Trường Thực nghiệm: Học không thi cử, không chấm điểm

 Thứ Hai, 14/05/2012 07:00:00 +07:00

(VTC News)- Vì sao “Công nghệ giáo dục” mặc dù ra đời đã 35 năm nay và người khen cũng nhiều mà người chê không phải là ít, bỗng nhiên sống dậy?

Một trong những sự kiện giáo dục “hót” nhất hiện nay là chuyện hàng trăm phụ huynh đã đạp đổ cổng sắt ùa vào trong sân trường PTCS Thực nghiệm (Hà Nội) để tranh suất mua hồ sơ thi vào lớp 1 cho con cháu.

Vì sao “Công nghệ giáo dục” (vẫn còn được gọi là thực nghiệm), mặc dù ra đời đã 35 năm nay và người khen cũng nhiều mà người chê không phải là ít, bỗng nhiên sống dậy? Để hiểu rõ hơn hiện tượng này chúng ta hãy cùng nghe cha đẻ của “Công nghệ giáo dục”- GS TS Hồ Ngọc Đại giãi bày.

GS Hồ Ngọc Đại – “cha đẻ” của mô hình thực nghiệm (Ảnh: Nguyễn Đình Toán) 

Tiếp tục đọc “Trường Thực nghiệm: Học không thi cử, không chấm điểm”

Giáo dục- thời khủng hoảng tận đáy?

GS Hồ Ngọc Đại nói về giáo dục| Tháng Hai 27, 2017

cgd.edu.vn – Tôi đã xin được ngồi nghe “ké” những buổi giảng của GS. Hồ Ngọc Đại cho các giáo viên cốt cán môn Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục.Vị giáo sư có tiếng ngang nghạnh, nhiều đời Bộ trưởng phải “gờm” vì cách làm giáo dục của ông quyết liệt đến không khoan nhượng, ông nói về giáo dục luôn thẳng thắn đến “nghịch nhĩ”.

Nhưng tôi thấy ông hết sức kiên nhẫn và đôn hậu khi truyền đạt (mà ông gọi là “chuyển giao công nghệ giáo dục”) cho những thầy cô tiểu học rụt rè đến từ các xã, bản vùng xa vùng sâu. Chính những thầy cô ấy nói với tôi rằng họ  vô cùng lạ lùng khi hàng năm, Thầy Đại có thể đi hết những điểm trường thâm sơn cùng cốc, ở tận đường cụt cuối cùng của đất nước –  chỉ để ngồi nghe bài giảng của mỗi giáo viên.Tôi mang điều này hỏi lại ông, Giáo sư Hồ Ngọc Đại trả lời như một lẽ tự nhiên: “Tôi không tin vào các báo cáo. Mục đích giáo dục của tôi là đến thẳng trẻ em, nhờ trung gian là cô giáo. Vì thế tôi phải đến tận nơi xem và điều chỉnh, để công nghệ giáo dục đến với mọi trẻ em không bị “tam sao thất bản”. Vì tình yêu vô hạn mà nhà giáo dục Hồ Ngọc Đại dành cho trẻ em, dân chúng đã thương mến gọi ông bằng một chức danh… hết đỗi xoàng xĩnh: Thầy giáo tiểu học Hồ Ngọc Đại.

Tiếp tục đọc “Giáo dục- thời khủng hoảng tận đáy?”

Tám năm – một tư duy Giáo dục khác và vài khái niệm khác trong Dạy học

Nhóm Cánh Buồm

Ngày 26 tháng 11 năm 2009 Cánh Buồm ra mắt dè dặt, rụt rè, sơ sái nhân cuộc Hội thảo Hiểu Trẻ em–Dạy Trẻ em giới thiệu cuốn sách Hợp lưu các dòng Tâm lý học Giáo dục.

Quen gọi là “nhóm Cánh Buồm” nhưng nó không phải là một tổ chức – nó là một tư duy và là một cách tư duy khác về Giáo dục. Nếu nghĩ đến sinh lợi từ “tổ chức” Cánh Buồm sẽ sớm rời bỏ công việc.

Cánh Buồm cùng nhau làm cho một tư duy Giáo dục khác hiện rõ dần qua những bộ sách giáo khoa đủ sức tham gia vào việc tổ chức thực tiễn Giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của lý thuyết. Tiếp tục đọc “Tám năm – một tư duy Giáo dục khác và vài khái niệm khác trong Dạy học”

TS Bùi Trân Phượng: ‘Vì sao cứ nói học sử là để nuôi dưỡng lòng yêu nước?’

NDT –   23:13 | Thứ bảy, 16/04/2016

Cùng với những thông tin về việc học sinh không phân biệt được danh nhân trong nước được truyền thông phản ánh vừa qua, lại khiến nhiều người cám cảnh cho tình hình dạy và học môn lịch sử.  TS sử học Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen nhận định về vai trò của môn sử (nói chung) và những hệ luỵ của cách dạy và học sử như hiện nay. Trò chuyện với Người Đô Thị, TS Phượng mở đầu từ câu chuyện nhầm lẫn kiến thức, bà nói:

TS Bùi Trân Phượng

Tiếp tục đọc “TS Bùi Trân Phượng: ‘Vì sao cứ nói học sử là để nuôi dưỡng lòng yêu nước?’”

US Institutions find fertile ground in Vietnam’s expanding higher education market

Kết quả hình ảnh cho US flag

ejournalsMark A. Ashwill

Mark A. Ashwill is director of the Institute of International EducationVietnam. Address: Institute of International Education (IIE), C9-Giang Vo, Ba Dinh, Hanoi, Vietnam. E-mail: mashwill@iievn.org. The longer version of the article (and Web-based resources) can be obtained by contacting the author.

Unscrupulous companies often make unsubstantiated and sometimes false claims about their products and tend to prefer uninformed consumers. Conversely, reputable ones provide accurate information and call on their customers to educate themselves about what they are selling—even encouraging them to engage in comparison shopping. In fact, one wellknown US discount clothing company has adopted this concept as its slogan: “An Educated Consumer Is Our Best Customer.” Tiếp tục đọc “US Institutions find fertile ground in Vietnam’s expanding higher education market”

Education in Vietnam

A Surging Economy

Vietnam is a booming country that has seen sweeping market reforms since the 1980s, as the  Communist government has moved from a command-style economic system to a more open capitalist system without relinquishing political control. Tiếp tục đọc “Education in Vietnam”

Tò mò: Lực đẩy bên trong một tâm trí khao khát học hỏi

 English – Curiosity: The Force Within a Hungry Mind

Kích thích sự tò mò của học sinh bằng cách khuyến khích các em câu hỏi có giá trị, tìm kiếm những khoảnh khắc có thể dạy-học được, xây dựng các bài học dựa trên môi trường thực tế và tư duy phê phán.

Điều gì làm cho trẻ  muốn học? Theo nghiên cứu, đó là niềm vui thích của việc khám phá – nguồn năng lượng tiềm ẩn thúc đẩy học tập, tư duy phản biện và lý luận. Chúng tôi gọi đây là khả năng/năng lực tò mò, và chúng tôi nhận ra năng lực này ở trẻ em khi thấy chúng khám phá môi trường xung quanh, nghiền ngẫm sách và thông tin, đặt câu hỏi, khám phá các khái niệm, thao tác dữ liệu, tìm kiếm ý nghĩa, kết nối với con người và thiên nhiên, và tìm kiếm kinh nghiệm học tập mới.

Tiếp tục đọc “Tò mò: Lực đẩy bên trong một tâm trí khao khát học hỏi”

Chìa khóa đi vào hiện đại hóa

  • HỒNG LÊ THỌ (TOKYO),  NGUYỄN XUÂN XANH (ĐỨC)
  • 06.03.2008, 09:00

TTCT – Việt Nam cần khẩn trương học những tấm gương lịch sử sáng chói của Nhật Bản hay Đức, nếu thật sự muốn canh tân đất nước. Không có con đường nào khác hơn. Cần lập ngay những tổ nghiên cứu để học hỏi cụ thể và nghiêm túc từ hai quốc gia này, và thực hiện cho bằng được một công cuộc dạy nghề qui mô lịch sử cho đất nước. Đó sẽ là thế mạnh của quốc gia và niềm vinh hạnh cho đất nước này.

Chìa khóa đi vào hiện đại hóaPhóng toMinh Trị về Tokyo

Nhật Bản

Đến nay Nhật Bản đã trải qua hai lần cải cách giáo dục một cách qui mô, chịu ảnh hưởng rất lớn của Mỹ. Thời Minh Trị Duy Tân, với hai cố vấn nổi tiếng là các ông David Murray và Marion McCarrell Scott, và sau Thế chiến thứ hai với đoàn tham vấn về giáo dục của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tiếp tục đọc “Chìa khóa đi vào hiện đại hóa”

Dạy và học toán: phải thay đổi!

09/03/2017 09:13 GMT+7

TTO – “Phải thay đổi chương trình dạy toán. Đó là một cuộc cách mạng. Học sinh của chúng ta rất thông minh, nhưng bị kìm hãm khi phải học thêm quá nhiều những cái không cần thiết”.

Dạy và học toán: phải thay đổi!
Giờ học môn toán của học sinh lớp 12A10 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4, TP.HCM – Ảnh: Như Hùng

Đó là ý kiến của ông TRẦN PHƯƠNG – giáo viên dạy toán, phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam – trong cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ mới đây.“Học toán bậc phổ thông ở nước ta hiện nay nhiều kiến thức bị lãng phí: học rất công phu nhưng chỉ sử dụng vào các kỳ thi. Trong khi thế giới mênh mông, kiến thức vô tận, cần ưu tiên học những gì vừa phát triển tư duy vừa tiệm cận với cuộc sống sẽ thiết thực, hữu ích hơn…”. Tiếp tục đọc “Dạy và học toán: phải thay đổi!”

Trồng người – Số 40

583bd78f57ff8
Số 40 – February 2016

AND HUMANS CREATE GODS

COMMENTARY
December 8, 2006
© Vu-Duc Vuong

In this season of celebrating the birth of Jesus Christ, who counts upward of two billion followers around the world today, it may be sobering to look at religions from a more humanist perspective: it is humans who create gods out of the necessity to believe in something higher, more lasting and more powerful than their short lifespan.

Tiếp tục đọc “Trồng người – Số 40”

Có nên vận động chính sách?

PPWG – 25/08/2016

Câu hỏi “Có nên vận động chính sách?” đã được đưa ra để khơi mào cho cuộc thảo luận về căn nguyên tại sao các tổ chức xã hội dân sự hay các tổ chức phi chính phủ vận động chính sách. Quá trình vận động chính sách là quá trình trao đổi tri thức, huy động sự tham gia của cộng đồng và là sự va đập giữa các giá trị của các nhóm (lợi ích) khác nhau. Mỗi cuộc vận động là một sự chuyển động hướng đến sự tự do, bảo vệ lợi ích, hoặc góp phần xây dựng thể chế hay một cơ chế nào đó để bảo vệ quyền tự do của người dân.

Tọa đàm Có nên vận động chính sách
Tọa đàm Có nên vận động chính sách Tiếp tục đọc “Có nên vận động chính sách?”

Cần sớm chấm dứt tình trạng đơn ngữ ở Việt Nam

08/09/2016 02:33TS – Trần Trọng Dương*

Từ thế kỷ X đến năm 1945, Việt Nam luôn là lãnh thổ sử dụng song ngữ (Hán- Việt, với hai văn tự chữ Hán và chữ Nôm), có khi là tam ngữ (Hán, Việt, Pháp) trong thời Pháp thuộc. Theo TS Trần Trọng Dương, cần sớm chấm dứt tình trạng đơn ngữ hiện nay và giải pháp thỏa mãn tất cả các chiều kích và các khía cạnh về lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam là chính sách tam ngữ Việt – Anh – Hán.

Văn bản về “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” của Hồ Chủ tịch, vừa dùng tiếng Hán hiện đại vừa dùng tiếng Việt. Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: Đình Hưng.

Tiếp tục đọc “Cần sớm chấm dứt tình trạng đơn ngữ ở Việt Nam”

Sách giáo khoa lịch sử: hiện trạng và giải pháp

HTN – Bùi Thiết – 06/02/2015

(Góp bàn về sách giảng dạy lịch sử trong trường phổ thông)

Sách giảng dạy lịch sử cho học sinh phổ thông hiện nay, theo chỗ tôi biết gồm có hai loại: một là Truyện kể lịch sử dành cho cấp I, hai là Giáo khoa lịch sử dành cho cấp II và III. Trong phạm vi bài này, tôi sẽ không bàn về việc có nên hay không nên đối với hai loại sách trên, mà đi vào nội dung lịch sử mà cả hai loại sách đã thể hiện. Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa lịch sử: hiện trạng và giải pháp”

Làn sóng ngược: nhập khẩu thuyền viên

La Quang Trí, Giám đốc Công ty CP ShipOffer 

Thứ Ba,  27/9/2016, 10:40 (GMT+7)

Chưa coi trọng nghề đi biển, làm việc chưa nghiêm túc là lý do khiến thuyền viên Việt Nam không thể cạnh tranh với thuyền viên đến từ các nước khác. Ảnh: TL

(TBKTSG) – Trong khi thuyền viên Việt Nam vẫn còn đang bị trả lương thấp, bị nợ lương cả trong nước và ngoài nước phải kêu cứu khắp nơi thì thời gian gần đây, có một xu hướng mới, ngược với suy nghĩ của nhiều người, đó là có rất nhiều đơn xin việc của thuyền viên đến từ các nước Ấn Độ, Myanmar, Bangladesh, Indonesia, Philippines gửi đến các chủ tàu, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển ở Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Làn sóng ngược: nhập khẩu thuyền viên”

ĐH xuất sắc VN đang ở đâu? – 2 bài

  • ĐH xuất sắc VN đang ở đâu?
  • Mục tiêu quá cao so với thực tiễn

***

ĐH xuất sắc VN đang ở đâu?

Thanh Niên: Còn vài năm nữa là tới 2020 nhưng mơ ước có một ĐH đẳng cấp quốc tế vẫn mông lung khi mà ĐH Việt – Đức và ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội được thành lập nhằm đáp ứng mục tiêu này vẫn chưa bứt lên được, ngay cả khi so sánh với các trường ĐH trong nước, dẫn đến việc mới đây Chính phủ đã phải chuyển cơ quan chủ quản của 2 ĐH này.