Ý kiến của Ines Kudo, Chuyên gia Giáo dục và Joan Hartley, chuyên gia Giáo dục cảm xúc xã hội
Các kỹ năng cảm xúc xã hội (SES) là thiết yếu cho một nền giáo dục toàn diện. Điều này làm tăng kết quả học tập và sức khoẻ toàn diện, và cần được giảng dạy một cách rõ ràng thông qua các chương trình giảng dạy được thiết kế tốt với các hoạt động có trình tự và tập trung
Cảm xúc là điều ở trong DNA của các trải nghiệm con người. Các mối quan hệ xã hội đóng một vai trò quan trọng trong để giúp chúng ta trở thành con người hoàn thiện. Sự kết nối là một nhu cầu thiết yếu đối với loài người chúng ta. Vì vậy, chúng ta có xu hướng cho rằng nó đến một cách tự nhiên và do đó, không cần thiết phải giảng dạy trong trường học.
Chỉ mới gần đây, các nhà làm chính sách và các tổ chức mới đang tập trung và xác định cảm xúc và kỹ năng xã hội là điều cần thiết cho một nền giáo dục toàn diện. Điều này chủ yếu dựa trên bằng chứng cho thấy các kỹ năng cảm xúc xã hội làm tăng kết quả học tập và sức khoẻ tinh thần và các nhà tuyển dụng tìm kiếm những kỹ năng đó và sẽ trả tiền cho chúng.
Cũng có đủ bằng chứng khoa học cho thấy rằng các kỹ năng cảm xúc xã hội (SES) có thể được dạy trong trường học thông qua sự kết hợp của các phương pháp. Bằng chứng này cho thấy rằng để có các kết quả tốt hơn, đặc biệt là với trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ về mặt cảm xúc, các kỹ năng này cần được giảng dạy một cách rõ ràng, thông qua các chương trình giảng dạy được thiết kế riêng biệt với các hoạt động có trình tự và tập trung. Dạy cái gì và dạy khối lượng bao nhiêu sẽ là khác nhau giữa các chương trình. Tập trung vào một vài kỹ năng đã được chứng minh có hiệu quả có thể tiết kiệm chi phí hơn và dễ thực hiện và đánh giá hơn là dạy một loạt kỹ năng rộng. Tuy nhiên, theo cách nhìn của chúng tôi, chính sự kết hợp của việc học tập toàn diện về cảm xúc – xã hội sẽ dẫn đến tăng hạnh phúc và học tập tốt hơn cho học sinh. Để minh họa điều này, chúng ta hãy lấy hai kỹ năng có thể được coi là hai mặt của đồng xu là “hòa hợp – tiến lên”: kiên định và thấu hiểu đồng cảm.
Grit (kiên định và đam mê cho các mục tiêu dài hạn)
Kiên định có thể giúp bạn tốt nghiệp trung học, vào một trường đại học tốt và kiếm sống tốt. Tuy nhiên, nhiều người có “kiên định” và thành công trong công việc, lại cảm thấy bất hạnh và cô đơn. Vì vậy, trong việc dạy tính độc lập kiên định cho trẻ sẽ chỉ có hiệu quả trên một số khía cạnh nhất định, thì việc dạy trẻ việc tự nhận thức, sẽ giúp trẻ nhận ra điều gì thực sự khiến chúng hạnh phúc. Nó cũng sẽ giúp trẻ nhận ra điểm mạnh và sở thích của chúng, để theo đuổi mục tiêu tốt nhất cho mình và để chúng biết khi nào là khôn ngoan để từ bỏ hoặc đi theo một con đường khác. Dạy trẻ hiểu về cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác sẽ giúp chúng theo đuổi mục tiêu của mình một cách ít ích kỷ, mà theo cách dựa vào sức mạnh tổng hợp với những người khác để cùng nhau phát triển trong khi tương tác với người khác bằng lòng tốt và sự tôn trọng. Điều này sẽ giúp trẻ xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực, có nghĩa là trẻ sẽ không đơn độc trong cuộc hành trình đầy thử thách và khi đạt được mục tiêu, trẻ sẽ có một người quan trọng mà chúng có thể chia sẻ niềm vui. Trong các xã hội tôn vinh giá trị tập thể, điều này thậm chí còn phù hợp cần thiết hơn nữa
Chúng ta cần dạy trẻ nhận thức và kiểm soát được những thôi thúc và cảm xúc của mình để chúng có thể tập trung vào cảm giác của người khác mà không gạt bỏ cảm xúc của chính mình hoặc để cảm xúc của mình thành một trở ngại.
Thấu hiểu và Đồng cảm (đặt mình vào vị trí của người khác)
Mặt khác, sự thấu hiểu và đồng cảm có thể khiến trẻ cảm thấy bị choáng ngợp bởi cảm xúc của người khác nếu chúng không biết cách quản lý cảm xúc của chính mình; hoặc cảm thấy tội lỗi hoặc cảm thấy bất lực vì không biết phải làm gì với những cảm xúc đó. Sự đồng cảm, thấu hiểu và yêu thươngchỉ có ý nghĩa khi trẻ biết, hiểu và tin tưởng bản thân, cũng như khi trẻ biết mình là ai, điểm chung của mình với người khác và điều gì khiến chúng khác biệt với người khác.
Chúng ta cần dạy trẻ nhận thức và quản lý được những thôi thúc và cảm xúc của mình để chúng có thể tập trung vào cảm giác của người khác mà không gạt bỏ cảm xúc của chính mình hoặc để cảm xúc của mình thành trở ngại. Chỉ khi đó, sự đồng cảm thấu hiểu và yêu thương mới xây dựng được sự kết nối thực sự. Việc giảng dạy sự đồng cảm thấu hiểu cũng có yêu cầu cần giúp học sinh hiểu và nhận thấy được sự phân biệt đối xử, chiếu cố hoặc áp bức – tồn tại một cách công khai rõ ràng hay ẩn dưới hình thức nào đó, ở mức vĩ mô hoặc vi mô– mà một số người hoặc nhóm khác phải trải qua hàng ngày vì lý do giới tính, tuổi tác, dân tộc, đức tin, điều kiện kinh tế xã hội, định hướng về tình dục, v.v … Đây là một thấu kính làm sắc bén sự thấu hiểu và cần được đào tạo lặp đi lặp lại vì nó có xu hướng bị xói mòn. Thấu hiểu đồng cảm là bước đầu tiên để dạy trẻ quan tâm đến những người cần sự giúp đỡ. Vì vậy, một loạt kỹ năng sẽ giúp trẻ có tư duy phân tích về những điều kiện gây ra sự bất công; tư duy sáng tạo về những gì chúng có thể làm, hôm nay hoặc trong tương lai, để thay đổi những điều kiện đó; lập một kế hoạch thực tế cung cấp thông tin về các lựa chọn của chúng và truyền cảm hứng cho hành trình cá nhân của mình, ngắn hạn và dài hạn; và theo đuổi những mục tiêu đó với quyết tâm và có chủ đích.
Sau khi nói tất cả những điều trên , chúng tôi muốn đưa ra hai suy nghĩ về cách chúng tôi nghĩ rằng giáo dục cảm xúc xã hội và đặc biệt là giáo dục về sự thấu hiểu đồng cảm và yêu thương, phải được đưa vào giảng dạy trong thực tế.
1. Thái độ quan tâm và tôn trọng như là “không khí chúng ta hít thở”
Nghiên cứu cho thấy rằng ngoài việc hướng dẫn về kỹ năng cảm xúc xã hội rõ ràng, việc giáo dục theo cảm xúc xã hội cũng phải được tích hợp vào các môn học thông thường, thực hành giảng dạy của giáo viên và các tổ chức trường học, môi trường và các chuẩn mực. Ngày càng có nhiều trải nghiệm học tập tốt hơn trong môi trường trường học tích cực. Giáo viên và lãnh đạo nhà trường phải điều chỉnh các thực hành, hoạt động, sự tương tác và phương pháp kỷ luật của nhà trường, sao cho sự quan tâm và tôn trọng được thiết lập như “không khí chúng ta hít thở” trong lớp học và trường học. Nhưng bằng cách nào? Nhận thức và tôn trọng cảm xúc, nhận ra lỗi lầm của mình và lấy kinh nghiệm đó để học hỏi, đối xử tốt với trẻ em cũng như người lớn, tích cực lắng nghe học sinh, thể hiện sự trân trọng, nuôi dưỡng tính độc đáo, nhận ra điểm mạnh của học sinh và từ đó xây dựng kinh nghiệm học tập cho học sinh. Cần phải thực hành, tự phản ánh lại chính mình và phản hồi liên tục: các trường học cần phải đo “chất lượng không khí” thường trực.
2. Đối tượng của giáo dục là một đứa trẻ, không phải là dạy kỹ năng
Tương tự như “đối tượng điều trị là người bệnh, không phải là căn tật”, điều này có nghĩa là trẻ em phải được xem là những cá nhân có trí tuệ, có quyền có ý kiến, cảm xúc, mối quan tâm và sở thích riêng; và không phải là một đối tượng “đann trở thành người lớn”, “đang hoàn thiện”, dự án của những người lao động tương lai, những công dân tương lai, hoặc những bậc cha mẹ tương lai. Sau đó, điều quan trọng sẽ là cách trẻ em nhìn nhận và có kinh nghiệm đủ về việc học của chính mình, với trải nghiệm đó giúp định hình và thúc đẩy quá trình giáo dục để cung cấp cho trẻ em những cơ hội học tập đáp ứng nhu cầu cho tuổi thơ của chúng. Những trải nghiệm khơi dậy trí tò mò tự nhiên của trẻ, truyền cảm hứng cho những nỗ lực của trẻ, nắm được sự tập trung của chúng, mang lại cho chúng niềm vui được làm chủ, tạo cho chúng có mục đích, tạo sự tự tin của chúng, thúc đẩy trẻ biết cộng tác, kết nối với những người khác và với thế giới. Mục đích cuối cùng để trẻ em hạnh phúc hơn, tử tế hơn, khỏe mạnh hơn. Điều này không có nghĩa là trẻ trở thành là ai trong tương lai không quan trọng. Một đứa trẻ được đối xử nhân ái, sẽ trở thành một người lớn nhân ái. Đó là hệ quả tự nhiên, nhưng khi nó trở thành mục tiêu, trọng tâm không còn là đứa trẻ, một con người trước mặt bạn, mà là các kỹ năng và một người lớn trong tương lai. Đó là việc dạy trẻ em với thấu hiểu đồng cảm và đó là con đường có sức mạnh nhất để xây dựng ý thức về giá trị, sự thuộc về và mục đích sống của trẻ em.
Tác giá:
Ines Kudo là Chuyên gia Giáo dục Cấp cao tại Ngân hàng Thế giới, có trụ sở tại Peru. Với bằng Thạc sĩ về Chính sách Giáo dục Quốc tế tại Đại học Harvard, bà gia nhập Ngân hang Thế giới năm 2002 tại Washington DC, để làm việc về tài chính và quản trị giáo dục phi tập trung ở Đông Á và Mỹ Latinh, giáo dục trung học và cung cấp dịch vụ xã hội ở các quốc gia có xung đột. Dẫn dắt chương trình Giáo dục của Ngân hàng tại Peru từ năm 2008, bà Kudo đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Giáo dục, Bộ Tài chính và các chính phủ khu vực, Hội đồng Giáo dục Quốc gia và Hệ thống Quốc gia về Đánh giá, Công nhận và Chứng nhận Chất lượng Giáo dục (SINEACE). Là một nhà tâm lý học được đào tạo, cô Kudo là một trong những chuyên gia của Ngân hàng Thế giới về giáo dục cảm xúc xã hội và môi trường học đường.
Joan Hartley có bằng Cử nhân Tâm lý học Lâm sàng của Đại học Pontificia Católica del Perú (PUCP) và bằng Thạc sỹ khoa học tự nhiên trong Tâm lý học Phát triển Phân tâm học của Đại học College London và Trung tâm Anna Freud. Cô Hartley là một chuyên gia về phát triển trẻ em và thanh thiếu niên và trong Giáo dục cảm xúc (SEL) và có 18 năm kinh nghiệm với là giáo viên và huấn luyện viên trong một số cơ sở giáo dục. Ngoài ra, Hartley là chuyên gia tư vấn Quốc tế cho Ngân hàng Thế giới, đồng thời là cựu điều phối viên và huấn luyện viên hiện tại của Chương trình cảm xúc xã hội (SEL) “Paso a Paso” của Ngân hàng Thế giới.