Europe’s New Moral Crusade: A campaign against progressive values

Al Jazeera English – 24-12-2022

Encouraged by the reversal of pro-abortion rights in the United States, a loose coalition of evangelical Christians, far-right politicians and Russian oligarchs are now engaged in a fierce campaign against progressive, liberal values in Europe.

But what is driving this so-called moral crusade? And who is funding it?

For People & Power, filmmakers Sarah Spiller, Mark Williams and Callum Macrae went in search of answers.

Europe’s New Moral Crusade: A campaign against progressive values | People and Power

Huế – những tháng ngày sục sôi – 10 Kỳ

***

Huế – những tháng ngày sục sôi – Kỳ 1: Những giọt nước tràn ly

 Tuổi Trẻ –  05/01/2012 21:22:00 Nguyễn Đắc Xuân

Đây là những hồi ức sống động về một thời xuống đường tranh đấu chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm của lực lượng sinh viên Huế. Là người trong cuộc, sinh viên Nguyễn Đắc Xuân, nay là nhà nghiên cứu nổi tiếng, đã tường trình những gì xảy ra tại Huế từ năm 1963, và tác động của nó đối với chính trường miền Nam lúc ấy.

Tôi là một sinh viên nghèo, gia đình ở nông thôn, chỉ gắn với Huế ở chỗ ngồi trong lớp học và bên cạnh tấm bảng đen, ở những gia đình tôi đến làm gia sư trên đường Phan Bội Châu (Phan Đăng Lưu ngày nay) và đường Trần Hưng Đạo, trước chợ Đông Ba. Trong môi trường đại học, dù có quy chế tự trị nhưng thực chất Tổng hội Sinh viên Đại học Huế lúc đó do đoàn sinh viên Công giáo nắm giữ. Những sinh hoạt đó xa lạ với tôi nên tôi luôn đứng bên tổ chức của sinh viên. Nhưng bất ngờ…

Giám mục Ngô Đình Thục (giữa), tổng thống Ngô Đình Diệm (phải) và cố vấn Ngô Đình Nhu  – Ảnh tư liệu

Tiếp tục đọc “Huế – những tháng ngày sục sôi – 10 Kỳ”

Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa Thực dân tại Việt Nam – Phần I – Chương I: Cuộc viễn chinh Nam Kỳ: Một vấn đề Gia Tô giáo

 ĐPNN – 12/06/2010 17:28:00TS Cao Huy Thuần

image

Đêm 31-8-1858, một hạm đội do Đề đốc Rigault de Genouilly chỉ huy xuất hiện ở Đà Nẳng . Ngày 1-9 viên chỉ huy, sau khi thúc giục các quan ta phải giao thành lũy trong hai giờ, đã cho quân Pháp và Tây Ban Nha đổ bộ lên bờ . Sau một trận khá dữ dội, thành lũy bị tấn công và bị chiếm . Cuộc đổ bộ nầy mở một giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam : Giai đoạn thực dân thống trị.


Phần 1: Đạo Thiên Chúa và Sự Xâm Lăng Nam Kỳ

Phần 2: Chính Sách Thực Dân và Chính Sách Của Các Vị Truyền Giáo Tại Bắc Kỳ

Phần III: Dấu In Mọi Ý Tưởng Của Những Người Truyền Đạo Lên Tổ Chức Bảo Hộ

Tiếp tục đọc “Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa Thực dân tại Việt Nam – Phần I – Chương I: Cuộc viễn chinh Nam Kỳ: Một vấn đề Gia Tô giáo”

Về ‘bức tường ngăn cách’ giữa nhà nước và tôn giáo ở Mỹ

1 thế giới – 09/03/2018, 16:40

Không phải ngẫu nhiên mà Tự do tín ngưỡng được đặt lên hàng đầu của vấn đề nhân quyền trong lịch sử nước Mỹ. Nó không phải xuất phát từ sự đàn áp tôn giáo của các lực lượng vô thần thế tục, mà xuất phát từ sự loại trừ lẫn nhau của các tôn giáo.

Mục đích của điều khoản thiết lập trong Tu chính án thứ nhất Hiến pháp Hoa Kỳ là tạo ra một bức tường ngăn cách giữa nhà thờ và nhà nước – Ảnh: Internet

Thời thuộc địa, nhiều nhóm dân cư theo các tôn giáo khác nhau phải chạy trốn khỏi sự bức hiếp của nhà thờ Anh giáo, đến lượt họ sau khi có lãnh thổ lại không chấp nhận những cộng đồng khác tôn giáo với mình. Đó là bản chất thiếu khoan dung của nhiều tôn giáo.

Tiếp tục đọc “Về ‘bức tường ngăn cách’ giữa nhà nước và tôn giáo ở Mỹ”

Israel và thế giới Hồi giáo: Một lịch sử những vụ ám sát

  • SÁNG ÁNH
  • 07.12.2020, 09:05

TTCT – Khoa học gia hạt nhân người Iran vừa bị ám sát không phải là vụ đầu tiên Israel bị nghi ngờ đứng đằng sau âm mưu trừ khử một nhân vật then chốt của các quốc gia đối địch, và có lẽ cũng chẳng phải vụ cuối cùng.

Israel và thế giới Hồi giáo: Một lịch sử những vụ ám sát
Mohsen

Từ California tới Paris

Bấy giờ là mùa hè ở Bắc California, năm 1952, tại thị trấn Berkeley, Sameera Moussa – một phụ nữ Ai Cập 35 tuổi, sang Mỹ theo diện học bổng Fulbright. Berkeley dạo đó – hay dạo này, đi đâu cũng phải có xe có pháo.

Sameera không phải người Mỹ, không biết lái xe, không có bằng lái và không có xe. Bằng mà cô có là tiến sĩ vật lý nguyên tử: cô là phó giáo sư Đại học Cairo ở Ai Cập và là người phụ nữ đầu tiên ở trong nước đạt tới học hàm đấy. Tiếp tục đọc “Israel và thế giới Hồi giáo: Một lịch sử những vụ ám sát”

Thảm kịch vụ nổ Beirut: Nghìn lẻ một chuyện Lebanon

  • SÁNG ÁNH
  • 15.08.2020, 12:00

TTCT – Xứ sở đã có 5.000 năm lịch sử Lebanon vừa trải qua một biến cố chấn động. Vụ nổ ở cảng Beirut cướp đi sinh mạng 157 người ngày 4-8 như một thảm kịch thu nhỏ hình ảnh đất nước kỳ lạ của khu vực Trung Đông này.

Thảm kịch vụ nổ Beirut: Nghìn lẻ một chuyện Lebanon
Ảnh: annahar.com

Buổi chiều Địa Trung Hải thì rất đẹp. Chỉ tiếc là quang cảnh tuy nhìn ra biển nhưng bị các kho hàng của cảng Beirut che mất phần nào. Beirut là thành phố hai mặt biển, căn hộ của Lina và Imad đang ở 50 năm trước là thuộc khu bình dân và tạp nham ở phía đông thành phố, dân cư lúc đó chủ yếu là người lao động Kitô giáo. Bên phải là khu vực Karantina (Cách ly) cũ của cảng, khi Israel thành lập (1948) thì trở thành một trong các trại chứa nửa triệu người Palestine bồng con, cõng mẹ chạy sang tị nạn. Tiếp tục đọc “Thảm kịch vụ nổ Beirut: Nghìn lẻ một chuyện Lebanon”

Bên này ảo vọng

Hồ Đình Ba

BÊN NÀY ẢO VỌNG

Tiểu thuyết luận đề

Gia cảnh bất thường           

Sau khi ra khỏi phòng vé, Trung đi tìm số chiếc xe đò sẽ đưa anh về lại Tịnh Biên, Tây Ninh. Lúc anh sắp bước lên, xe đã gần đầy khách, một anh bán vé số chống nạng trờ tới, mời mua ; sẵn còn ít tiền lẻ, Trung mua ba tấm rồi bước lên xe và ngồi xuống ghế ; mười phút sau xe lăn bánh khởi hành.                  

Suốt cuộc hành trình từ ngã tư An Sương đi Tây Ninh, anh miên man nghĩ về năm ngày phép anh vừa trải qua với gia đình. Trung đã có bốn ngày tròn để ở bên vợ và con anh, thằng Phương sáu tuổi năm nay vào lớp năm trường tiểu học. Nhưng thật ra anh không được những giờ phút hạnh phúc trọn vẹn với gia đình : vợ anh Tiên Phụng là chị bếp của cha xứ Giuse Cù Long Mạch và hai ngày nay cô rất bận rộn với việc nấu tiệc cho giáo xứ kỷ niệm 10 năm cha xứ được truyền chức linh mục, sau đó được điều về đây làm cha xứ. Những ngày này Tiên Phụng về rất khuya, mệt mỏi và lạnh lùng. Cô trò chuyện với Trung cho có lệ, sau đó họ làm tình nhưng rất thụ động, thờ ơ như một búp bê bằng sáp lạnh, không còn sự đáp ứng sôi nổi, nhịp nhàng như khi cô chưa sinh thằng Phương. Tiếp tục đọc “Bên này ảo vọng”

Bến nước mười ba

Vĩnh An

BẾN NƯỚC MƯỜI BA

 

Trong nhờ đục chịu bến chồng,
Khôn nhờ dại chịu bờ không bến bờ”

                                                    

Chương 1

Gia phong hiển hách 

 

Hôm nay là ngày nghỉ việc theo “tua” nên ông trưởng phòng kỹ thuật ga xe lửa Hòa Hưng Phạm Tiến Phong có thể ngồi lâu giờ trước ly cà phê đen nóng mà vợ ông, bà Mai Dung, sáng nào cũng pha sẵn cho ông trước khi ông đi làm. Ông rút điếu thuốc thứ ba nhìn lên bàn thờ Phật với hình Đức Phật khép mắt ngồi thiền dưới gốc bồ đề rồi lan man suy nghĩ.     Tiếp tục đọc “Bến nước mười ba”

Hoa dâm bụt đỏ

Vĩnh An

HOA DÂM BỤT ĐỎ
(tiểu thuyết luận đề)

Ta đến không mang lại cho anh em bình an mà mang lại cho anh em gươm giáo (TƯ).

 

Nước ấy có tên là Khảm Nô, một quốc gia có bốn nghìn năm văn hiến.

Nhưng cách nay ba trăm năm, cuộc chiến tranh cát cứ xảy ra liên miên giữa hai dòng họ: họ Trịnh và họ Nguyễn. Lịch sử gọi thời kỳ đó là Trịnh-Nguyễn phân tranh, vì thế trăm họ sống, chiến đấu và… chết cho hai họ ấy và người nào cũng có phần mình ít nhất là ba thước đất và một nấm mồ. Biết bao người dân chết đi trong cuộc chiến tranh cát cứ ấy để hai họ Trịnh Nguyễn thực hiện mộng bá vương xét cho cùng là một điều rất vô nghĩa. Tiếp tục đọc “Hoa dâm bụt đỏ”

“Lý” và “Khí” để hiểu và sống lời Chúa

Vĩnh An

Trong triết học Đông phương từ xưa đến nay có hai phạm trù mà các trường phái thường đề cập đến. Họ coi đó như hai nguyên “lý” có nội hàm và ngoại trương rất đa dạng và phong phú bao trùm nhiều ý tưởng về vũ trụ quan và nhân sinh quan. Để hiểu rõ hơn, thiết tưởng nên đưa ra một định nghĩa đơn giản nhất mà mục đích trước tiên là để phân biệt, sau đó để xem chúng được triển khai như thế nào trong các trường phái triết học lớn.    

“Lý”: thường được hiểu là tính hợp “lý” của sự việc ; điều đúng đắn như một nguyên “lý” trừu tượng. Chân “lý”, sự thật vì “lý” còn được hiểu là chân “lý” căn bản hoặc là nguyên “lý”; nguyên “lý” tổ chức vũ trụ. Trong trường hợp này, nó có một từ Hy Lạp tương ứng là Logos hay Lời.

“Khí”: thường được hiểu là không “khí”, gió. “khí” còn được hiểu là hơi thở (Hy-lạp là Pneuma); hoặc năng lực vô hình của sự sống, có phần tương đương với prana của Ấn Độ, là năng lực vật chất của vũ trụ. Trong đời thường chúng ta có từ khí cụ, khí chất, khí thế v.v…  Tiếp tục đọc ““Lý” và “Khí” để hiểu và sống lời Chúa”

Mối tình nghiệt ngã

Hồ Đình Ba

MỐI TÌNH NGHIỆT NGÃ

(Tiểu thuyết luận đề)

       

NGHĨA TỬ

Bà Hạc ngồi đợi trong phòng khách nhà xứ khoảng mười phút thì cha phó xuất hiện, quần dài đen áo sơ mi trắng; bà đứng dậy chào, 

-“Con xin phép chào cha…” 

-“Bà Hạc phải không?”

-“Dạ phải.”

Rồi theo bàn tay ra hiệu của chủ nhà, bà Hạc ngồi xuống. Khi cả chủ khách yên vị, cha phó nói, 

-“Bà có việc gì quan trọng mà ra tận xứ nghèo này, nói xem.”  

-“Dạ hôm nay con đem ít quà lên đây để “tạ” cha đã chủ sự hôn lễ của con gái lớn con là Thúy Hằng. Nhờ cha làm phép mà hôn lễ của em nó thành-sự mang lại vui mừng cho hai họ.” Tiếp tục đọc “Mối tình nghiệt ngã”

Đối thoại liên tôn – Đồng quy nhi thù đồ

ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN

ĐỒNG QUY NHI THÙ ĐỒ

Gioan NGUYỄN SƠN

Khi học về tư tưởng của Teilhard de Chardin (1881-1955), linh mục dòng Tên,(1) tôi đã gặp được cụm từ thăng giả hội 升者會 (tất cả những gì đi lên sẽ gặp nhau). Ông là một nhà cổ sinh vật học và ông suy tư thần học từ những dữ kiện khoa học; hơn thế nữa, từ quan điểm tiến hóa (évolution) mà Charles Darwin (1809-1882) đã đưa ra trong khoa sinh vật học. Từ đó, Teilhard cho rằng có một sự tiến hóa bao trùm cả vũ trụ, không chỉ trong thế giới vật chất, trong thế giới sinh vật, mà trung tâm là con người. Từ khi có con người với ý thức, lý trí, và tinh thần, sự tiến hóa sẽ tập trung vào những gì thuộc tinh thần để sau cùng con người từ môi trường vật chất tiến qua môi trường sự sống; sự sống này sẽ ngày càng tinh tuyền, viên mãn để sau cùng đưa con người vào một thượng giới, một môi trường linh thánh, một cảnh vực thần linh (milieu divin). Càng lên cao, tính đặc thù và đa dạng biến mất để xuất hiện sự tương đồng và đây là chỗ để mọi dị biệt ở khởi điểm gặp nhau hay hội tụ (tout ce qui monte converse). Dịch Kinh (Hệ Từ Hạ) có một câu tương tự, được nhiều người biết hơn: Đồng quy nhi thù đồ (Gặp nhau, nhưng từ nhiều con đường khác nhau).(2) Chúng ta tạm hiểu rằng có một chân lý tối thượng mà nhân loại có thể đã đạt đến và gặp nhau dù bằng nhiều phương pháp tu tập hoặc tín ngưỡng khác nhau.  Tiếp tục đọc “Đối thoại liên tôn – Đồng quy nhi thù đồ”

Danh vọng thần quyền

Hồ Đình Ba

DANH VỌNG THẦN QUYỀN
(Tiểu thuyết luận đề)

TRỞ LẠI QUÊ NHÀ.

Thánh lễ ban sáng trong nhà nguyện của chủng viện vừa kết thúc với lời chúc đi bình an của cha chủ tế. Các chủng sinh làm dấu thánh giá đứng dậy rời chỗ ngồi theo thứ tự từ hàng ghế trên cùng sát cung thánh xuống dưới. Họ im lặng, kính cẩn khoanh tay đi hàng một vào lối đi giữa hai dãy ghế. Chỉ khi họ ra khỏi nhà thờ họ mới buông thõng hai tay. Như thường lệ, người ra sau cùng vì còn nán lại từ năm đến mười phút để cầu nguyện trước Thánh Thể là Gioan Baotixita Phan Minh Vũ. Dù có người nào đó hoài nghi thái độ sùng kính của Vũ thì long sùng kính đã là thói quen của anh từ ngày vào chủng viện.

Hôm đó là một ngày mùa thu năm 1953 ở Phnôm Pênh. Như mọi ngày các chủng sinh có được mười lăm phút để giải lao sau đó họ đến ăn sáng tại phòng ăn của chủng viện Nam Vang. Trong bữa ăn họ có thể nghe thấy tiếng hoan hô của dân chúng ngoài phố vọng lại. Dân Kam-pu-chia hoan hô lãnh tụ của họ là ông hòang Norodom Sihanuc đã giành lại độc lập cho đất nước họ từ tay thực dân Pháp, sau một thời kỳ ngắn tranh đấu ôn hòa, không hy sinh nhiều xương máu.

Có lẽ vì những tiếng ồn ào ấy mà trong giờ ăn sáng hôm nay, cha giám thị không cho đọc sách đạo đức. Dù vậy mọi chủng sinh đều im lặng ăn, tiếng muỗng nĩa chạm vào nhau rất khẽ. Khi cha giám thị cho biết lý do có tiếng ồn ào huyên náo ngòai tường bao chủng viện: hôm nay là ngày đón mừng độc lập cùa dân chúng Kampuchia, vẻ ưu tư hiện lên mọi khuôn mặt, không chỉ nơi các chủng sinh người Việt thuộc địa phận Tây đàng trong mà cả thiểu số chủng sinh người bản địa. Ai cũng biết rằng văn hóa Đông phương và cả tình tự dân tộc (nếu có) đều không chấp nhận Ki-tô giáo thậm chí đạo mới này còn bị coi là “tả đạo”.

Trước tình hình này, một số chủng sinh trong đó có Phan Minh Vũ lo lắng cho
con đường tu hành của họ. Họ đoán già đoán non rằng chủng viện sẽ bị giải tán và các chủng sinh sẽ bị đuổi về làm dân thường, trở thành những nông dân, thợ thủ công hoặc thương gia hoặc một nghề nào khác…Vĩnh biệt chức thánh.

Những tiên đoán của họ chỉ đúng một nửa. Hai tháng sau và theo thỏa thuận giữa giáo quyền và chính quyền hoàng gia, chủng viện tạm thời ngừng hoạt động và tất cả các chủng sinh người Việt phải lên đường về nước.

Ngày 23 tháng chạp, còn hai tuần nữa thì đến tết âm lịch, hai chiếc xe ca xuất phát từ chủng viện Phnom Pênh, đưa gần năm mươi chủng sinh người Việt về nước qua ngã Xvây Riêng. Chuyến đi dài làm các cậu trai đều mệt mỏi, đặc biệt Minh Vũ mà theo khoa tướng số thuộc loại người ”ngũ trường”, tay chân dài và mặt dài hình chữ nhật. Chiều cao của anh thuộc loại nhất lớp gần một mét tám. Anh ngồi ghế trong, hai đầu gối xiên vào lối đi giữa của xe để giữ chân vuông góc. Khi xe gặp ổ gà sâu, cả chiếc xe tưng lên làm cho đầu anh chạm vào trần. Anh không hề thấy đau vì khuôn mặt dài với trán thấp của anh không hề có một biểu lộ nào như anh vừa đội quả bóng đến đúng tầm những lúc anh chơi bóng đá trong chủng viện. Đến Xvây Riêng, hai xe chở các chủng sinh dừng lại để ăn cơm rồi đi qua biên giới Miên-Việt để hướng thẳng về Cần Thơ. Hơn chin giờ tối, hai xe ca đến trước tiểu chủng viện Cần Thơ sau khi dừng lại dùng cơm tối trước khi vào thành phố. Các chủng sinh bước xuống xe chờ mở cổng. Mười phút sau người gác cổng và cha tổng giám thị tiểu chủng viện xuất hiện. Ông nói các chủng sinh vừa đến nghỉ tạm qua đêm sau một cuộc hành trình dài, sau thánh lễ sáng sớm ngày mai, họ sẽ có buổi làm việc với cha Tổng đại diện để được thông báo hướng giải quyết của tòa Giám mục về con đường tu hành của họ.

Sáng hôm sau, sau bữa ăn sáng, các chủng sinh mới về nước tập họp trong hội
trường. Cha tổng đại diện vừa từ nhà thờ chánh tòa đến. Đọc kinh Lạy Cha cùng các bạn trẻ xong, ông đi thẳng vào vấn đề. Ông chia ra ba trường hợp: thứ nhất những người không còn muốn tu vì bất cứ lý do nào thì có thể xin thôi, về bản quán làm giáo dân; thứ hai những người muốn tu tiếp thì ghi tên lại và danh sách sẽ được chuyển về Đại chủng viện Sài-gòn và phải đợi hết năm học này qua năm học mới để được xét tuyển; việc xét tuyển căn cứ vào học bạ đã được chuyển từ Phnôm Pênh về. Trong khi chờ xét tuyển, chủng sinh đó phải đến giáo xứ nơi mình đang sống đăng ký với cha xứ để tham gia sinh hoạt và được cha xứ hướng dẫn thêm. Thứ ba là những người muốn tiếp tục tu hành nhưng không trong dòng triều mà trong các dòng hành khất hoặc chiêm niệm sẽ được tòa giám mục giới thiệu cho dòng ấy. Sau buổi họp, Vũ cùng mười sáu bạn khác đăng ký vào diện thứ hai. Trong buổi họp ấy các chủng sinh biết được cuộc chiến tranh Pháp-Việt đang bước vào giai đoạn quyết liệt. Sau chiến thắng trong chiến dịch biên giới, lực lượng Việt Minh tiến về cứ điểm Điện Biên Phủ, chuẩn bị trân đánh quyết định này.

Download để đọc tiếp DANH VỌNG THẦN QUYỀN

 

Chuỗi bài cùng tác giả:

1. Trôi dạt dòng đời – Hồ Đình Ba

2. Danh vọng thần quyền

3. Mối tình nghiệt ngã

4. Đối thoại liên tôn – Đồng quy nhi thù đồ

5. Lý và Khí