Lời giải thích đằng sau những chuyển động sâu sắc

SÁNG ÁNH 2/1/2018 9:01 GMT+7

TTCTBàn cờ địa chính trị Trung Đông trong năm 2017 đã chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, mang tính nền tảng, mà để hiểu được thì không thể không lần trở lại quá khứ.

Một thiếu niên vô danh vẫy lá cờ Palestine trước một khu định cư của Israel tại Bờ Tây. Giấc mơ về một nhà nước Ả Rập thống nhất vẫn còn sức sống ở thế kỷ 21.-Ảnh: Wikimedia
Một thiếu niên vô danh vẫy lá cờ Palestine trước một khu định cư của Israel tại Bờ Tây. Giấc mơ về một nhà nước Ả Rập thống nhất vẫn còn sức sống ở thế kỷ 21.-Ảnh: Wikimedia

Có thể điểm qua một số diễn biến lớn bao gồm mối nguy quân sự của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tạm bị đẩy lùi. Nhưng “thỏ chết thì bẻ cung”, ước vọng về một quốc gia độc lập của người Kurd năm 2017 cũng bất thành.

Vấn đề cố hữu và trung tâm của khu vực suốt hơn nửa thế kỷ qua là mâu thuẫn Israel/Ả Rập đã chuyển hướng rõ rệt sang mâu thuẫn giữa Hồi giáo Shia và Hồi giáo Sunni, tức giữa hai thế lực trong khu vực là Saudi Arabia và Iran.

Tiếp tục đọc “Lời giải thích đằng sau những chuyển động sâu sắc”

Thảm sát Christchurch: Lịch sử chỉ là sự lặp lại chính nó

SÁNG ÁNH 25/3/2019 9:03 GMT+7

TTCTVụ thảm sát ở Christchurch, New Zealand khiến 49 người thiệt mạng là vụ xả súng tồi tệ nhất trong lịch sử quốc gia nổi tiếng yên bình này. Sự thật rằng mục tiêu chính của vụ xả súng, hai hội đường Hồi giáo, nêu bật một thực trạng mang tính lịch sử đã hàng nghìn năm.

Kỵ binh Ottoman (áo đỏ), tức sipahis, và kỵ binh Ba Lan, tức hussar, trong trận Vienna 1683, tranh của họa sĩ người Ba Lan Józef Brandt.-Ảnh: Pinterest
Kỵ binh Ottoman (áo đỏ), tức sipahis, và kỵ binh Ba Lan, tức hussar, trong trận Vienna 1683, tranh của họa sĩ người Ba Lan Józef Brandt.-Ảnh: Pinterest

732 là một năm mang tính cột mốc trong lịch sử, chí ít là với các học trò lớp 3 ở Pháp. Đây là một trong những sự kiện mà người Pháp nào cũng thuộc nằm lòng, nếu không thì lưu ban và không được lên lớp 4.

Tại Poitiers (cạnh Tours), bên bờ sông Loire bình thản, vào năm đó, vương Charles Martel thống lãnh đế quốc Frank (một trong nhiều bộ lạc Đức) đánh bại vương Al Ghafiqi, tổng đốc Hồi giáo của vùng Andalus (nay thuộc Tây Ban Nha). Al Ghafiqi tử trận và cuộc bành trướng của người Ả Rập ở Tây Âu dừng lại, khiến đến ngày nay vẫn còn câu đùa là người sinh ra ở bờ nam sông Loire không phải là người chính gốc Pháp.

Tiếp tục đọc “Thảm sát Christchurch: Lịch sử chỉ là sự lặp lại chính nó”

Ấn Độ và luật quốc tịch mới: Chứng minh thư của anh đâu?

SÁNG ÁNH 8/3/2020 12:03 GMT+7

TTCTNhững chính sách và pháp luật mới về quốc tịch ở Ấn Độ đã làm bùng lên sự chống đối và nguy cơ bạo lực ra sao tại một đất nước quá phức tạp về lịch sử, tín ngưỡng, dân tộc và văn hóa.

Viễn kiến của Gandhi về Ấn Độ là một quốc gia với chính quyền thế tục và dung nạp mọi tôn giáo. Ảnh: The Indian Express
Viễn kiến của Gandhi về Ấn Độ là một quốc gia với chính quyền thế tục và dung nạp mọi tôn giáo. Ảnh: The Indian Express

Anh Imran Khan, 30 tuổi, có tên trùng với thủ tướng Pakistan và một diễn viên Bollywood nổi tiếng, nhưng tên này rất thông dụng, tựa như Nguyễn Văn Ba ở Việt Nam. Anh là người bán hàng rong ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ và đang trên đường về nhà thì bị một đám đông gậy gộc chặn lại tại khu vực Shiv Vihar. 

Họ hỏi anh giấy tờ, vì tuy chứng minh thư Ấn không có ghi tôn giáo nhưng suy theo tên họ thì có thể đoán ra. Tại Ấn không cần thiết phải mang theo chứng minh thư trên mình và nhiều người, nhất là tầng lớp thấp và lao động vơ vẩn, còn không có cả chứng minh thư. Anh Imran không có chứng minh thư để trình cho đám đông.

Họ bèn tuột quần anh ra vì người Hồi (cũng như người Do Thái) thì lúc sinh ra phải cắt bao quy đầu. Anh bị nhận… diện bằng cách này và bị đám đông Ấn giáo đánh đập bằng gậy sắt. Sau trận đòn hội đồng, họ tưởng anh đã chết, bèn thòng dây vào cổ anh kéo đến vất ở một đường mương.

Tiếp tục đọc “Ấn Độ và luật quốc tịch mới: Chứng minh thư của anh đâu?”

Brexit: Cuộc ly hôn xấu xí?

SÁNG ÁNH 7/2/2020 11:02 GMT+7

TTCTAnh quốc rốt cuộc đã rời Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 31-1. Trong buổi họp cuối cùng tại Nghị viện EU, ông Nigel Farage – đại biểu Anh và là chính trị gia lãnh đạo cốt cán của phe Brexit – đọc một diễn văn máu lửa ăn mừng việc thoát khỏi “ách thống trị độc tài và hà hiếp” của EU, rồi cùng các bạn đại biểu Anh của ông đứng dậy phất lá cờ Union Jack. Chủ tọa lúc đó là bà Mairead McGuinness, phó chủ tịch Nghị viện EU và tình cờ là người… Ireland, đã cắt ngang câu phát biểu cuối của ông Farage và nói: “Đề nghị quý vị cất cờ lại và mang theo ra đi… Tạm biệt”.

Ảnh: Redbubble
Ảnh: Redbubble

Hoạt cảnh này giống như tại một phiên tòa ly dị. Trong cuộc chia tay Brexit, Ireland có lẽ lại là quốc gia có nhiều vấn đề nhất với Anh vì là nước duy nhất có biên giới chung trên bộ, thông thương và trao đổi thường xuyên. 

Tiếp tục đọc “Brexit: Cuộc ly hôn xấu xí?”

Stanley Ho: Thời thế và anh hùng

SÁNG ÁNH 11/6/2020 5:06 GMT+7

TTCTVới riêng Stanley Ho, người ta có thể nói là anh hùng đã tạo nên thời thế.

Macau – hay Áo Môn – là nơi thư giãn của người Hong Kong. Tại đó, ngoài đánh bạc ra còn có thể ăn món gà kiểu Phi châu nhập từ các thuộc địa cũ của Bồ (Angola, Mozambique) và mátxa đủ kiểu, mì sủi cảo cũng rẻ hơn đôi chút.

Macau vốn là người em họ nghèo của Hong Kong, không may bị thực dân hạng hai là Bồ – thay vì hạng nhất là Anh – đô hộ và chiếm đóng. Kinh tế không được bằng mấy cái nhà máy may mặc như Cambodia hay Bangladesh ngày nay không thấm vào đâu. Một cuộc đua xe con Grand Prix hằng năm, khu Lộ Đãng Thành (Coloane-Taipa) còn hoang vắng với độc một sân golf, du khách quốc tế chẳng có mấy – lúc đó buộc phải qua ngõ Hong Kong bằng tàu biển, vì Macau không có phi cảng. Thành phố lặng lờ và yên ả như Châu Giang, chỉ cách Trung Quốc một sải tay và như đứng yên không nhúc nhích trong lịch sử. Vua không ngôi ở đây lúc đó là Stanley Ho (Hà Hồng Sân).

Tiếp tục đọc “Stanley Ho: Thời thế và anh hùng”

Cuộc “chỉnh đốn” giới công nghệ ở Trung Quốc

HOA KIM 18/8/2021 6:05 GMT+7

TTCTThắt chặt kiểm soát và trừng phạt những công ty công nghệ hàng đầu trong nước không chỉ là nước đi thể hiện quyền lực mà còn cho thấy Bắc Kinh đang quyết tâm theo đuổi một con đường phát triển khác biệt: xây dựng một nền kinh tế với công nghiệp sản xuất làm trụ cột.

 Ảnh: supchina.com

Với “phát súng” đầu tiên là việc đình chỉ đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của Công ty tài chính Ant Group vào tháng 11 năm ngoái, chính quyền Bắc Kinh đã bắt tay vào một chiến dịch bàn tay thép nhằm thắt chặt kiểm soát với những gã khổng lồ công nghệ trong nước, gồm Tencent (đa dịch vụ), Meituan (giao đồ ăn), Pinduoduo (thương mại điện tử), Didi (gọi xe), Full Truck Alliance (hậu cần & vận chuyển hàng hóa) và Kanzhun (tuyển dụng).

Các động thái chỉnh đốn này “chưa từng có tiền lệ cả về thời lượng, cường độ, phạm vi và tốc độ triển khai”, theo nhận xét trong một báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Goldman Sachs. 

Tiếp tục đọc “Cuộc “chỉnh đốn” giới công nghệ ở Trung Quốc”