Ác mộng buôn bán bào thai ở Chăm Puông – 4 bài

***

Ác mộng buôn bán bào thai ở Chăm Puông (Bài 1): “Vượt cạn” trong túp lều!

Lam Anh – Chiên Hoàng Thứ hai, ngày 15/03/2021 10:58 AM

Cái đói, cái nghèo song hành với sự thiếu hiểu biết của bà con miền sơn cước Chăm Puông (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) dẫn đến câu chuyện đau lòng: những người mẹ dắt díu nhau vào đường dây buôn bán bào thai.

LTS: Còn nhớ, năm 2018, một sê-ri các câu chuyện kinh hoàng tràn qua miền Tây xứ Nghệ – như trận động đất sóng thần có sức mạnh hủy diệt và làm nhức buốt lương tâm con người. Đó là phong trào bán bào thai sang bên kia biên giới.

Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An bấy giờ là Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu đã phải dâng kiến nghị lên các bộ, ngành, Quốc hội, rằng vi phạm tày trời này đang không “xử” được. Vì luật Việt Nam chưa có chế tài trong việc bán bào thai, trong khi các hành vi buôn người, buôn bán nội tạng đều đã có quy định khá chặt chẽ. Cơ quan Công an phải lập hồ sơ từng người đàn bà mang bầu, theo dõi thai kì và báo cáo chi tiết về việc sinh nở của họ.

Tiếp tục đọc “Ác mộng buôn bán bào thai ở Chăm Puông – 4 bài”

Từ xóm núi bước ra thế giới

Từ xóm núi bước ra thế giới

nhandan – Thứ Bảy, 09-09-2017, 04:49

Hơn mười năm trước, Lùng Tám là một cái tên xa lạ, hẻo lánh nơi xóm núi huyện Quản Bạ (Hà Giang). Nghề dệt lanh truyền thống ở đây cũng đang có nguy cơ mất hẳn. May thay, có người phụ nữ Mông tên Vàng Thị Mai, bằng tình yêu sắc màu thổ cẩm – giá trị văn hóa của dân tộc mình đã lặn lội, xoay sở để thương hiệu “Lanh Lùng Tám” hôm nay được vang xa.

Vực dậy nghề truyền thống

Đầu năm nay, bà Vàng Thị Mai, Nghệ nhân dân gian, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dệt lanh thôn Hợp Tiến (xã Lùng Tám) được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 50 gương mặt phụ nữ có ảnh hưởng nhất cả nước, bởi những đóng góp cho thương hiệu lanh quê nhà vươn ra thế giới.

Tiếp tục đọc “Từ xóm núi bước ra thế giới”

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng: Cơ hội và thách thức – 4 kỳ

***

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng: Cơ hội và thách thức

12:30, 19/04/2021

(Chinhphu.vn) – Từ sự thúc ép phải tồn tại và phát triển trong đại dịch COVID-19 và những chuyển biến mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang bước vào một giai đoạn then chốt với những cơ hội lớn và thách thức chưa có tiền lệ.

Theo các chuyên gia, chuyển đổi số ngân hàng liên quan tới một loạt các vấn đề công nghệ và đi cùng đó là các vấn đề pháp lý mới mẻ trong nhiều lĩnh vực

Tiếp tục đọc “Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng: Cơ hội và thách thức – 4 kỳ”

Digital Growth and Financial Inclusion in Southeast Asia

Digital Growth and Financial Inclusion in Southeast Asia | Center for  Strategic and International Studies

May 13, 2021 CSIS

By Karen Lee and Diego Lingad

On April 12, 2021, Grab announced that it would list on the NASDAQ stock market after a landmark merger, catapulting the Singapore-based tech company into the global spotlight. For Southeast Asian citizens, however, Grab is a household name. Beginning as a ride-hailing app in 2012, Grab’s services have expanded beyond transportation to include food delivery and digital payments. Although “superapps” (apps that offer multiple digital services on a single platform) in Southeast Asia have been lauded for their efforts to promote greater financial inclusion, their ability to scale sustainably is less certain. Risks include underprepared national cybersecurity frameworks and a persistent digital divide that has improved slightly during the Covid-19 pandemic. These risks offer an area for the United States government and development finance institutions to encourage the secure and sustainable growth of fintech in the region. 

Tiếp tục đọc “Digital Growth and Financial Inclusion in Southeast Asia”