Trả sông về lại cho… sông – Vấn đề là có chịu làm hay không mà thôi!

Phụ nữLỜI TÒA SOẠN: Sông Sài Gòn vì đâu bị bức tử đau thương như vậy? Nguyên nhân, giải pháp, cả lý lẫn tình, tất cả đã được bày ra, với nỗi thiết tha về sự sống còn của dòng sông, cũng chính là sự trường tồn của thành phố.

Hãy trả sông về với bản chất tự nhiên hằng có, và hãy cẩn trọng trước khi ký duyệt bất kỳ dự án xây dựng ở ven sông nào, để tạ ơn và giữ lại cho con cháu mai sau báu vật mà mẹ thiên nhiên ban tặng. Đó là thông điệp mà loạt bài về sông Sài Gòn của Báo Phụ Nữ TP.HCM vừa thực hiện.

Khi bắt tay thực hiện loạt bài phản ánh về thảm trạng lấn chiếm hành lang an toàn bờ, lòng sông ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, nhiều nhà khoa học đã không tin chúng tôi sẽ lên tiếng.

Tiếp tục đọc “Trả sông về lại cho… sông – Vấn đề là có chịu làm hay không mà thôi!”

Rì rầm tiếng vọng từ ngàn xưa

Hà Nội mới

“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Hai câu trong bài “Đất nước” của thi sĩ Nguyễn Đình Thi, không hiểu sao, cứ văng vẳng tâm trí chúng tôi khi tỉ mẩn ở cụm di chỉ Vườn Chuối (thôn Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội). Từ Vườn Chuối, dấu tích của một làng cổ, dấu tích sự có mặt của con người từ rất sớm trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi nghĩ về di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh) – di tồn kinh đô cổ nhất của người Việt, về Hoàng thành Thăng Long – những nơi cùng với quá trình khảo cổ, xuất lộ rất nhiều hiện vật “kể” những câu chuyện ông cha tự ngàn xưa. Và để những câu chuyện tự ngàn xưa vọng đến mai sau hẳn là nỗi niềm nhiều khơi gợi…

***

Ảnh: Ngô Vương Anh

Tiếp tục đọc “Rì rầm tiếng vọng từ ngàn xưa”

Tiếng Việt còn: Những thay đổi của tiếng Việt trong quá khứ

SBS tiếng Việt

Nghe audio clip:  Tiếng Việt còn: Những thay đổi của tiếng Việt trong quá khứ (Nguyễn Cung Thông) 

Some of the teachers who are studying the Masters of Teaching. They speak multiple languages including Mandarin, Arabic, Vietnamese, Armenian and Malayalam. Source: SBS News

NGƯỜI TRẺ TỰ TRAU DỒI TIẾNG VIỆT

Học giả Phạm Quỳnh nổi tiếng câu ‘Truyện Kiều còn, thì nước Việt còn’, nói rộng ra là “Tiếng Việt còn, thì nước Việt còn’ cũng mang ý nghĩa có lẽ cũng không khác.Qua thời gian tiếng Việt đã thay đổi từ thời có thể xem từ lúc có quyển tự điển Việt Bồ La hồi thế kỷ 18, tiếng Việt ngày càng phong phú và khởi sắc cũng như mang đặc thù dân tộc.

Tiếp tục đọc “Tiếng Việt còn: Những thay đổi của tiếng Việt trong quá khứ”