Vĩnh An
Trong triết học Đông phương từ xưa đến nay có hai phạm trù mà các trường phái thường đề cập đến. Họ coi đó như hai nguyên “lý” có nội hàm và ngoại trương rất đa dạng và phong phú bao trùm nhiều ý tưởng về vũ trụ quan và nhân sinh quan. Để hiểu rõ hơn, thiết tưởng nên đưa ra một định nghĩa đơn giản nhất mà mục đích trước tiên là để phân biệt, sau đó để xem chúng được triển khai như thế nào trong các trường phái triết học lớn.
“Lý”: thường được hiểu là tính hợp “lý” của sự việc ; điều đúng đắn như một nguyên “lý” trừu tượng. Chân “lý”, sự thật vì “lý” còn được hiểu là chân “lý” căn bản hoặc là nguyên “lý”; nguyên “lý” tổ chức vũ trụ. Trong trường hợp này, nó có một từ Hy Lạp tương ứng là Logos hay Lời.
“Khí”: thường được hiểu là không “khí”, gió. “khí” còn được hiểu là hơi thở (Hy-lạp là Pneuma); hoặc năng lực vô hình của sự sống, có phần tương đương với prana của Ấn Độ, là năng lực vật chất của vũ trụ. Trong đời thường chúng ta có từ khí cụ, khí chất, khí thế v.v…
Từ những định nghĩa trên, ta có thể thấy trong lịch sử triết học và tôn giáo người ta có thể xây dựng hệ thống tư tưởng từ hai khái niệm ấy. Tùy theo trực giác ban đầu của mỗi triết gia, khi lập thuyết người ấy sẽ có xu hướng chọn nền tảng học thuyết của mình là “lý” hoặc “khí” hoặc cả hai. Từ đó xuất hiện các quan niệm duy tâm, duy “lý” hoặc duy vật, duy nghiệm v.v… Triết học Tây phương thường rơi vào tình trạng “duy” này nghĩa là chọn một bỏ một: lấy một ý niệm làm chuẩn, sau đó gom mọi suy tư khác vào ý niệm chuẩn ấy. Từ quan điểm “duy” một chiều này, duy tâm chỉ nói về tâm mà gạt bỏ vật chất, duy “lý” chỉ nói về “lý” mà coi nhẹ cảm xúc, tình cảm hay thân xác, duy nghiệm chỉ nói về kinh nghiệm, duy linh nói về những điều siêu nghiệm hoặc tâm linh.
Minh triết Đông phương nói chung tránh được cái “duy” đó và giữa “lý” và “khí”, giữa tinh thần và vật chất nhưng thường tìm cách dung hòa như quan điểm trung dung của Khổng tử, như “lý”-sự-viên-dung-vô-ngại của Phật giáo, nhưng tùy theo cá tính của người lập thuyết, tùy theo bộ môn học thuật, người ta vẫn luôn có bên trọng bên khinh: hoặc trọng “lý” hơn “khí”, nghĩa là trọng việc theo “lý” (de droit) hơn việc theo tình thế (de fait) hoặc ngược lại trọng vật chất hơn tinh thần.
Đạo, tôn giáo hoặc tín ngưỡng hoặc luân lý thế tục như chúng ta thường hiểu là một tiến trình hoàn thiện bản thân từ xấu nên tốt để sau cùng đạt đến sự chí thiện hay cái thiện tối thượng. Để thực hiện tiến trình này các hệ thống tư tưởng có thể chọn những khởi điểm khác nhau. Ví dụ lấy “lý” làm khởi điểm để đạt hoàn thiện cả vật chất lẫn tinh thần, hoặc ngược lấy “khí” làm khởi điểm để đạt tuyệt đối, hoặc lấy cả hai phạm trù “lý” và “khí”, nhưng vẫn ưu tiên hơn cho một cái.
Download để đọc toàn bài Lý và Khí
Chuỗi bài cùng tác giả:
1. Trôi dạt dòng đời – Hồ Đình Ba