Huy Nam (*) Thứ Sáu, 19/2/2021, 19:40
(TBKTSG Xuân) – Nhìn từ trên cao, sông Sài Gòn uốn lượn như dải lụa sinh động trước khi hợp lưu vào ngã ba Nhà Bè Đồng Nai, tạo nên một vùng hạ lưu vực quý giá dài ra tới biển. Xuôi về cuối nguồn là “bộ rễ” kênh rạch đan sâu vào hai bờ tả hữu, tạo ra các vùng đất lành quần cư không riêng cho con người. Nhưng chùm rễ kênh rạch đan dày hai bờ tả hữu hạ nguồn đã chết dần…
Cầu Thủ Thiêm 2 kết nối trung tâm quận 1 với Thủ Thiêm. Ảnh: Hoài Phương.
Từ giữa thế kỷ 17, phố thị Sài Gòn đã hình thành giữa hai rạch Bến Nghé và Thị Nghè. Tuy vậy, cho đến trước năm 1975 và sau đó vài chục năm nữa, việc phát triển Sài Gòn chủ yếu là phía bờ Tây. Vùng đất trù phú phía Đông có địa hình đẹp vẫn còn khá hoang sơ như chính số phận dòng sông.
Đó một phần vì chiến tranh, vì cuộc sống lúc ấy còn nặng cơm áo, cả nguồn lực và sự lãng mạn chưa đủ để thăng hoa sông nước. Mặt khác là phương tiện vượt sông nghèo nàn, là thiếu các cây cầu. Một thành phố lớn và quan trọng nhất nước, nổi tiếng năm châu, mà đến đầu năm 2012 từ quận 1 qua quận 2 phải đi bằng ghe và phà. Và cho tới nay, số cầu bắc qua bờ Đông vẫn kém xa Đà Nẵng. Tiếc! Tiếp tục đọc “Sông Sài Gòn oằn mình đợi ngày… được hóa kiếp”