English: Competing Visions Một cuộc đua địa kinh tế đang diễn ra để định hình tương lai Châu Á. Các cường quốc khu vực đang thúc đẩy các kế hoạch tham vọng về xây dựng các tuyến đường bộ, đường tàu, đường ống dẫn và các cơ sở hạ tầng cứng khác trên khắp khu vực. Dựa các nguồn tin chính thức, các chuyên gia CSIS đã xây dựng các bản đồ dưới đây để minh hoạ cho một số các tầm nhìn cạnh tranh này. Mỗi bản đồ tóm lược một cách chung nhất những ưu tiên chính về cơ sở hạ tầng của các nước lớn trong cuộc đua. Tổng thể, các bản đồ này cho thấy trước một cuộc cạnh tranh rộng khắp như chính khu vực này. Và khi cuộc cạnh tranh diễn ra, các bản đồ dưới đây sẽ được mở rộng và cập nhập. (Bản đồ tầm nhìn Trung Quốc-ảnh) Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR), tuyên bố vào năm 2013, trải dài khắp vùng rộng lớn Âu – Á theo hai con đường lớn: Con đường Tơ lụa trên biển Thế kỷ 21 nằm trên biển và Vành đại kinh tế Con đường tơ lụa trên đất liền. Là một nỗ lực mang dấu ấn riêng trong chính sách ngoại giao của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, OBOR cố gắng đặt đến độ che phủ cũng như tham vọng của nó. Bề ngoài, nó hình dung một một khu vực Âu-Á tương lại, nơi mà tất cả mọi tuyến đường đều dẫn tới Bắc Kinh. Tuy nhiên, vì là một chương trình mở không hạn định, sáng kiến này không có sự rõ ràng. Sáng kiến kết hợp các dự án mới và cũ hơn, bao trùm một phạm vi địa lý không chắc chắn, và bao hàm cả các nỗ lực củng cố hạ tầng cơ sở cứng, hạ tầng cơ sở mềm, và thậm chí cả các liên kết văn hoá. (Bản đồ tầm nhìn Ấn Độ – ảnh) Tầm nhìn của Ấn Độ trước tiên tập trung vào việc tăng cường kết nối trong nước. Đối với bên ngoài lãnh thổ, Ấn Độ cho rằng Hiệp hội Đông Á về Hợp tác khu vực (SAARC) phần lớn không còn hoạt động. Thay vào đó, chính phủ Modi tập trung kết nối các nhóm nhỏ các nước láng giềng hay “liên minh đồng lòng,” trong việc hỗ trợ các mục tiêu kinh tế mang tính khu vực của Ấn Độ. Các nỗ lực khác phản ánh các mối quan tâm địa chính trị của Ấn Độ. Ví dụ, bằng cách phát triển Cảng Chabahar ở Iran, Ấn Độ định bỏ qua Pakistan và tiếp cận các tuyến đường qua đất liền đến Châu Âu và Trung Á. Thậm chí nhìn xa hơn, chính sách “Hành động hướng Đông” của thủ tướng Narendra Modi nhắm đến việc củng cố các liên kết giữa Ấn Độ và các quốc gia ASEAN, cho phép vùng Đông Bắc không giáp biển của Ấn Độ tiếp cận tốt hơn các cảng phía nam và thiết lập các hành lang đất liền mới kết nối Ấn Độ với Thailand thông qua Myanmar. (Bản đồ tầm nhìn của Nhật Bản-ảnh) Ưu tiên các kết nối đông – tây, tầm nhìn của Nhật Bản xuất phát từ nhiều thế kỷ đầu tư ở Đông Nam Á, nơi các cơ sở hạ tầng hiện tại phản ánh nhu cầu về chuỗi cung cấp của Nhật, đặc biệt là duy trì đường ra biển. Nhật Bản đang hành động gấp rút để bảo vệ lợi thế đã có này, và tăng cường nguồn vốn để mở rộng “các cơ sở hạ tầng bền vững và chất lượng cao” trong khu vực thông qua chương trình Đối tác cơ sở hạ tầng chất lượng cao của mình. Đồng bộ với Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, Nhật Bản đang hỗ trợ cho một số hành lang biển và đất liền mới mà sẽ giúp làm tăng tính kết nối giữa Vịnh Bengal và Biển Nam Trung Hoa. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã mở rộng dấu ấn ngoại giao của Nhật Bản, trở thành lãnh đạo đương nhiệm đầu tiên của Nhật Bản đến thăm tất cả năm nước tại Trung Á. (Bản đồ tầm nhìn của Nga – ảnh) Tầm nhìn của Nga kết hợp các cơ sở hạ tầng cứng và mềm. Chương trình Công đoàn kinh tế khu vực Âu-Á (EAEU) là phương tiện hàng đầu của Nga để hội nhập kinh tế khu vực, và các quan chức đề xuất rằng chương trình này có thế kết nối với chương trình Một vành đai, một con đường. Củng cố trọng tâm ngoại giao và kinh tế hướng Đông của mình, Nga đang khai khác thị trường năng lượng của Trung Quốc bằng cách đề xuất một loạt các dự án đường ống dẫn khí tự nhiên. Về phía Nam, Nga hướng đến tăng cường kết nối với Azerbaijan, Iran và Ấn Độ thông qua Hành lang giao thông Bắc – Nam (NSTC). Về hướng Bắc, Nga đang lên kế hoạch các dự án bổ sung để thúc đẩy năng lượng và bảo vệ lợi ích khi vùng Bắc cực có thể tiếp cận được. (Bản đồ tầm nhìn của Hàn Quốc –ảnh) Sáng kiến khu vực Âu-Á của tổng thống Park Geun-hye đang mở rộng, bao gồm cả các tuyến đường sắt từ Seoul đến trung tâm Châu Âu, các tuyến vận tải biển đến Bắc cực, và các mạng lưới cáp quang nâng cao ví dụ như Mạng lưới thông tin xuyên khu vực Âu-Á (TEIN) khắp Đông Nam Á. Thông qua việc gia tăng các hoạt động ngoại giao, Hàn Quốc đang đặt nền móng cho các mối quan hệ lớn hơn trong khu vực và mở rộng quan hệ thương mại với Kazakhstan nói riêng. Trong bối cảnh có những trở ngại địa chính trị hiện tại, sáng kiến của tổng thống Park có vẻ chứa đựng những kế hoạch vừa thực tế vừa đầy tham vọng ngoại giao. Đối với Bắc Triều Tiên, sáng kiến này bao gồm một tuyến đường sắt tưởng tượng xuyên qua khu vực phi quân sự và các tuyến dưới biển thay thế cho việc đi vòng qua phía Bắc và kết nối với mạng đường sắt của Nga. (Bản đồ tầm nhìn của Thổ Nhĩ Kỳ) Về mặt lịch sử, Thổ Nhĩ Kỳ là vùng đất chiến lược nối giữa châu Á và châu Âu mà không thông qua Nga. Ngày nay, Thổ Nhĩ Kỳ đang củng cố vị thế này của mình bằng các dự án cơ sở hạ tầng lớn trong nước, trong khu vực nhỏ và xuyên quốc gia, ví dụ như Dự án đường sắt Baku-Tbilisi-Kars. Thổ Nhĩ Kỳ cũng lên kế hoạch xây dựng hàng nghìn ki-lô-mét đường bộ và đường tàu mới theo sáng kiến Tầm nhìn 2023, kế hoạch đánh dấu một trăm năm kể từ khi quốc gia này độc lập. Nhìn chung, các nỗ lực này sẽ mở rộng hệ thống vận tải của Thổ Nhĩ Kỳ và củng cố sự kết nối của nước này với châu Á và châu Âu. |

Cám ơn Hạnh dịch bài này. Và nối nhiều links để tiện tham khảo rất nhiều.
ThíchThích