết giờ học, giáo viên Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập (Nam Trà My, Quảng Nam) lại cầm cuốc xới đất, xách nước tưới cho vườn rau.

Học sinh tốp thì nhổ cỏ, tốp hái những cây rau xanh tốt đưa vào nhà bếp nấu ăn. Thầy trò vừa làm, vừa nói chuyện rôm rả. Hoạt động này diễn ra hàng ngày ở ngôi trường miền núi, cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam hơn 100 km.

Vườn rau hơn 200 m2 được giáo viên trường tiểu học Trà Tập xây dựng. Ảnh: Trần Tú.
Cô và trò trường tiểu học Trà Tập chăm sóc giàn bí. Ảnh: Trần Tú.

Hiệu trưởng Lê Huy Phương kể, khu tập thể giáo viên mới được san lấp mặt bằng, chưa có kinh phí làm sân bê tông. Sân đất thường lầy lội khi mưa xuống nên nhà trường cải tạo thành vườn trồng rau. Cách này vừa không tốn tiền đổ bê tông, vừa đem lại nguồn rau sạch cho học sinh.

Tiếp tục đọc “Giáo viên trồng rau cho bữa ăn bán trú”

Thầy trò Pa Kô, Vân Kiều tự trồng rau nuôi gà, cơm bán trú ngon hơn cơm nhà

 27/07/2020 06:21 Tùng Dương

GDVNKhông những tự trồng rau xanh sạch, học sinh còn dùng tiền bán rau để mua gà, vịt giống…về chăn nuôi cải thiện vào bữa ăn của các em hàng ngày tại trường bán trú.

“Tôi thấy ở địa phương xung quanh khu vực trường học có tình trạng ô nhiễm môi trường do bã cà phê được các hộ dân ở đây đổ ra dọc hai bên đường sau khi xay thu hoạch, số lượng bã khá lớn nên gây mùi hôi thối và còn làm ô nhiễm nguồn nước.

Xuất phát từ suy nghĩ như vậy và thấy trong chương trình phổ thông có hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, nên tôi và một số giáo viên của trường đã hướng dẫn các em đưa ra hướng xử lý bã cà phê đó, biến chúng thành những giá thể có ích để trồng rau”, trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam, thầy Đinh Anh Công – Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Hướng Phùng, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cho biết.

Các em học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Hướng Phùng, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đang chăm sóc những giá thể trồng rau xanh. Ảnh: Thầy Công cung cấp.

Tiếp tục đọc “Thầy trò Pa Kô, Vân Kiều tự trồng rau nuôi gà, cơm bán trú ngon hơn cơm nhà”

Vì sao học sinh Việt Nam yếu tiếng Anh?

NGUYỄN VẠN PHÚ 4/12/2020 14:10 GMT+7

TTCTKhông có môn học nào gây ra sự phân biệt đối xử lớn đối với học sinh như môn ngoại ngữ. Không có môn học nào mà cha mẹ phải bỏ ra một khoản tiền lớn trong khoảng thời gian kéo dài có khi hơn chục năm cho con đi học ròng rã ở các trung tâm như môn tiếng Anh. Và kết quả là gì: trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam ngày càng giảm sút.

Trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam càng ngày càng giảm sút. Đó không phải là nhận định chủ quan của người viết bài này – đó là kết quả tổng hợp của tổ chức giáo dục EF dựa trên bài khảo sát tiếng Anh với hơn 2,2 triệu người từ 100 nước trên thế giới, trong đó năm 2020 Việt Nam xếp hạng 65 trong tổng số 100 nước tham gia.

Nói “ngày càng giảm sút” vì trong giai đoạn từ năm 2015 – 2018, Việt Nam còn được xếp vào loại trung bình về kỹ năng tiếng Anh mặc dù thứ hạng hàng năm tụt giảm đều. Qua đến năm 2019 bỗng tụt xuống loại kém, đứng thứ 52 trên 100 nước; năm nay tụt thêm 13 bậc xuống hạng 65 vẫn trên 100 nước.

Tiếp tục đọc “Vì sao học sinh Việt Nam yếu tiếng Anh?”

Thầy Nguyễn Xuân Khang: Tóm lại, hãy bỏ hết các cuộc thi đi

 19/01/2019 06:26 Thùy Linh

(GDVN) – “Nếu chúng ta muốn thay đổi căn bản, toàn diện giáo dục thì tôi chỉ muốn nói một câu là: Hãy bỏ Thông tư 21, tức là bỏ các cuộc thi đi”.

Thầy Nguyễn Xuân Khang không bất ngờ về câu chuyện “thi giáo viên giỏi” ở Hải Phòng, vì đó là chuyện thường ngày ở huyện, diễn ra nhiều năm nay ở nhiều địa phương trên cả nước (Ảnh minh họa đăng trên giaoduc.net.vn)

Câu chuyện mà phụ huynh phản ánh nhà trường chỉ chọn học sinh giỏi đến lớp, em nào yếu kém phải ở nhà để cô giáo thi dạy giỏi ở Hải Phòng một lần nữa khiến dư luận đặt câu hỏi về bệnh thành tích trong giáo dục. 

Tiếp tục đọc “Thầy Nguyễn Xuân Khang: Tóm lại, hãy bỏ hết các cuộc thi đi”

Hà Ánh Phượng: Cô giáo dân tộc Mường vào top 50 giáo viên toàn cầu 2020

vietnam.vnanet.vn – 23/04/2020 09:01 GMT+7

29 tuổi, hiện là giáo viên tiếng Anh của trường THPT Hương Cần (Thanh Sơn, Phú Thọ), cô giáo người dân tộc Mường Hà Ánh Phượng mới đây đã được Tổ chức giáo dục toàn cầu Varkey Foundation vinh danh vào “top 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu”. Đây là những ghi nhận của Tổ chức này với những đóng góp của cô Hà Ánh Phượng khi đã tạo nên những lớp học xuyên biên giới, mang lại lợi ích học tập cho học sinh nghèo tại 4 châu lục.

Cô Hà Ánh Phượng, giáo viên  trường THPT Hương Cần, Phú Thọ, người được Tổ chức giáo dục toàn cầu Varkey Foundation vinh danh vào “top 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu” bởi những đóng góp cho học sinh nghèo tại 4 châu lục. Ảnh: Khánh Long

Với quan điểm “bất cứ học sinh nào, ở bất kỳ đâu cũng có thể thừa hưởng một nền giáo dục tốt nhất”, cô giáo Hà Ánh Phượng đã tạo nên những lớp học xuyên biên giới cho học sinh nghèo ở cả 4 châu lục. Tiếp tục đọc “Hà Ánh Phượng: Cô giáo dân tộc Mường vào top 50 giáo viên toàn cầu 2020”

Học sinh bắt cá bống tặng cô giáo

VNE – Thứ ba, 19/11/2019, 17:29 (GMT+7)

KON TUM – Không có tiền mua quà, em A Chan, học sinh lớp 8 ở huyện Tu Mơ Rông, ra suối bắt cá bống đá mang tặng giáo viên chủ nhiệm nhân ngày 20/11.

“Đó là món quà đặc biệt nhất trong 10 năm công tác tại trường”, cô Đặng Thị Tuyết Thanh, 33 tuổi, giáo viên chủ nhiệm lớp 8A, trường THCS Đăk Rơ Ông xúc động, nói. Trân trọng món quà, cô cẩn thận bỏ vào tủ lạnh, không nỡ ăn.

Món quà học sinh tặng cô Thanh nhân dịp 20/11. Ảnh: Ngọc Oanh.

Số cá bống đá học sinh tặng cô Thanh nhân dịp 20/11. Ảnh: Ngọc Oanh.

Tiếp tục đọc “Học sinh bắt cá bống tặng cô giáo”

Xin hãy dành cho thầy Y Jút một vị trí xứng đáng

baodaklak – Cập nhật lúc 10:33, Chủ Nhật, 18/01/2015 (GMT+7)

Linh Nga Niê Kdăm

Trong hồi ký 50 năm theo Bác Hồ, cố bác sĩ Y Ngông Niê Kdăm có nhắc câu chuyện thầy Y Jút giải thích khi học sinh Trường Tiểu học Pháp – Đê ngày ấy hỏi về những người tù bị bắt làm Quốc lộ 14, rằng “đó là những người tù chính trị”.
Phần mộ của vợ chồng nhà giáo Y Jút nằm lọt giữa khu dân cư buôn Păn Lăm. Ảnh: Hoàng Gia
Phần mộ của vợ chồng nhà giáo Y Jút nằm lọt giữa khu dân cư buôn Păn Lăm. Ảnh: Hoàng Gia
Trong hồ sơ xin xây lại ngôi mộ của thầy Y Jút ở buôn Păn Lăm (phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột), nhà giáo – Tiến sĩ Phan Văn Bé, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Dak Nông, đã nói rất kỹ về ông:

Tiếp tục đọc “Xin hãy dành cho thầy Y Jút một vị trí xứng đáng”

Chăm lo cho mầm non vùng cao

14:23, 24/09/2019 [GMT+7]

(Báo Quảng Ngãi)- Chỉ cần nghe thông tin ở đâu có khả năng “xin được” là cô lại chủ động liên lạc, để xin hỗ trợ. Một lần chưa được thì xin nhiều lần. Chính sự chân thành của cô đã thuyết phục được nhiều nhà hảo tâm từ khắp mọi nơi. Nhờ vậy mà học sinh ở các điểm trường mầm non  vùng cao Tây Trà đã có được nơi học tập, vui chơi tốt hơn.

 Niềm vui của các cháu khi có trường mới với nhiều đồ chơi.
Niềm vui của các cháu khi có trường mới với nhiều đồ chơi.

Đó là tấm lòng của cô giáo Trần Thị Minh Hiền (1981), người đã dành cả tuổi thanh xuân để chăm lo cho những mầm non ở một trong những nơi còn nghèo nhất nước. Tiếp tục đọc “Chăm lo cho mầm non vùng cao”

English teacher makes dream come true

Update: March, 03/2019 – 09:00
Inspiring: Teacher Trần Thị Thúy (left) talks with one of her students during an English lesson. — Photo baohungyen.vn
Viet Nam News by Mai Khuyên

HƯNG YÊN — Teacher Trần Thị Thúy, 32, from Đức Hợp High School in the northern province of Hưng Yên remembered how her dream started, when she got hold of a bilingual magazine in 1999.

“That was really an unforgettable moment. A new world opened up and I was inspired, so I pledged to study English as a way to help myself realise my dream,” said Thúy. Tiếp tục đọc “English teacher makes dream come true”

Cô giáo ôm học sinh trước giờ vào lớp

Vnexpress – Thứ năm, 19/9/2019, 08:52 (GMT+7)

THỪA THIÊN – HUẾ Chiều thứ bảy, cô Lê Nguyễn Thanh Phương, 44 tuổi, giáo viên trường THCS Trần Cao Vân, mặc chiếc váy đen chấm bi đứng trước cửa lớp đợi học sinh.

Khi tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ vào lớp, 48 học sinh lớp 7/3 trường Trần Cao Vân (thành phố Huế) xếp hàng ngay ngắn trước cửa. Cô Thanh Phương nở nụ cười, dang tay ôm, hoặc chạm tay với từng em. Đáp lại, các em gửi lời chào yêu thương đến cô chủ nhiệm, nhiều em còn kết hình trái tim.

Cô giáo Thanh Phương gửi lời chào thân thiện đến học trò. Video: Trần Lan Phương

Tiếp tục đọc “Cô giáo ôm học sinh trước giờ vào lớp”