Ngày tàn của nền độc tài Công giáo: Sự Sát hại 2 Tổng thống Công giáo

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP HAI (2/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT TẬP HAI TẬP BA

50namnhinlai-med123

Chương Bốn
BÁNH XE LỊCH SỬ
Thiên thời Địa lợi Nhân hòa

NGÀY TÀN CỦA NỀN ĐỘC TÀI CÔNG GIÁO
Sự Sát hại 2 Tổng thống Công giáo
(Trích từ “Vietnam: Why Did We Go?”, Chương 15,
của Avro Manhattan)

 

* Tại sao tòa đại sứ Mỹ đã chống lại cuộc đề cử Diệm * Một sự lựa chọn tai hại * Thế lưỡng nan của Kennedy * Các ưu tiên chính trị tôn giáo của Diệm * So sánh các nền độc tài Ca-tô của xứ Croatia và Việt Nam * Những mục tiêu chính của Diệm và Pavelich * Các hoạt động tôn giáo của Diệm làm nguy hại những nỗ lực chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam * Binh sĩ Phật giáo đào ngũ khỏi Quân đội Việt Nam * Các biện pháp giúp tránh sự tan rã của đội quân * Viện trợ của Mỹ cho Việt Nam bị ngưng * Trưởng CIA bị gọi về * Một “cú lật đổ” Diệm được thả lõng * Diệm và người em bị bắn chết * Tổng thống Kennedy bị giết * Thêm mười năm nữa cho chiến tranh Việt Nam * Cái giá cuối cùng, mạng sống của 58 ngàn thanh niên Mỹ. Tiếp tục đọc “Ngày tàn của nền độc tài Công giáo: Sự Sát hại 2 Tổng thống Công giáo”

Ngắm những nhà thờ Nam Định trong mùa Giáng sinh

Thứ Hai, 23/12/2019 08:58 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) – Chúng tôi vừa về thăm một số nhà thờ nổi tiếng ở Nam Định và có những cảm nhận rất sinh động về không khí chuẩn bị đón Giáng sinh những ngày này ở đây.

Viện Bảo tồn di tích đề xuất hai phương án trùng tu nhà thờ Bùi Chu

Nam Định là nơi đầu tiên đạo Thiên Chúa được truyền ở miền Bắc. Từ đầu thế kỷ XVI, các nhà truyền giáo phương Tây đã đến đây. Vì vậy, Nam Định ngày nay có hàng chục vạn giáo dân, với gần 600 nhà thờ, hàng trăm xứ đạo. Những nhà thờ ở Nam Định đẹp, đa dạng về kiểu dáng, thực sự là những công trình kiến trúc đặc sắc, gắn bó hàng trăm năm với đồng bào công giáo. Tiếp tục đọc “Ngắm những nhà thờ Nam Định trong mùa Giáng sinh”

Tổng giáo phận Huế tổ chức nhiều hoạt động mừng Giáng sinh

VNE – Chủ nhật, 22/12/2019, 18:15 (GMT+7)

Tặng quà cho người nghèo, chăm sóc người bất hạnh, tĩnh tâm, xưng tội… là những việc đã được tu sĩ, linh mục Tổng giáo phận Huế thực hiện mừng lễ Giáng sinh.

Trước đại lễ Giáng sinh, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh – Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, kêu gọi Ban bác ái xã hội và các dòng tu của Tổng Giáo phận Huế chuẩn bị quà tặng người nghèo. Bản thân ngài cũng liên lạc với người thân, bạn bè, ân nhân… để huy động thêm nguồn tiền góp thêm.

Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam chụp hình vui nhộn cùng một em nhỏ trong buổi tặng quà. Ảnh: Nguyễn Đông.

Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh – Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam chụp hình vui nhộn cùng một em nhỏ trong buổi tặng quà. Ảnh: Nguyễn Đông.

Tiếp tục đọc “Tổng giáo phận Huế tổ chức nhiều hoạt động mừng Giáng sinh”

“Hiện tượng Hà Mòn” ở Tây Nguyên, những vấn đề cần quan tâm

Kết quả hình ảnh cho “Hà Mòn”
Phát động quần chúng đưa đối tượng tuyên truyền tà đạo, phản động ra kiểm điểm. Ảnh: T.K – baogialai

Ban Tôn giáo Chính phủ

 Mấy năm nay ở khu vực Tây Nguyên nhất là hai tỉnh Kom Tum và Gia Lai rộ lên một hiện tượng tôn giáo với các tên gọi khác nhau: “tà đạo Hà Mòn”, “hiện tượng Hà Mòn” “đạo Gyin”, “đạo Hà Mòn”, “Công giáo Đề ga”… Bài viết này xin được cung cấp một số thông tin cũng như có những nhận xét, đánh giá bước đầu về vấn đề này. Chúng tôi xin được tạm sử dụng thuật ngữ “hiện tượng Hà Mòn” cho bài viết. Tiếp tục đọc ““Hiện tượng Hà Mòn” ở Tây Nguyên, những vấn đề cần quan tâm”

Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam: Phần 1: Đạo Thiên Chúa và sự xâm lăng Nam Kỳ

11/06/2010 08:32:00TS Cao Huy Thuần

image
Luận án Tiến Sĩ Quốc Gia Khoa Học Chính Trị Đại Học Paris.
Khi quyết định phái quân đội viển chinh đến Nam Kỳ, Napoléon III nhằm mục đích chính yếu có tính cách tôn giáo : cứu giúp đạo Gia Tô bị những “ tên bạo chúa “ ở một nước xa xôi có tên là Cochinchine “ngược đãi “, Vua muốn chứng tỏ trước mắt toàn thế giới và đặc biệt là trước mắt những tín đồ Gia Tô Pháp mà ông nương tựa, ông là người bảo vệ quyền lợi Gia Tô ở Đông Á.

Lúc đầu đoàn quân viển chinh chỉ là một thứ biểu dương lực lượng, dùng để uy hiếp triều đình Huế và buộc phải chấp nhận nguyên tắc tự do truyền đạo, vì tình thế, sẽ tạo nên giai đoạn đầu của việc xâm lăng lâu dài.

Như những Toàn quyền đầu tiên “Đông Pháp “ trong khi theo đuổi mục đích thực dân, vẫn không quên mục tiêu tôn giáo ban đầu : Hòa ước mong biến thuộc địa giàu, đẹp nầy thành đế quốc Gia Tô mạnh mẽ ở Đông Á . Họ xác nhận, chúng ta không thể làm gì tốt đẹp và vững chắc ở Nam kỳ nếu không biến nó thành xứ Gia tô. Bằng cách áp dụng chặc chẻ chính sách đồng hóa. Tiếp tục đọc “Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam: Phần 1: Đạo Thiên Chúa và sự xâm lăng Nam Kỳ”

Phúc trình A/5630 – Báo cáo của Phái đoàn Điều tra Liên Hiệp Quốc tại Nam Việt Nam

29/10/20179:42 SA – thuvienhoasen

Nguyễn Minh Tiến
PHÚC TRÌNH A/5630
PHÚC TRÌNH CỦA PHÁI ĐOÀN ĐIỀU TRA LIÊN HIỆP QUỐC TẠI NAM VIỆT NAM
(REPORT OF THE UNITED NATION FACT-FINDING MISSION TO SOUTH VIET-NAM)

phuc-trinh1963

Đối với những người Việt Nam đã từng sống trong thời gian diễn ra những biến động này thì câu hỏi có đàn áp Phật giáo hay không là một câu hỏi quá thừa. Tuy nhiên, đối với thế hệ những người đi sau không được trực tiếp chứng kiến, cũng như từ góc nhìn của những người sống ngoài nước, thì sự thật này cũng như nhiều vấn đề liên quan khác tinh tế hơn đã và đang bị một số người có tính nhận thức theo hướng bóp méo và sai lệch. Điều đó khiến cho vai trò thực sự của phong trào Phật giáo năm 1963 cũng như của nhiều vị lãnh đạo phong trào bị hiểu sai hoặc quy chụp theo hướng hoàn toàn không đúng với sự thật lịch sử. Bằng vào những ghi chép khách quan và chính xác trong Phúc trình A/5630, chúng ta có thể xác định được một số nét cơ bản nhất về giai đoạn đầy biến động này, thông qua đó nhận thức được một cách chính xác và đầy đủ hơn về những gì đã diễn ra trong lịch sử. Tiếp tục đọc “Phúc trình A/5630 – Báo cáo của Phái đoàn Điều tra Liên Hiệp Quốc tại Nam Việt Nam”

Lần đầu công bố ảnh về cuộc đấu tranh chống đàn áp Phật giáo 1963

dantri – Cuộc triển lãm ảnh tư liệu “Lửa từ bi” nhằm tưởng niệm 50 năm pháp nạn (1963-2013) vừa diễn ra tại Huế đã khiến người xem xúc động.

Một góc triển lãm

Triển lãm với hơn 80 bức ảnh diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế (15 Lê Lợi, TP Huế) từ 17-24/5 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Thừa Thiên Huế tổ chức, là hoạt động đầy ý nghĩa khi nhắc lại một thời đạo Phật tại Huế, Sài Gòn và nhiều nơi trên cả nước chiến đấu quả cảm, kiên cường đến thế. Tiếp tục đọc “Lần đầu công bố ảnh về cuộc đấu tranh chống đàn áp Phật giáo 1963”

Pháp Nạn 1963: Tưởng niệm, Bản chất Văn hóa, Tinh thần Bất bạo động

thuvienhoasen – 20/05/201312:00 SA – Cao Huy Thuần

dailetuongniem
PHÁP NẠN 1963
TƯỞNG NIỆM, BẢN CHẤT VĂN HÓATINH THẦN BẤT BẠO ĐỘNG
Cao Huy Thuần

caohuythuan_1Trong khuôn khổ “Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2557” và kỷ niệm 50 năm Pháp nạn (1963-2013) tối ngày mùng 10 tháng Tư Quý Tỵ (19-5-2013) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã diễn ra buổi thuyết trình với đề tài “Pháp nạn 1963: Tưởng niệm, bản chất văn hóatinh thần bất bạo động” do GS Cao Huy Thuần diễn thuyếtChư tôn Hòa thượng Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế, chư tôn Hòa thượng Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, chư tôn đức Tăng, Ni các Tổ đình, Tự việnTịnh xáTịnh thất, quý vị lãnh đạo chính quyền các cấp tỉnh, Thành phố Huế, các thân nhân chư anh linh Thánh Tử đạo và đông đảo các giới Phật tử đã đến dự. Buổi thuyết trình xúc động như một buổi tưởng niệm chư vị Thánh Tử Đạo. Bản tin Phật đản xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài thuyết trình đến với quý độc giả. Tiếp tục đọc “Pháp Nạn 1963: Tưởng niệm, Bản chất Văn hóa, Tinh thần Bất bạo động”

Cia (11-5-1963): Báo cáo cho Tổng thống Mỹ về Cuộc Thảm sát tại Huế năm 1963

thuvienhoasen – 13/12/2013
HỒ SƠ MẬT 1963
Từ Các Nguồn Tài Liệu Của Chính Phủ Mỹ 
Nhóm Thiện Pháp thực hiện
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications 2013
 
PHẦN I
CUỘC VẬN ĐỘNG BÌNH ĐẲNG TÔN GIÁO NĂM 1963
CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

CIA BÁO CÁO TỔNG THỐNG MỸ
VỀ CUỘC THẢM SÁT HUẾ 1963

 

BẢN PHÚC TRÌNH
Tình Báo Trung Ương
(Central Intelligence Bulletin)

centralinterligenceagency_logo

Central Intelligence Agency
United States of America

Ngày 11 tháng 5 năm 1963
Đã duyệt bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Chấp thuận giải mật ngày 17 tháng 4 năm 2003
Tên hồ sơ: CIA-RDP79T00975A007000150001-7.pdf

Tiếp tục đọc “Cia (11-5-1963): Báo cáo cho Tổng thống Mỹ về Cuộc Thảm sát tại Huế năm 1963”

Thập giá và Lưỡi gươm – Những cuộc đụng độ cải cách ruộng đất

(Trích từ tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”,  linh mục Trần Tam Tỉnh)
Xem Mục lục tác phẩm ở cuối bài
Ấn bản 1978 của nhà xuất bản Trẻ

Chương IV

GIÁO HỘI TRONG KHÁNG CHIẾN

(tiếp theo)

5 – NHỮNG CUỘC ĐỤNG ĐỘ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Cuộc đụng độ đầu tiên giữa chính phủ Hồ Chí Minh và Giáo hội đã xảy ra vào dịp có cuộc cải cách ruộng đất. Như đã thấy ở chương trên, dưới thời thực dân, Giáo hội là một nhà đại gia chủ. Hơn nữa, cuộc cải cách ruộng đất này hầu như chỉ đụng tới Giáo hội Công giáo, bởi vì từ thời thực dân cho tới năm 1954, Giáo hội Công giáo là tổ chức tôn giáo duy nhất có pháp nhân và được quyền sở hữu. Tiếp tục đọc “Thập giá và Lưỡi gươm – Những cuộc đụng độ cải cách ruộng đất”

Thập giá và Lưỡi gươm – Tài sản của giáo hội

(Trích từ tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”,  linh mục Trần Tam Tỉnh)
Xem Mục lục tác phẩm ở cuối bài

Ấn bản 1978 của nhà xuất bản Trẻ

Chương IV

GIÁO HỘI TRONG KHÁNG CHIẾN

6. TÀI SẢN CỦA GIÁO HỘI

Trong lãnh vực tài sản của Giáo hội, còn có một đụng độ khác đào rộng theo cái hố ngăn cách giữa Giáo hội và Nhà nước. Trong cuộc cải cách ruộng đất, chính phủ chỉ trưng thu các tư liệu sản xuất, còn các loạt bất động sản và động sản khác, như nhà thờ, chủng viện, tòa giám mục, nhà xứ, nhà hội, bàn ghế, đồ thờ, áo lễ thì không bị đụng tới. Nhiều Giám mục và Linh mục căn cứ vào pháp luật bảo vệ các cơ sở tôn giáo, nên ra sức bám giữ các của đó một cách quá sốt sắng. Về vấn đề này, chúng tôi ghi lại đây những gì đã biết trong chuyến về thăm miền Bắc Việt Nam: Tiếp tục đọc “Thập giá và Lưỡi gươm – Tài sản của giáo hội”

Dạy sử dưới thời Diệm – Nguyễn Hiến Lê

thuvienhoasen – 24/12/2012
1963 – 2013 
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI 
TẬP MỘT (1/3) 
Tuyển tập của 99 tác giả 
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân 
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT ● TẬP HAI ● TẬP BA 

Chương Hai VÌ ĐÂU NÊN NỖI 
Đoạn trường ai có qua cầu mới hay…

13
DẠY SỬ DƯỚI THỜI DIỆM 
Nguyễn Hiến Lê

image053….Điều may thứ nhì là một cơ hội tốt để tôi thực hiện một điểm trong chương trình mở mang kiến thứcthanh niên. Từ mấy năm trước tôi đã mua được mấy cuốn Histoire Universelle của Wells, Histoire de l’Humanité của H. Van Loon đọc rất hấp dẫn, tôi tính sẽ dịch hoặc tóm tắt. Đầu niên khóa 1954-1955, trong chương trình Trung học Đệ nhất cấp có thêm môn Lịch sử Thế giới dạy trong bốn năm. Ông Thiên Giang lúc đó dạy Sử các lớp đệ Lục đệ Ngũ. Tôi bàn với ông soạn chung bộ Sử Thế giới càng sớm càng tốt cho học sinh có sách học, khỏi phải chép “cua” (cours). Tiếp tục đọc “Dạy sử dưới thời Diệm – Nguyễn Hiến Lê”

Thập giá và Lưỡi gươm – Người Công giáo, trọng tâm của cuộc di cư

(Trích từ tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”,  linh mục Trần Tam Tỉnh)
Xem Mục lục tác phẩm ở cuối bài
Ấn bản 1978 của nhà xuất bản Trẻ
Chương II

BINH THÁNH GIÁ, NẠN NHÂN CỦA ĐẠO QUÂN THÁNH GIÁ

(tiếp theo)

7 – NGƯỜI CÔNG GIÁO, TRỌNG TÂM CỦA CUỘC DI CƯ

Muốn có một cái nhìn tổng hợp về cuộc chạy trốn của người Việt Nam những năm 1954-1956, chỉ cần phân tích các tỉ số những thành phần di cư là có ngay. Sau khi quân Pháp vĩnh viễn ra đi năm 1955, số người di cư lên tới 860.000, trong đó có 250.000 [*] là công giáo. Những thành phần còn lại là ai? Họ là 2% [**] của dân số không công giáo, đã «chọn tìm tự do». Tiếp tục đọc “Thập giá và Lưỡi gươm – Người Công giáo, trọng tâm của cuộc di cư”

Thập giá và Lưỡi gươm – Cuộc xuất hành

(Trích từ tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”,  linh mục Trần Tam Tỉnh)
Xem Mục lục tác phẩm ở cuối bài
Ấn bản 1978 của nhà xuất bản Trẻ
Chương II

BINH THÁNH GIÁ, NẠN NHÂN CỦA ĐẠO QUÂN THÁNH GIÁ

(tiếp theo)

6 ─ CUỘC XUẤT HÀNH

Sự vui mừng của nhân dân Việt Nam, tiếc thay lại là cái tang của bà con Công giáo vùng Đồng bằng sông Hồng. Bị các linh mục lôi kéo vào cuộc mạo hiểm nhục nhã và bi đát này, họ cảm thấy mình bị bỏ rơi do sự phản bội của quân Pháp. Hốt hoảng, lo âu, thất vọng, họ nguyền rủa những người mới đây là đồng minh của mình. J. Tuócnu (Tournoux) kể lại trong tập «Bí mật quốc gia» rằng một giám mục đã tới bộ Tổng tham mưu vùng mà viên sĩ quan chỉ huy quân viễn chinh như sau: Tiếp tục đọc “Thập giá và Lưỡi gươm – Cuộc xuất hành”

Thập giá và Lưỡi gươm – Cuộc thánh chiến

(Trích từ tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”,  linh mục Trần Tam Tỉnh)
Xem Mục lục tác phẩm ở cuối bài
Chương II

BINH THÁNH GIÁ, NẠN NHÂN CỦA ĐẠO QUÂN THÁNH GIÁ

(tiếp theo)

5 ─ CUỘC THÁNH CHIẾN

DeLattre_DeTassignyDưới sức ép của Đơ Lát và của đức cha Đulay (Dooley) người Ái Nhĩ Lan được chỉ định làm Khâm mạng năm 1950, các giám mục Việt Nam họp tại Hà Nội đã đưa ra những lời tuyên bố sấm sét trong Thư chung mục vụ ngày 9 tháng 11 năm 1951 như sau: «Chúng tôi thấy mình có bổn phận nhắc nhở anh chị em đề cao cảnh giác chống lại nguy cơ hết sức to lớn của chủ nghĩa cộng sản vô thần là một mối đe dọa lớn lao nhất hiện nay. Chẳng những cấm anh chị em không được vào Đảng cộng sản, mà anh chị em cũng không được hợp tác với họ, hay là làm bất cứ việc gì có thể góp phần cách nào cho Đảng Cộng sản lên năm chính quyền. Mối nguy hiểm nghiêm trọng và các hậu quả của nó kinh khủng đến nổi chúng ta cảm thấy có bổn phận nhắc nhở anh chị em đề phòng cả đối với những kiểu lươn lẹo và mưu chước người cộng sản dùng để đánh lừa dân chúng, những mưu chước chỉ phục vụ cho các mục tiêu của người cộng sản mà thôi». Tiếp tục đọc “Thập giá và Lưỡi gươm – Cuộc thánh chiến”