Chủ đề ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới 10.10.2019 “Chung tay Phòng chống Tự tử”

pyttmientrung.moh.gov.vn – Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới diễn ra vào 10 tháng 10 hàng năm là cơ hội để mọi người cùng chung tay nâng cao sức khỏe tinh thần toàn cầu. Năm 2019 này, chủ đề được lựa chọn là Phòng Chống Tự Tử. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã phát động chiến dịch 40 Giây Hành Động (40 seconds of action) nhằm tuyên truyền và ngăn chặn nạn tự sát.

       Ngày 10 tháng 9 hàng năm là ngày Thế giới Phòng chống tự tử (#World Suicide Prevention Day). Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về phòng chống tự tử. Cuộc vận động này sẽ kéo dài trong suốt 1 tháng tiếp theo với cao điểm là chiến dịch 40 Giây Hành Động vào ngày 10/10/2019.

        Tại sao chiến dịch trọng điểm của ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới 2019 lại có tên là “40 Giây Hành Động”? Tiếp tục đọc “Chủ đề ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới 10.10.2019 “Chung tay Phòng chống Tự tử””

Kiến nghị góp ý cho Dự thảo Thông tư /2020/TT-BCT Quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời

   |   Viết bởi : GreenID

Thư Kiến nghị

Kính gửi: Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ Công Thương

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, Bộ Công Thương

Ban soạn thảo Thông tư, Bộ Công Thương

Ban khoa học, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) là một tổ chức phi lợi nhuận của Việt Nam được thành lập dưới Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) theo quyết định số 840/QD-LHH ngày 27/12/2011. GreenID hoạt động để góp phần thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững cho Việt Nam. Từ năm 2018, GreenID đã khởi xướng chương trình Triệu Ngôi Nhà Xanh vì Việt Nam thịnh vượng và đang tích cực hợp tác với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình để triển khai giải pháp điện mặt trời mái nhà theo tinh thần khuyến khích của Chính phủ.

GreenID nhận thấy việc ban hành Thông tư là vô cùng cần thiết và ỦNG HỘ nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc xây dựng và tổ chức lấy tham vấn ý kiến chuyên gia, các đơn vị cung cấp giải pháp và hộ gia đình đã lắp đặt điện mặt trời mái nhà và đăng ký nối lưới mua bán điện cho Dự thảo “Thông tư Quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời”. Để góp ý cho Thông tư này, Chúng tôi đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến với sự tham gia của khoảng 120 đại biểu gồm các chuyên gia và doanh nghiệp, người tiêu dùng điện về thực hiện FIT2 cho điện mặt trời, đồng thời nghiên cứu các tài liệu đăng trên Cổng thông tin điện tử của Quý Bộ và tiếp nhận và tổng hợp ý kiến đóng góp từ các tổ chức, doanh nghiệp thành viên và đối tác của Liên minh hành động vì khí hậu Việt Nam cho Dự thảo này. Dưới đây là một số đề xuất gửi tới Ban soạn thảo Thông tư và Quý Bộ: Tiếp tục đọc “Kiến nghị góp ý cho Dự thảo Thông tư /2020/TT-BCT Quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời”

“Lý” và “Khí” để hiểu và sống lời Chúa

Vĩnh An

Trong triết học Đông phương từ xưa đến nay có hai phạm trù mà các trường phái thường đề cập đến. Họ coi đó như hai nguyên “lý” có nội hàm và ngoại trương rất đa dạng và phong phú bao trùm nhiều ý tưởng về vũ trụ quan và nhân sinh quan. Để hiểu rõ hơn, thiết tưởng nên đưa ra một định nghĩa đơn giản nhất mà mục đích trước tiên là để phân biệt, sau đó để xem chúng được triển khai như thế nào trong các trường phái triết học lớn.    

“Lý”: thường được hiểu là tính hợp “lý” của sự việc ; điều đúng đắn như một nguyên “lý” trừu tượng. Chân “lý”, sự thật vì “lý” còn được hiểu là chân “lý” căn bản hoặc là nguyên “lý”; nguyên “lý” tổ chức vũ trụ. Trong trường hợp này, nó có một từ Hy Lạp tương ứng là Logos hay Lời.

“Khí”: thường được hiểu là không “khí”, gió. “khí” còn được hiểu là hơi thở (Hy-lạp là Pneuma); hoặc năng lực vô hình của sự sống, có phần tương đương với prana của Ấn Độ, là năng lực vật chất của vũ trụ. Trong đời thường chúng ta có từ khí cụ, khí chất, khí thế v.v…  Tiếp tục đọc ““Lý” và “Khí” để hiểu và sống lời Chúa”

Mối tình nghiệt ngã

Hồ Đình Ba

MỐI TÌNH NGHIỆT NGÃ

(Tiểu thuyết luận đề)

       

NGHĨA TỬ

Bà Hạc ngồi đợi trong phòng khách nhà xứ khoảng mười phút thì cha phó xuất hiện, quần dài đen áo sơ mi trắng; bà đứng dậy chào, 

-“Con xin phép chào cha…” 

-“Bà Hạc phải không?”

-“Dạ phải.”

Rồi theo bàn tay ra hiệu của chủ nhà, bà Hạc ngồi xuống. Khi cả chủ khách yên vị, cha phó nói, 

-“Bà có việc gì quan trọng mà ra tận xứ nghèo này, nói xem.”  

-“Dạ hôm nay con đem ít quà lên đây để “tạ” cha đã chủ sự hôn lễ của con gái lớn con là Thúy Hằng. Nhờ cha làm phép mà hôn lễ của em nó thành-sự mang lại vui mừng cho hai họ.” Tiếp tục đọc “Mối tình nghiệt ngã”

Đối thoại liên tôn – Đồng quy nhi thù đồ

ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN

ĐỒNG QUY NHI THÙ ĐỒ

Gioan NGUYỄN SƠN

Khi học về tư tưởng của Teilhard de Chardin (1881-1955), linh mục dòng Tên,(1) tôi đã gặp được cụm từ thăng giả hội 升者會 (tất cả những gì đi lên sẽ gặp nhau). Ông là một nhà cổ sinh vật học và ông suy tư thần học từ những dữ kiện khoa học; hơn thế nữa, từ quan điểm tiến hóa (évolution) mà Charles Darwin (1809-1882) đã đưa ra trong khoa sinh vật học. Từ đó, Teilhard cho rằng có một sự tiến hóa bao trùm cả vũ trụ, không chỉ trong thế giới vật chất, trong thế giới sinh vật, mà trung tâm là con người. Từ khi có con người với ý thức, lý trí, và tinh thần, sự tiến hóa sẽ tập trung vào những gì thuộc tinh thần để sau cùng con người từ môi trường vật chất tiến qua môi trường sự sống; sự sống này sẽ ngày càng tinh tuyền, viên mãn để sau cùng đưa con người vào một thượng giới, một môi trường linh thánh, một cảnh vực thần linh (milieu divin). Càng lên cao, tính đặc thù và đa dạng biến mất để xuất hiện sự tương đồng và đây là chỗ để mọi dị biệt ở khởi điểm gặp nhau hay hội tụ (tout ce qui monte converse). Dịch Kinh (Hệ Từ Hạ) có một câu tương tự, được nhiều người biết hơn: Đồng quy nhi thù đồ (Gặp nhau, nhưng từ nhiều con đường khác nhau).(2) Chúng ta tạm hiểu rằng có một chân lý tối thượng mà nhân loại có thể đã đạt đến và gặp nhau dù bằng nhiều phương pháp tu tập hoặc tín ngưỡng khác nhau.  Tiếp tục đọc “Đối thoại liên tôn – Đồng quy nhi thù đồ”

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam Dự án nghiên cứu chuyển đổi từ cơ chế giá điện cố định (FIT) sang đấu thầu cạnh tranh đối với phát triển điện mặt trời

erea.gov.vn
Kế hoạch Dự án Thúc đẩy phát triển điện mặt trời do Ngân hàng Thế giới tài trợ

Dự án hỗ trợ kỹ thuật Thúc đẩy phát triển điện mặt trời trong giai đoạn 2020 – 2025 do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án sẽ hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu chuyển đổi từ cơ chế giá điện cố định (FIT) sang đấu thầu cạnh tranh đối với phát triển điện mặt trời

Bộ Công Thương (MOIT) dự kiến sẽ thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật Thúc đẩy phát triển điện mặt trời trong giai đoạn 2020 – 2025 do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án sẽ hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu chuyển đổi từ cơ chế giá điện cố định (FIT) sang đấu thầu cạnh tranh đối với phát triển điện mặt trời. Hỗ trợ kỹ thuật này sẽ giúp Chính phủ (i) rà soát, lựa chọn các trạm biến áp cho đấu thầu thí điểm theo trạm biến áp, (ii) hiểu rõ hơn nhu cầu nâng cấp lưới (bổ sung các giải pháp về lưu trữ, điều độ, điện áp và tần số) để tích hợp nguồn điện năng lượng tái tạo và (iii) xác định và lựa chọn các khu vực đất cho các nhà máy điện mặt trời quy mô lớn.
Tiếp tục đọc “Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam Dự án nghiên cứu chuyển đổi từ cơ chế giá điện cố định (FIT) sang đấu thầu cạnh tranh đối với phát triển điện mặt trời”