Hơn 10 năm loanh quanh chống lạm thu tiền trường

VĨNH HÀ 25/10/2022 06:19 GMT+7

TTCTHơn 10 năm qua, cơ sở pháp lý duy nhất để triển khai hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, trong đó có vấn đề chống lạm thu tiền trường, là thông tư 55/2011/TT–BGDĐT – một văn bản mà nhiều hiệu trưởng coi như không tồn tại.

Hơn 10 năm loanh quanh chống lạm thu tiền trường - Ảnh 1.

Minh họa: Emiliano Ponzi/Washington Post

Lá bài “tự nguyện”

Vào thời điểm những năm 2010 – 2011, tình trạng lạm thu trong các nhà trường đã là vấn đề nhức nhối mỗi khi năm học mới bắt đầu. 

Tiếp tục đọc “Hơn 10 năm loanh quanh chống lạm thu tiền trường”

Học được điều gì từ những giáo viên dạy học sinh đặc biệt?

English: What I’ve Learned From Special Ed Teachers

Những giáo viên dạy học sinh đặc biệt (khuyết tật, chậm phát triển, rối loạn tâm lý…) có những thấu hiểu rất giá trị để chia sẻ với những đồng nghiệp của họ về nhẫn nại, cảm thông, cách làm việc với phụ huynh, và nhiều điều hơn nữa.

Những giáo viên dạy học sinh đặc biệt được mong đợi làm khá nhiều điều. đánh giá kĩ năng của học sinh, biết đâu là điều các em cần, sau đó mới xây dựng kế hoạch giảng dạy; tổ chức và đưa hoạt động phù hợp với khả năng của từng học sinh; dạy và chỉ dẫn học sinh theo lớp, nhóm, và từng em một; sau đó đề kế hoạch đào tạo cá nhân bằng ngôn ngữ dễ hiểu, thân thiện với cha mẹ. Tiếp tục đọc “Học được điều gì từ những giáo viên dạy học sinh đặc biệt?”

Tò mò: Lực đẩy bên trong một tâm trí khao khát học hỏi

 English – Curiosity: The Force Within a Hungry Mind

Kích thích sự tò mò của học sinh bằng cách khuyến khích các em câu hỏi có giá trị, tìm kiếm những khoảnh khắc có thể dạy-học được, xây dựng các bài học dựa trên môi trường thực tế và tư duy phê phán.

Điều gì làm cho trẻ  muốn học? Theo nghiên cứu, đó là niềm vui thích của việc khám phá – nguồn năng lượng tiềm ẩn thúc đẩy học tập, tư duy phản biện và lý luận. Chúng tôi gọi đây là khả năng/năng lực tò mò, và chúng tôi nhận ra năng lực này ở trẻ em khi thấy chúng khám phá môi trường xung quanh, nghiền ngẫm sách và thông tin, đặt câu hỏi, khám phá các khái niệm, thao tác dữ liệu, tìm kiếm ý nghĩa, kết nối với con người và thiên nhiên, và tìm kiếm kinh nghiệm học tập mới.

Tiếp tục đọc “Tò mò: Lực đẩy bên trong một tâm trí khao khát học hỏi”

Giải phóng học sinh và giáo viên thoát khỏi bài tập về nhà

English: Freeing Students—and Teachers—From Homework

Một giáo viên lớp hai giải thích cách cô đã bỏ việc cho học sinh bài tập bắt buộc về nhà và kết quả đáng ngạc nhiên cô nhậnthấy từ việc đó.

Tôi đã ngừng giao bài tập về nhà cho học sinh lớp hai từ năm ngoái và có một điều đáng ngạc nhiên: các em bắt đầu làm việc nhiều hơn ở nhà. Nhóm các em học sinh 8 tuổi đầy cảm hứng đã sử dụng thời gian rảnh rỗi mới có được để khám phá những môn học và chủ đề chúng quan tâm. Thậm chí, các em còn hào hứng báo cáo những phát hiện của mình cho các bạn cùng lớp – cứ thế các bạn cùng lớp được truyền cảm hứng khám phá những lĩnh vực mình thích. Tôi ước tôi có thể nói rằng đây là một phần trong kế hoạch vĩ đại của tôi và rằng tôi làm việc đó rất tốt, nhưng học sinh của tôi là tác giả của tất cả công trạng này.

Dưới đây chỉ là một vài ví dụ về quá trình học tập chuyên sâu đã thực hiện tại nhà khi học sinh của tôi được trao tặng món quà thời gian:

Học sinh 1: Sau khi học về các mẫu thời tiết trong một bài giảng về khoa học của chúng tôi, em đã quyết định tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của Bão Sandy  tới cộng đồng địa phương. Em đã tạo ra một mô hình về hậu quả của bão xảy ra ở Belmar, New Jersey (bão Sandy là cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp nhất ở Đại Tây Dương năm 2012).
Tiếp tục đọc “Giải phóng học sinh và giáo viên thoát khỏi bài tập về nhà”

Những học trò yếu kém muốn thầy cô và cha mẹ biết điều gì?

English:  What Failing Students Want Us to Remember

Nhìn học sinh hơn chỉ là điểm số
Em không phải điểm số của em
Em vẫn có thể có đóng góp đầy ý nghĩa
Em không phải là một sự thất vọng
Hãy để em là chính em
Đừng bỏ cuộc. Hãy tìm cách giúp em.

Bằng cách nhìn học sinh hơn chỉ là điểm số ở trường, chúng ta có thể giúp những đứa trẻ đạt được tiềm năng của các em.

Các trường học của chúng tôi ở Hoa Kỳ hoạt động chủ yếu như những trung tâm phân cấp thành tích: điểm số đạt được, học sinh được theo dõi bằng cách chia chúng vào các nhóm thành tích, theo đó phần thưởng được trao cho những học sinh thực thoả mãn được tiêu chuẩn. Nếu trẻ không đạt mức mong đợi (vì bất kỳ lý do nào), chúng thường bị gắn mác tiêu cực như ” không có khả năng đọc,” “yếu” hoặc ” kém ” Tiếp tục đọc “Những học trò yếu kém muốn thầy cô và cha mẹ biết điều gì?”

Động cơ mập mờ khi đại công ty Việt Nam lấn sân kinh doanh giáo dục

English: Motives unclear in Vietnamese companies’ new gig as educators

Bên cạnh việc được hưởng ưu đãi thuế, liệu chính trị có phải là yếu tố thúc đẩy hàng loạt công ty đua nhau mở trường học?

Ảnh: Khoảng 13.000 học sinh đang theo học tại các trường do tập đoàn bất động sản khổng lồ Vingroup mở.

Có nhiều đồn đoán về mục tiêu thật sự của các công ty lớn Việt Nam đang lấn sân kinh doanh giáo dục. Các công ty này vốn không hoạt động trong các ngành liên quan đến đào tạo hay giáo dục, vì thế, nhiều người cho rằng động cơ của các công ty khi kinh doanh giáo dục phải chăng có liên quan đến chính trị?

Khoảng 1 tá tòa tháp trắng nằm trong tổ hợp nhà ở Vinhomes Times City ở trung tâm Hà Nội là nơi tập trung của một khu thương mại, một sân chơi lớn và thậm chí cả một bệnh viện, cũng như một trường học Vinschool trải dài trên khuôn viên 2 héc ta đã đi vào hoạt động từ năm 2013. Ba trường học của thương hiệu Vinschool tại Hà Nội đã đón 13.000 học sinh vào học từ cấp mầm non tới trung học phổ thông. Tập đoàn Vingroup sẽ mở một trường nữa ở Thành phố Hồ Chí Minh và cũng đang đề xuất mở một trường cao đẳng y khoa quanh Hà Nội.
Tiếp tục đọc “Động cơ mập mờ khi đại công ty Việt Nam lấn sân kinh doanh giáo dục”

Học phí trả bằng gì?

  • SỸ PHU – 13.09.2016, 10:02

TTCT – Đằng sau cảm giác cay đắng khi đọc tin phụ huynh học sinh vùng ven biển miền Trung đang phải lo toan tiền học cho con là nhiều thắc mắc (“Phụ huynh vùng sự cố Formosa và nỗi lo tiền học cho con” – Tuổi Trẻ ngày 4-9-2016). 

Học phí trả bằng gì?
Bà ngoại em Nguyễn Văn Hải (học sinh Trường tiểu học Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang khám phá những món quà do nhóm Kira Kira tặng mùa tựu trường -Tự Trung

Tìm lời giải cho các thắc mắc này là việc cấp bách nhằm giúp giảm nhẹ gánh nặng cho các ngư dân vốn đang chịu nhiều thiệt hại. Tiếp tục đọc “Học phí trả bằng gì?”

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Chuyện “phong bì” cho thầy cô giáo là sự tha hóa của ngành giáo dục

MTG – 10:24 14-11-2014
Chuyen “Phong bi” cho thay co giao

“Số đông giáo viên đã quen, đã coi: Chuyện “Phong bì” cho thầy cô giáo là tất yếu bình thường. Riêng tôi, tôi coi nó là sự tha hóa biến chất của người làm thầy, là ung nhọt của ngành GD, của xã hội.” Đó là nhấn mạnh của người đương thời – thầy giáo Đỗ Việt Khoa (giáo viên Toán, Trường THPT Thường Tín – Hà Nội) về vấn nạn “phong bì” trong ngành giáo dục.

Với tư cách là một người thầy có nhiều năm gắn bó với bục giảng, ông nghĩ gì về “văn hóa phong bì” đang ngày càng trở nên thịnh hành trong ngành giáo dục như hiện nay? Tiếp tục đọc “Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Chuyện “phong bì” cho thầy cô giáo là sự tha hóa của ngành giáo dục”

Gập ghềnh học hòa nhập – 2 kỳ

11/08/2015 05:18

TN – Chủ trương tạo điều kiện cho người khuyết tật học hòa nhập với người không khuyết tật là mang tính nhân văn, nhưng việc nắm bắt và thực hiện chủ trương này vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập khiến không ít người học chịu áp lực và thiệt thòi.

Chuyên gia Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập TP.HCM tham gia đánh giá, chẩn đoán học sinh học hòa nhập

Chuyên gia Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập TP.HCM tham gia đánh giá, chẩn đoán học sinh học hòa nhập – Ảnh: Như Lịch

“Nếu tôi không can đảm…”

Theo Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật của Bộ GD-ĐT, tất cả các trường đều phải có trách nhiệm tiếp nhận người khuyết tật trên địa bàn và hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Theo đó, một trong những nhiệm vụ của các trường là “sắp xếp người khuyết tật vào các lớp học phù hợp và giáo dục học sinh lòng yêu thương, giúp đỡ người khuyết tật”… Tiếp tục đọc “Gập ghềnh học hòa nhập – 2 kỳ”