“Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa” (phần 32)

Nguyễn Cung Thông [1]

Phần này bàn về cách dùng nên so với lên vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các âm này được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Ngoài ra, từ thời Việt Bồ La thì nước Việt đã mở rộng bờ cõi đến tận Cà Mau và khuếch đại các sự khác biệt trong ngôn ngữ như phương ngữ Nam bộ (tiếng Nam Kỳ) so với Bắc Bộ. Do đó các nhân tố địa-chính-trị đã đóng phần không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại, thí dụ như cách nói “nên mười tuổi“, cùng với khuynh hướng “chuẩn hóa” tiếng Việt so với hiện tượng lẫn lộn n và l mà một số tác giả cho là ‘nói ngọng’ đều liên hệ phần nào đến chủ đề bài này.

Đọc toàn bài (2 files):

File Word 1File Word 2

hay

File pdf 1 File pdf 2

[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@yahoo.com

Vì sao học sinh Việt Nam yếu tiếng Anh?

NGUYỄN VẠN PHÚ 4/12/2020 14:10 GMT+7

TTCTKhông có môn học nào gây ra sự phân biệt đối xử lớn đối với học sinh như môn ngoại ngữ. Không có môn học nào mà cha mẹ phải bỏ ra một khoản tiền lớn trong khoảng thời gian kéo dài có khi hơn chục năm cho con đi học ròng rã ở các trung tâm như môn tiếng Anh. Và kết quả là gì: trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam ngày càng giảm sút.

Trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam càng ngày càng giảm sút. Đó không phải là nhận định chủ quan của người viết bài này – đó là kết quả tổng hợp của tổ chức giáo dục EF dựa trên bài khảo sát tiếng Anh với hơn 2,2 triệu người từ 100 nước trên thế giới, trong đó năm 2020 Việt Nam xếp hạng 65 trong tổng số 100 nước tham gia.

Nói “ngày càng giảm sút” vì trong giai đoạn từ năm 2015 – 2018, Việt Nam còn được xếp vào loại trung bình về kỹ năng tiếng Anh mặc dù thứ hạng hàng năm tụt giảm đều. Qua đến năm 2019 bỗng tụt xuống loại kém, đứng thứ 52 trên 100 nước; năm nay tụt thêm 13 bậc xuống hạng 65 vẫn trên 100 nước.

Tiếp tục đọc “Vì sao học sinh Việt Nam yếu tiếng Anh?”

Việt Nam: Làm gì đủ sức thao túng tỉ giá!

NGUYỄN VẠN PHÚ 15/6/2019 15:06 GMT+7

TTCTGiá trị đồng tiền của một nước là do nước đó ấn định; mắc gì nước khác nhìn vào, soi mói và cáo buộc “thao túng tỉ giá”. Đó là suy nghĩ của khá nhiều người khi đọc tin Mỹ đưa thêm một số nước vào danh sách “cần theo dõi” để xem có thao túng tỉ giá hay không. 

Ảnh: The Economist
Ảnh: The Economist

Một số người khác lại nhầm tưởng nước bị cáo buộc thao túng tỉ giá sẽ phải phá giá đồng tiền nước họ để thoát khỏi cái nhãn này! Có đúng vậy không?

Lấy ví dụ Mỹ và Nhật Bản đang mua bán hàng hóa của nhau. Nhật bán qua Mỹ rượu sake, giá 1.000 yen một chai, giả định 1.000 yen bằng 10 USD cho dễ hình dung. Hàng bán không chạy, phía Nhật bèn định giá 1.000 yen nay chỉ bằng 5 USD, ngay lập tức các chai rượu sake giá ở Nhật giữ nguyên nhưng xuất qua Mỹ nay giá chỉ còn một nửa sẽ bán chạy như tôm tươi.

Đó là một cách ví von đơn giản hóa chuyện thao túng tỉ giá và như chúng ta thấy, Nhật trong trường hợp giả định này thao túng tỉ giá bằng cách phá giá đồng tiền của họ. Nói cách khác, phá giá là hành động thao túng; còn nâng giá đồng tiền là biện pháp “khắc phục” chuyện thao túng, chứ không phải ngược lại.

Tiếp tục đọc “Việt Nam: Làm gì đủ sức thao túng tỉ giá!”