phongnhakebang.vn – Thứ sáu, 10/07/2020- 10:18
Trong nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển của nền văn minh Chăm Pa, người Chăm đã để lại trên dãy đất miền Trung nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật gồm các thành quách, đền tháp, thánh đường, thánh địa… Với những biến động lịch sử trong nhiều thế kỷ mà đến nay chỉ còn lại là những di tích văn hóa.
Quảng Bình là vùng giao thoa của hai nền văn hóa cổ Việt – Chămpa, từ năm 137 đến 1069, Quảng Bình từng là địa bàn cư trú của các dân tộc Chăm và một số dân tộc thiểu số khác. Đặc biệt, sự xuất hiện của văn hóa Chăm để lại dấu vết kiến trúc nền đền trong động Phong Nha và ký tự trên vách hang Bi Ký. Đây là dấu hiệu cho thấy sự thâm nhập sâu của văn hóa Chăm vào khu vực Di sản đã được hai học giả nổi tiếng là Léopold Cadière (nhà truyền đạo người Pháp) và Giáo sư Trần Quốc Vượng khẳng định.

Tiếp tục đọc “Dấu ấn văn hóa Chămpa trên đất Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng”