Đối thoại liên tôn – Đồng quy nhi thù đồ

ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN

ĐỒNG QUY NHI THÙ ĐỒ

Gioan NGUYỄN SƠN

Khi học về tư tưởng của Teilhard de Chardin (1881-1955), linh mục dòng Tên,(1) tôi đã gặp được cụm từ thăng giả hội 升者會 (tất cả những gì đi lên sẽ gặp nhau). Ông là một nhà cổ sinh vật học và ông suy tư thần học từ những dữ kiện khoa học; hơn thế nữa, từ quan điểm tiến hóa (évolution) mà Charles Darwin (1809-1882) đã đưa ra trong khoa sinh vật học. Từ đó, Teilhard cho rằng có một sự tiến hóa bao trùm cả vũ trụ, không chỉ trong thế giới vật chất, trong thế giới sinh vật, mà trung tâm là con người. Từ khi có con người với ý thức, lý trí, và tinh thần, sự tiến hóa sẽ tập trung vào những gì thuộc tinh thần để sau cùng con người từ môi trường vật chất tiến qua môi trường sự sống; sự sống này sẽ ngày càng tinh tuyền, viên mãn để sau cùng đưa con người vào một thượng giới, một môi trường linh thánh, một cảnh vực thần linh (milieu divin). Càng lên cao, tính đặc thù và đa dạng biến mất để xuất hiện sự tương đồng và đây là chỗ để mọi dị biệt ở khởi điểm gặp nhau hay hội tụ (tout ce qui monte converse). Dịch Kinh (Hệ Từ Hạ) có một câu tương tự, được nhiều người biết hơn: Đồng quy nhi thù đồ (Gặp nhau, nhưng từ nhiều con đường khác nhau).(2) Chúng ta tạm hiểu rằng có một chân lý tối thượng mà nhân loại có thể đã đạt đến và gặp nhau dù bằng nhiều phương pháp tu tập hoặc tín ngưỡng khác nhau. 

Trong bài viết này tôi muốn dùng câu nói dẫn trên trong Kinh Dịch để soi rọi vào Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo xem có những tương đồng hoặc dị biệt nào, và những điểm khả dĩ giúp chúng gặp nhau và hội tụ. Trước hết, tôi xin thưa rằng những gì mà tôi mạo muội đưa ra đây nên coi như những gợi ý mà thôi; chí ít chúng cũng giúp chúng ta nuôi dưỡng được tinh thần khoan dung tôn giáo.(3)

Lưu ý: Các chú thích trong bài do Đạo Uyển thêm vào. Ngoài ra, với các chú thích của tác giả, sẽ ghi rõ là Ng. Sơn chú.

(1) Về linh mục Pierre (Phê-rô) Teilhard de Chardin, xem thêm bài Thánh Lễ Giữa Bình Minh Sa Mạc, in trong: Huệ Khải, Như Hoa Nở Muộn. Hà Nội: Nxb Hồng Đức, 2019, tr. 113-114

(2) 天下同歸而 殊途. Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ. (Đường tuy muôn nẻo, một chỗ cùng về.)

(3) khoan dung tôn giáo 宗教寬容 (tôn giáo khoan dung / religious tolerance): Chấp nhận những khác biệt trong tôn giáo khác dù mình không tán thành.

 

Download để đọc toàn bài Đối thoại liên tôn – Đồng quy nhi thù đồ

 

Chuỗi bài cùng tác giả:

1. Trôi dạt dòng đời – Hồ Đình Ba

2. Danh vọng thần quyền

3. Mối tình nghiệt ngã

4. Đối thoại liên tôn – Đồng quy nhi thù đồ

5. Lý và Khí

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s