English: Learning lessons for Vietnam’s future prosperity
Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công kinh tế trong năm 2019 và đang mong đợi một mùa bội thu trong năm nay 2020. Raymond Mallon, cố vấn kinh tế cấp cao đến từ Chương trình cải cách kinh tế Úc – Việt, phân tích những thành tựu và thảo luận về hành động ưu tiên cần thiết cho Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng trong những thập kỷ tới.
Sự tăng trưởng của Việt Nam là 7% trong năm 2019 dẫn đầu là sự tăng trưởng trong ngành sản suất11,3%. Tổng sản lượng ngành công nghiệp tăng 8,9%, dịch vụ là 7,3% và nông nghiệp là 2%. Tăng trưởng đã đạt được ổn định trong kinh tế vĩ mô, bao gồm lạm phát dưới 3% và dự trữ ngoại hối tăng. Tỷ lệ thương mại và đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong số cao nhất thế giới và tiếp tục tăng
Hiệu quả kinh tế của Việt Nam năm trước đặc biệt ấn tượng, trong bối cảnh bất ổn toàn cầu và suy thoái thương mại thế giới và tăng trưởng kinh tế chậm lại nhưng kinh tế có sự chuyển đổi trong nguồn gốc tăng trưởng của Việt Nam thực sự đáng chú ý
Trong khi sự phát triển kinh tế của thập kỷ trước được thúc đẩy bởi dòng vốn lớn từ đầu tư nước ngoài và vốn công, sự phát triển gần đây tăng lên bởi tiêu dùng trong nước và đầu tư tư nhân. Tổ chức Global Experience cho rằng một khu vực tư nhân trong nước mạnh cạnh tranh và đổi mới trong hội nhập toàn cầu và kinh tế cạnh tranh, cùng với hệ thống hành chính công hiệu quả, tạo nên tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế bền vững
Đầu tư tư nhân trong nước tăng hơn 17% năm 2019 với 2,6% mức tăng trưởng trong đầu tư nhà nước và 7,9% tăng trưởng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đây là năm thứ 3 liên tiếp trong đó sự tăng trưởng của đầu tư tư nhân trong nước đã vượt xa tốc độ tăng trưởng của nhà nước và FDI. Vì thế, tỷ lệ đầu tư tư nhân trong nước trong sự đầu tư quốc gia đã nhảy vọt, từ dưới 39% năm 2016 đến 46% năm 2019. Điều này đã giúp thúc đẩy tăng trưởng yếu tố năng suất tổng hợp với đầu tư tư nhân trong nước tạo ra nhiều việc làm và tăng trưởng từ mỗi đơn vị vốn được đầu tư
Tăng trưởng về xuất khẩu của công ty trong nước tăng mạnh (17.7%) năm 2019, trong khi tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) khiêm tốn hơn 4,2%, tuy nhiên, FIEs vẫn đóng góp 69% tổng lượng xuất khẩu VN, trong khi các doanh nghiệp trong nước chiếm 31%
Những ngành phát triển hơn
Một xu hướng nổi bật khác trong năm 2019 là tăng trưởng nhanh các dịch vụ công nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức. Sử dụng hệ thống thanh toán qua thẻ tăng đột biến. Hầu hết các khoản thanh toán hải quan và thuế được thực hiện thông qua chuyển khoản ngân hàng, và hầu hết doanh nghiệp chính thống đã đăng ký hệ thống thanh toán thuế điện tử. Số lượng người sử dụng hệ thống thanh toán qua mạng để trả hóa đơn tiền điện, viễn thông và nước đang tăng nhanh. Việc này thúc đẩy hiệu quả và tính minh bạch, và giảm cơ hội tham nhũng và trốn thuế. Nền kinh tế đã ghi dấu sự tăng mạnh về số vốn đầu tư cho các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số và mở rộng tăng trưởng, bao gồm nông nghiệp, thương mại điện tử và công nghệ tài chính. Kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia đặt mục tiêu Việt Nam nằm trong bốn nền kinh tế số hàng đầu ASEAN năm 2025
Du lịch là một ngành càng quan trọng khác. Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng bền vững, du lịch hiện nay đóng góp lớn cho việc làm quốc gia và tăng trưởng thu nhập. Quan trọng hơn, lợi ích kinh tế từ du lịch đến với người dân ở nông thôn có khuynh hướng hưởng lợi ít hơn từ sự phát triển công nghiệp và các dịch vụ khác
Nông dân có một năm nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, và hạn hán ở một số vùng. Tuy nhiên, có một số tín hiệu tích cực trong nông nghiệp với sự phát triển mới của thị trường trong nước và xuất khẩu cho một số sản phẩm nông nghiệp giá trị gia tăng cao hơn bằng cải thiện đóng gói với tiêu chuẩn chất lượng. Lao động nông thôn cũng tăng khả năng tiếp cận các cơ hội thu nhập cao hơn trong các ngành phi nông nghiệp và tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng GDP và việc làm tiếp tục giảm theo sự tái cấu trúc nền kinh tế đang diễn ra. Tỷ lệ đô thị hóa được dự đoán tiếp tục tăng. Việc này sẽ giúp giảm khoảng cách nông thôn thành thị trong năng suất lao động. Nhưng sẽ có chi phí xã hội trong suốt quá trình chuyển đổi này
Những năm gần đây cũng là một bước ngoặt về các hành động thiết yếu hơn để giải quyết các tác động có hại do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đến cuộc sống của người dân ở Việt Nam. Trong khi đó vẫn còn nhiều điều cần làm, tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng tái tạo đang được khuyến khích. Người dân Việt Nam có vẻ như đang đang sẵn sàng hành động để chống lại suy thoái môi trường trong cộng đồng của họ.
Nhìn về phía trước
Gần đây khả năng của khu vực tư nhân trong nước cung cấp một nền tảng mạnh cho thành công trong trong tương lai. Chìa khóa ở đầy là học hỏi và xây dựng từ những thành công gần đây. Chính phủ cần tiếp tục làm việc với doanh nghiệp và các bên liên quan khác để xác định các vướng mắc còn lại đối cho đầu tư kinh doanh sản xuất và thực hiện các hành động để giải quyết các nút thắt này
Những nỗ lực gần đây là mục tiêu mức ASEAN-4 trong Chỉ số kinh doanh và chỉ số cạnh tranh thế giới thẹo Nghị quyết số 02/NQ-CP về việc tiếp tục thi hành các nhiệm vụ và giải pháp chính để cải thiện môi trường kinh doanh trong nước và cạnh tranh quốc gia năm 2020 đã giúp đảm bảo rằng các cơ quan chính phủ phải chịu trách nhiệm về thực hiện các cải cách đã được thỏa thuận giữa doanh nghiệp và chính phủ. Kế hoạch thành lập một nhóm làm việc đặc biệt để thúc đẩy cải cách và đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục kinh doanh trong giai đoạn 2020-2025 có vai trò tiềm năng quan trọng cho thành công trong tương lai
Việt Nam cũng cần tập trung hơn nữa vào giải quyết các nào cản thể chế vẫn tồn tại để cạnh tranh với thị trường kinh tế. Điều đáng khích lệ là cải cách luật đất đai một lần nữa nằm trong chương trình cải cách quốc gia. Hiện tại vẫn phức tạp và thiếu minh bạch trong thị trường quyền sử dụng đất (đặc biệt là quyền sử dụng đất nông nghiệp) tạo nên lãng phí và cơ hội cho tham những. Cần có một hệ thống mạnh và minh bạch hơn nữa để bảo vệ quyền sở hữu, bao gồm thực thi hợp đồng và tòa án kinh tế. Cơ quan quản lý mạnh hơn độc lập với lợi ích thương mại là cần thiết để thực hiện chính sách cạnh tranh, đảm bảo các tiêu chuẩn (Vd cho sức khỏe, giáo dục và an ninh), và giám sát mạng lưới các ngành công nghiệp (giao thông, năng lượng và truyền thông)
Những nỗ lực bền vững là cần thiết để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đang thay đổi của xã hội và thị trường kinh tế tri thức đang tăng của VN. Các cơ quan hành chính nhà nước có hiệu quả là cần thiết để đảm bảo cung cấp các dịch vụ giáo dục và y tế phù hợp và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để khuyến khích tăng đầu tư vào các doanh nghiệp mới nổi sẽ tạo ra năng suất cao hơn và việc làm có thu nhập cao hơn.
Và ngày càng gia tăng sự công nhận rằng tăng trưởng kinh tế là một công cụ giúp cải thiện phúc lợi. Tăng trưởng kinh tế không phải là một đoạn kết trong chính nó. Có thể làm nhiều hơn để cải thiện phúc lợi thông qua cung cấp hiệu quả các dịch vụ công ở khu vực nông thôn và thành thị, bằng các quy định và quản lý bảo vệ môi trường hiệu quả hơn và giải quyết các điểm nghẽn khó khăn của những người ít có cơ hội kinh tế, bao gồm cả phụ nữ
Trong khi Việt Nam đang đạt được sự phát triển kinh tế tương đối công bằng, thu nhỏ khoảng cách vẫn còn tồn tại trong nông thôn thành thị và lỗ hổng kinh tế hai giới có thể giúp đảm bảo kết quả kinh tế công bằng hơn và đẩy mạnh năng suất và khả năng cạnh tranh chung của quốc gia
Việt Nam hiện đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng lượng tái tạo. Nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng với giá càng cạnh tranh sẽ tạo cơ hội mới cho Việt Nam tạo ra tăng trưởng xanh hơn và đạt được lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia đang hành động chậm hơn để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch
Các công nghệ mới cũng đang tạo cơ hội giảm chất thải môi trường trong sản xuất và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu ở khu vực nông thôn. Các bước cũng đã được thực hiện để giảm sử dụng nhựa và bao bì không phân hủy.
Sự tiến bộ tăng nhanh hơn trong việc phát triển hệ thống vận tải hàng loạt tại khu vực thành thị và sử dụng nhiều hơn phương tiện giao thông công cộng, xe hơi chạy bằng điện và xe đạp điện có thể giúp cải thiện vấn đề ô nhiễm và tắc đường mà các thành phố lớn của Việt Nam phải đối mặt. Và Việt Nam cần tiếp tục lập kế hoạch cần thiết cho các tác động không lường trước được của biến đổi khí hậu
Một ẩn số lớn là sự phát triển kinh tế và chính trị toàn cầu và tác động của sự tăng trưởng chính sách bảo hộ thương mại tại một vài thị trường quốc tế lớn. Việt Nam, với tư cách là chủ tịch ASEAN 2020, có thể giúp đẩy mạnh lãnh đạo khu vực trong hợp tác kinh tế quốc tế bằng cách tạo điều kiện hoàn thiện Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực, và khuyến khích bổ sung các quốc gia khác gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các hiệp định hợp tác kinh té khác
Cần có một cam kết quốc gia mạnh mẽ để giải quyết các điểm nghẽn còn lại, và sự tiến bộ đang được thực hiện trong việc xây dựng các thể chế cần thiết để phát triển một nền kinh tế cạnh tranh, công bằng thân thiện với môi trường. Với những tiến bộ gần đây, và cam kết cải cách liên tục, viễn cảnh cho việc duy trì cải thiện mức sống của người dân Việt Nam là đầy triển vọng
Dịch bởi Minh Hoàng