Nhiều tàu nghiên cứu/khảo sát biển Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

DSKBD Lê Đức Tâmnghiên cứu/khảo sát biển

Viết báo cáo: Lê Đức Tâm

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông ngày 22/8/2021

———-

Lưu ý: Luật quốc tế không coi hai khái niệm “nghiên cứu khoa học biển” và “khảo sát” là như nhau và có những điều chỉnh riêng cho mỗi loại hình hoạt động. Vì chúng tôi cần có thời gian để hoàn thành tổng hợp thông tin về chức năng của từng loại tàu nghiên cứu/khảo sát của Trung Quốc, chúng tôi tạm thời sử dụng chung khái niệm “nghiên cứu/khảo sát” để có thể báo cáo sự kiện một cách kịp thời. Báo cáo này chỉ thuần tuý là một báo cáo về những diễn biến đang xảy ra trên thực địa, chưa có hàm ý về khía cạnh pháp lý. Một phân tích pháp lý sẽ được trình bày vào một thời điểm sau khi chúng tôi có đủ thông tin về chức năng và thông số kỹ thuật của từng tàu.

———-

Tàu khảo sát/nghiên cứu khoa học Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines và Malaysia

Tàu nghiên cứu/khảo sát Hai Da Hao của Trung Quốc đã hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines từ ngày 10 đến 12/8/2021 với khoảng cách gần nhất đến bờ biển nước này khoảng gần 60 hải lý. Tiếp đó, tàu đã chuyển vào hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 14/8. Tại vùng biển Việt Nam, Hai Da Hao đã hoạt động tại vùng biển từ Phú Yên đến khu vực phía tây nam bãi Tư Chính với khoảng cách gần nhất đến bờ biển nước ta khoảng 60 hải lý vào ngày 16/8 tại vùng biển tỉnh Phú Yên.

Tiếp tục đọc “Nhiều tàu nghiên cứu/khảo sát biển Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam”

Hơn 87.000 người đã được đặc xá theo Luật Đặc xá năm 2007

Thứ ba, 04/05/2021 18:31

(PLVN) – Chiều 4/5, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các cơ quan gồm: Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, các cơ quan tư pháp trung ương và Bộ Công an về việc thi hành Luật Đặc xá năm 2018.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc – Ảnh: TTXVN

Theo đánh giá của Bộ Công an và các thành viên dự họp, Luật Đặc xá năm 2018 đã khắc phục cơ bản những bất cập của Luật Đặc xá năm 2007 nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đặc xá. Luật cũng đã giao Chính phủ quy định chi tiết một số điều kiện của người được đề nghị đặc xá, hồ sơ đề nghị đặc xá, trình tự, thủ tục lập danh sách, thẩm định, thẩm tra danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá, trách nhiệm của UBND các cấp, cơ quan tổ chức có liên quan trong việc tiếp nhận, giúp đỡ người được đặc xá hòa nhập với gia đình và cộng đồng.   

Tiếp tục đọc “Hơn 87.000 người đã được đặc xá theo Luật Đặc xá năm 2007”

Công bố danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020

Chánh Trung Thứ Tư,  18/8/2021, 21:06

(KTSG Online) – Bộ Công Thương vừa công bố danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020.


Xuất khẩu vải thiều Bắc Giang bằng máy bay sang Nhật Bản. Ảnh: ĐVCC

Trên cơ sở đề xuất của 60 cơ quan, tổ chức xét chọn (bao gồm các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng, sở công thương tỉnh, thành phố), Bộ Công Thương đã xét chọn được 315 doanh nghiệp (tương đương với 323 lượt doanh nghiệp theo 26 ngành hàng).

Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu uy tín được tổng hợp và công bố trên cơ sở xét chọn và đề xuất của các cơ quan hữu quan, được xét chọn trên cơ sở các tiêu chí do Bộ Công Thương quy định về mức kim ngạch xuất khẩu tối thiểu, về uy tín trong kinh doanh đối với bạn hàng nước ngoài, về việc chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, thuế, môi trường…

Đây là một hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường, đặc biệt là khi Việt Nam đã tham gia vào một loạt các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020 được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công Thương (www.moit.gov.vn) và trang thông tin điện tử của một số cơ quan hữu quan.

Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020 tại đây.