“Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa” (phần 32)

Nguyễn Cung Thông [1]

Phần này bàn về cách dùng nên so với lên vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các âm này được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Ngoài ra, từ thời Việt Bồ La thì nước Việt đã mở rộng bờ cõi đến tận Cà Mau và khuếch đại các sự khác biệt trong ngôn ngữ như phương ngữ Nam bộ (tiếng Nam Kỳ) so với Bắc Bộ. Do đó các nhân tố địa-chính-trị đã đóng phần không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại, thí dụ như cách nói “nên mười tuổi“, cùng với khuynh hướng “chuẩn hóa” tiếng Việt so với hiện tượng lẫn lộn n và l mà một số tác giả cho là ‘nói ngọng’ đều liên hệ phần nào đến chủ đề bài này.

Đọc toàn bài (2 files):

File Word 1File Word 2

hay

File pdf 1 File pdf 2

[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@yahoo.com

Vì sao học sinh Việt Nam yếu tiếng Anh?

NGUYỄN VẠN PHÚ 4/12/2020 14:10 GMT+7

TTCTKhông có môn học nào gây ra sự phân biệt đối xử lớn đối với học sinh như môn ngoại ngữ. Không có môn học nào mà cha mẹ phải bỏ ra một khoản tiền lớn trong khoảng thời gian kéo dài có khi hơn chục năm cho con đi học ròng rã ở các trung tâm như môn tiếng Anh. Và kết quả là gì: trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam ngày càng giảm sút.

Trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam càng ngày càng giảm sút. Đó không phải là nhận định chủ quan của người viết bài này – đó là kết quả tổng hợp của tổ chức giáo dục EF dựa trên bài khảo sát tiếng Anh với hơn 2,2 triệu người từ 100 nước trên thế giới, trong đó năm 2020 Việt Nam xếp hạng 65 trong tổng số 100 nước tham gia.

Nói “ngày càng giảm sút” vì trong giai đoạn từ năm 2015 – 2018, Việt Nam còn được xếp vào loại trung bình về kỹ năng tiếng Anh mặc dù thứ hạng hàng năm tụt giảm đều. Qua đến năm 2019 bỗng tụt xuống loại kém, đứng thứ 52 trên 100 nước; năm nay tụt thêm 13 bậc xuống hạng 65 vẫn trên 100 nước.

Tiếp tục đọc “Vì sao học sinh Việt Nam yếu tiếng Anh?”

Việt Nam: Làm gì đủ sức thao túng tỉ giá!

NGUYỄN VẠN PHÚ 15/6/2019 15:06 GMT+7

TTCTGiá trị đồng tiền của một nước là do nước đó ấn định; mắc gì nước khác nhìn vào, soi mói và cáo buộc “thao túng tỉ giá”. Đó là suy nghĩ của khá nhiều người khi đọc tin Mỹ đưa thêm một số nước vào danh sách “cần theo dõi” để xem có thao túng tỉ giá hay không. 

Ảnh: The Economist
Ảnh: The Economist

Một số người khác lại nhầm tưởng nước bị cáo buộc thao túng tỉ giá sẽ phải phá giá đồng tiền nước họ để thoát khỏi cái nhãn này! Có đúng vậy không?

Lấy ví dụ Mỹ và Nhật Bản đang mua bán hàng hóa của nhau. Nhật bán qua Mỹ rượu sake, giá 1.000 yen một chai, giả định 1.000 yen bằng 10 USD cho dễ hình dung. Hàng bán không chạy, phía Nhật bèn định giá 1.000 yen nay chỉ bằng 5 USD, ngay lập tức các chai rượu sake giá ở Nhật giữ nguyên nhưng xuất qua Mỹ nay giá chỉ còn một nửa sẽ bán chạy như tôm tươi.

Đó là một cách ví von đơn giản hóa chuyện thao túng tỉ giá và như chúng ta thấy, Nhật trong trường hợp giả định này thao túng tỉ giá bằng cách phá giá đồng tiền của họ. Nói cách khác, phá giá là hành động thao túng; còn nâng giá đồng tiền là biện pháp “khắc phục” chuyện thao túng, chứ không phải ngược lại.

Tiếp tục đọc “Việt Nam: Làm gì đủ sức thao túng tỉ giá!”

Saudi Arabia: Những bối rối của vị thái tử

SÁNG ÁNH 3/3/2021 16:03 GMT+7

TTCTNhững cuộc cải cách nhỏ giọt ở Saudi Arabia và sự can thiệp chính trị cũng như quân sự bên ngoài đã không giúp ích được nhiều cho nỗ lực củng cố vương quyền của thái tử Mohammed Bin Salman (MBS).

 Thái tử Mohammed Bin Salman

 Năm 2018, CIA Hoa Kỳ có làm một tờ trình về việc ám sát nhà báo Saudi Arabia, ông Jamal Khashoggi. Theo đó, xác suất rất cao là thái tử MBS biết trước việc thủ tiêu ông Khashoggi tại lãnh sự quán Saudi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ; nếu không muốn nói ông chính là người ra lệnh cho cơ quan tình báo nước này ra tay.

Hai chuyên cơ mang toán sát thủ đến Thổ Nhĩ Kỳ là của Sky Prime, công ty thuộc quỹ đầu tư nhà nước cũng do MBS kiểm soát. Năm 2017, thái tử giam lỏng 200 nhân vật trọng yếu của Saudi tại khách sạn Ritz Carlton. Trong số tù nhân này có tổng giám đốc Công ty chuyên cơ Sky Prime. 

Ông này đã ký giấy sang nhượng tất cả cổ phần của công ty cho quỹ đầu tư nhà nước. Sau đó ông có được thả hay không thì không biết, chỉ biết chủ tịch công ty, đồng thời là bố vợ ông tổng giám đốc bị bắt giữ, đang sinh sống tại Canada bèn đệ đơn ở Canada thưa thái tử về tội giật tiền.

Tiếp tục đọc “Saudi Arabia: Những bối rối của vị thái tử”

Ông Erdogan và tấm huân chương Hồi giáo

SÁNG ÁNH 26/6/2021 6:00 GMT+7

TTCTNhững tranh cãi về việc “cực đoan hóa” Hồi giáo gần đây của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bao gồm trong nó lịch sử lâu dài của một vùng đất và một con người hết sức phức tạp.

“Các đền thờ là doanh trại

Các vòm mái là mũ sắt

Các lưỡi lê là ngọn tháp

Và tín đồ là chiến sĩ”

Là 4 câu thơ của Ziya Gokalp, người được coi là nhà xã hội học đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ vào thời đầu thế kỷ 20. Người đọc 4 câu thơ trên là một nhà chính trị đang lên. 

Ông Erdogan (giữa) bên trong Hagia Sophia. Ảnh: Daily Sabah

Ông 43 tuổi và 3 năm trước được bầu làm thị trưởng của Istanbul. Tương lai của ông là tầm quốc gia chứ không phải thành phố, dù có là thành phố 15 triệu dân lớn nhất nước. Nhà chính trị đó tên là Recep Tayyip Erdogan và thời điểm ông đọc thơ là năm 1997.

Tiếp tục đọc “Ông Erdogan và tấm huân chương Hồi giáo”

Trung Quốc siết ‘an ninh chính trị’ trong ngành giải trí

VnExpress – 29/08/2021 – 10:43

Giới chức Trung Quốc mạnh tay chấn chỉnh ngành giải trí “hỗn loạn”, cam kết xóa bỏ ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa người nổi tiếng tới giới trẻ. 

Cam kết này là một phần của chiến dịch quốc gia nhằm bảo vệ “an ninh chính trị và ý thức hệ” trên không gian mạng trong bối cảnh hàng loạt ngôi sao truyền thông, người nổi tiếng Trung Quốc thời gian gần đây liên tiếp phải đối mặt các cáo buộc hiếp dâm, trốn thuế cùng những hành vi sai trái khác.

Trong một bài đăng trên trang web của mình ngày 28/8, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan giám sát chống tham nhũng hàng đầu Trung Quốc, cho biết nhà chức trách quyết tâm trấn áp “mạnh tay” vì lợi ích của giới trẻ.

Ca sĩ Trung Quốc gốc Canada Ngô Diệc Phàm tại lễ trao giải của iHeartRadio ở Toronto năm 2018. Ảnh: Reuters.
Ca sĩ Trung Quốc gốc Canada Ngô Diệc Phàm tại lễ trao giải của iHeartRadio ở Toronto năm 2018. Ảnh: Reuters.

Tiếp tục đọc “Trung Quốc siết ‘an ninh chính trị’ trong ngành giải trí”

UNESCO: General and Regional Histories

General and Regional Histories

UNESCO has launched a series of collected works – People writing their own history. Instead of just tracing the past of nations, these collections aim to provide a greater understanding of civilizations.

The world’s memory is composed of more than just kings and heroes, battles and conquests, great cathedrals and monumental undertakings.

Through this broad perspective, readers gain a global understanding of the evolution of societies, flourishing of cultures, major currents of exchange and interaction with other parts of the world.

These collections also aim to provide a culturally relevant perspective. They provide the point of view of the populations concerned, whose past has often been distorted, discredited or treated as peripheral to the history of the colonizers and the dominant nations – those who usually write history. The idea here is to rediscover a people’s consciousness and the vision it develops of its own destiny. This shift in perspective is reflected by the significant number of local historians, with impeccable academic credentials, who contributed to these collections as editors and authors.

Tiếp tục đọc “UNESCO: General and Regional Histories”

Tăng thuế thuốc lá: ‘Đòn bẩy’ để gần 1 triệu người tránh tử vong sớm

vn0khoithuoc.com – 06/06/2019

Hiện nay, giá thuốc lá tại Việt Nam được xếp vào mức rẻ nhất trên thế giới. Chỉ cần chưa đến 10.000 đồng là bất cứ ai cũng có thể mua được một bao thuốc lá.

Tăng thuế thuốc lá: 'Đòn bẩy' để gần 1 triệu người tránh tử vong sớm | Y tế  | Vietnam+ (VietnamPlus)
Việt Nam có hơn 15 triệu người đang hút thuốc lá. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)

Hút thuốc lá hiện nay đã trở thành thói quen của rất nhiều người ở bất kỳ nơi đâu, từ khu vực nông thôn tới thành thị.

Anh N.P.Th (35 tuổi), ở Hưng Yên cho hay, anh hút thuốc lá nhiều năm nay, do thói quen nên anh hút thuốc lá nhãn hiệu T.L. Chỉ với 10.000 đồng, anh đã có thể mua một bao thuốc lá 20 điếu. Với bao thuốc lá này anh có thể hút trong khoảng 1-2 ngày với giá cả rất phải chăng.

Tiếp tục đọc “Tăng thuế thuốc lá: ‘Đòn bẩy’ để gần 1 triệu người tránh tử vong sớm”

Biển Đông: “Coi giò coi cẳng” những gương mặt khác

SÁNG ÁNH 21/7/2020 19:07 GMT+7

TTCT Các quốc gia Đông Nam Á xung quanh khu vực Biển Đông đều đã chuẩn bị cho một tương lai mới, dự kiến sẽ bất trắc hơn.

Theo Công ty tài chính PricewaterhouseCoopers thì năm 2030, 5 cường quốc đứng đầu thế giới về kinh tế sẽ xếp hạng như sau: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản là 4 nước đầu. Đây là chuyện dễ hiểu. Nước thứ 6 là Nga. Vậy nước thứ 5 là nước nào? Anh hay Đức? Pháp hay Brazil, Mexico? Hàn Quốc? Năm 2030, nếu mọi chuyện đúng dự đoán, cường quốc kinh tế hạng 5 thế giới sẽ là Indonesia.

Trong khi chờ đợi ngày vinh quang xa vời ấy, hiện tính GDP theo mãi lực tương đương (PPP) thì Indonesia mới đứng hàng thứ 7 (IMF 2019). Tính theo danh nghĩa thì Indonesia hàng 16 với GDP là 1.210 tỉ đôla, hơn 4 lần Việt Nam. 

Tiếp tục đọc “Biển Đông: “Coi giò coi cẳng” những gương mặt khác”

21.000 người tự tử thời dịch, Nhật thúc đẩy các biện pháp chống cô đơn

22/02/2021 15:07

TTOTrong bối cảnh số người tự tử tăng lần đầu tiên sau hơn 1 thập kỷ trong thời gian áp dụng các biện pháp chống dịch COVID-19, Nhật Bản đã bắt tay điều tra và hành động chống sự cô đơn.

21.000 người tự tử thời dịch, Nhật thúc đẩy các biện pháp chống cô đơn - Ảnh 1.
Gần 21.000 người Nhật tự tử trong năm 2020 – Ảnh: Japan Times

Báo Japan Times ngày 21-2 dẫn thống kê của cảnh sát Nhật Bản cho biết có 20.919 người tự kết liễu cuộc sống trong năm 2020, tăng 750 trường hợp so với năm trước và là lần tăng đầu tiên trong 11 năm qua. Trong số đó, tỉ lệ tự tử ở phụ nữ và thanh niên gia tăng đáng kể.

Chính quyền Thủ tướng Yoshihide Suga thời gian qua đã đẩy mạnh việc đối phó với sự cô đơn. 

Tiếp tục đọc “21.000 người tự tử thời dịch, Nhật thúc đẩy các biện pháp chống cô đơn”

Nhận diện thách thức an ninh biển với Đông Nam Á

NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 28/08/2021 – 10:00

Theo các học giả khu vực, có bốn thách thức với Đông Nam Á về an ninh biển: (i) Trung Quốc là nhân tố gây bất ổn chính tại Biển Đông; (ii) Đông Nam Á còn nhiều hạn chế trong năng lực biển; (iii) Đông Nam Á không có chung nhận thức về vấn đề Biển Đông; và (iv) các nước Đông Nam Á chịu sức ép từ cạnh tranh nước lớn.

Trung Quốc gia tăng các hoạt động để độc chiếm Biển Đông - VietNamNet

Tác giả: Hoàng Đỗ, Thùy Anh & Lê Long, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao.  

Cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2021, một số tọa đàm về an ninh biển tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã được tổ chức, trong đó có webinar “Biển Đông: Thách thức, cơ hội và triển vọng hợp tác” (của Viện Nghiên cứu quốc tế và chiến lược Malaysia (ISIS) và Đại sứ quán Mỹ tại Malaysia) và webinar “An ninh biển tại Đông Nam Á: Vấn đề, viễn cảnh và thách thức với hợp tác” (của Diễn đàn Thái Bình Dương).

Các tọa đàm quy tụ nhiều diễn giả nổi tiếng trong khu vực như Collin Koh, (Trường S. Rajaratnam, Singapore), Blake Herzinger (Diễn đàn Thái Bình Dương), Satu Limaye (Trung tâm Đông – Tây), Ivy Kwek Ai Wei (Viện Nghiên cứu phát triển xã hội Malaysia) và Shahriman Lockman (ISIS Malaysia). Nội dung nổi bật của các tọa đàm như sau:

Tiếp tục đọc “Nhận diện thách thức an ninh biển với Đông Nam Á”

Hydro power

Hydrogen Power

Keisuke Tanigawa, The Real Japan

Shozo Kudo has risen from local politics in his Nagoya to the national legislature, where he is serving his third term. Formerly the Director of the Committee on Land, Infrastructure, Transport and Tourism, Kudo is a strong advocate of hydrogen energy. He talks to Yukie Yamashita about the benefits hydrogen can bring the country

What are the challenges that need to be overcome in order for hydrogen use to become more widespread?

Japan lacks major fossil fuel resources such as oil, coal and natural gas, so the question of how to procure these is a constant issue. Hydrogen, which is found everywhere on the planet, is the ultimate renewable energy source and has the potential to solve Japan’s problem of scarce resources.

How did Japan come to push for research into hydrogen?

Tiếp tục đọc “Hydro power”

Indonesia Unprepared as Great Powers Clash in Indo-Pacific

Jakarta is Asia’s greatest geopolitical prize. But its foreign-policy reflexes are long outdated.

FP, By Evan A. Laksmana, a senior research fellow at the Centre on Asia and Globalisation at the National University of Singapore’s Lee Kuan Yew School of Public Policy.

AUGUST 26, 2021, 12:47 PM

Indonesia could tilt the strategic balance in the Indo-Pacific. It’s the largest archipelagic state in the world and sits at the heart of the Indian and Pacific Oceans. The country’s growing economic power, tradition of regional leadership, and control over critical sea lanes seem to predestine it to be a strategic fulcrum in the era of U.S.-Chinese great-power competition.

Getting Jakarta to align with either Beijing or Washington therefore seems like a logical step in the unfolding geopolitical drama. Indonesia’s every move—from military exercises to vaccine diplomacy—is scrutinized through this lens. Depending on who you ask in Beijing or Washington, Indonesia’s choice seems obvious. One offers growth and prosperity, despite bullying the region. The other has built a global network of enduring security relationships, though its commitments are often doubtful, inconsistent, or come with strings attached.

Tiếp tục đọc “Indonesia Unprepared as Great Powers Clash in Indo-Pacific”

Phải có chính sách cho người hi sinh vì phát triển đô thị

TTCTQUỲNH TRUNG 12/5/2018 4:05 GMT+7

Tác giả Erik Harms đã chia sẻ thêm với TTCT về quyển sách Luxury and Rubble của anh.

Erik Harms khi đang tìm hiểu về hoàn cảnh của nhiều gia đình ở Thủ Thiêm bị di dời qua bên kia sông Đồng Nai, ở một khu tái định cư thuộc huyện Nhơn Trạch vào tháng 7- 2012 (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Erik Harms khi đang tìm hiểu về hoàn cảnh của nhiều gia đình ở Thủ Thiêm bị di dời qua bên kia sông Đồng Nai, ở một khu tái định cư thuộc huyện Nhơn Trạch vào tháng 7- 2012 (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Vì sao anh viết quyển sách này?

– Trước khi thực hiện dự án này, tôi nghiên cứu về sự phát triển đô thị và đã viết cuốn sách Saigon’s Edge: On the Margins of Ho Chi Minh City (tạm dịch: Bên lề Sài Gòn: Câu chuyện của những vùng ven) nói về sự phát triển của các khu vực vùng ven Sài Gòn như Hóc Môn.

Sau đó, tôi trở lại Việt Nam tìm hiểu thêm về những vấn đề quan trọng của đất nước các bạn. Tôi phát hiện sự phát triển đô thị mới ở Việt Nam rất quan trọng và tất cả mọi người đều quan tâm. Ngoài ra, giới trí thức và kiến trúc sư chưa phân tích đủ những ảnh hưởng xã hội của mô hình này.

Tiếp tục đọc “Phải có chính sách cho người hi sinh vì phát triển đô thị”

Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào vị trí lãnh đạo trong ngành may mặc

world bankDIANE DAVOINE |JULY 28, 2021

This page in: Vietnamese English

In her new role, Than Thi Thuy supervises and trains 27 sewing operators. © Better Work
In her new role, Than Thi Thuy supervises and trains 27 sewing operators. © Better Work

Một chương trình đào tạo về kiến thức kỹ thuật, phát triển khả năng lãnh đạo và thực hành tại chỗ giúp thúc đẩy sự nghiệp và hiệu quả công việc cho phụ nữ Việt Nam.

Chị Thân Thị Thủy là công nhân may tại một nhà máy tại Việt Nam trong 2 năm, sau đó, được quản lý bổ nhiệm vào vị trí giám sát. Chị cho biết: “Tôi rất thành thục kỹ năng may vá, nhưng chưa tự tin về kỹ năng quản lý của mình”. Sau khi tham gia chương trình đào tạo dành cho nữ công nhân triển vọng, chị được trang bị kiến thức mới về kỹ thuật và năng lực lãnh đạo, từ đó phát triển sự nghiệp của mình. Sau khi đảm nhiệm vị trí mới, chị cho biết: “Tôi hiện quản lý một dây chuyền may gồm 27 công nhân. Tôi hướng dẫn từng thành viên trong dây chuyền để họ có thể xử lý ít nhất 2 quy trình, từ đó giảm tình trạng tắc nghẽn và nâng cao tay nghề.”

Tại Việt Nam, nơi phụ nữ chiếm hơn 80% lực lượng lao động của ngành may mặc, việc từ công nhân may trở thành người giám sát tạo cơ hội cho nhiều phụ nữ thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không hề đơn giản. Đây là một bước tiến quan trọng đòi hỏi phải có kinh nghiệm, kiến thức kỹ thuật và các khả năng khác, chẳng hạn như kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp quyết đoán và sự tự tin.

Tiếp tục đọc “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào vị trí lãnh đạo trong ngành may mặc”