Bến nước mười ba

Vĩnh An

BẾN NƯỚC MƯỜI BA

 

Trong nhờ đục chịu bến chồng,
Khôn nhờ dại chịu bờ không bến bờ”

                                                    

Chương 1

Gia phong hiển hách 

 

Hôm nay là ngày nghỉ việc theo “tua” nên ông trưởng phòng kỹ thuật ga xe lửa Hòa Hưng Phạm Tiến Phong có thể ngồi lâu giờ trước ly cà phê đen nóng mà vợ ông, bà Mai Dung, sáng nào cũng pha sẵn cho ông trước khi ông đi làm. Ông rút điếu thuốc thứ ba nhìn lên bàn thờ Phật với hình Đức Phật khép mắt ngồi thiền dưới gốc bồ đề rồi lan man suy nghĩ.    

Thời gian trôi qua nhanh hơn ông nghĩ, từ ngày ông được sở hỏa xa Vinh thuyên chuyển vào Nam năm 1953, lúc đó thằng Thụ con đầu lòng của ông mới chín tuổi. Khi còn nhỏ những thiếu niên đồng lứa trong xóm thường gọi Thụ là Sáu Thọ, tên của tiệm bán hòm ở đầu hẻm để trêu chọc anh. Hôm nay Thụ vừa đúng hai mươi đang học sĩ quan trừ bị tại Thủ Đức. 

Những tháng đầu tiên đưa vợ con vào Nam nhận nhiệm vụ ở ga Hòa Hưng ông Tiến Phong không thể biết rằng ông không còn cơ hội nào trở về nguyên quán. Cuộc chiến tranh Pháp-Việt với sự thất bại của thực dân Pháp đã dẫn tới hiệp định Genève chia đôi đất nước. Sau đó ông hy vọng vào việc hiệp thương để thống nhất, nhưng bây giờ việc đó đã xa vời: Cộng Sản muốn dùng chiến tranh để nhuộm đỏ miền Nam không chờ thương thuyết.

Hôm thằng Thụ xin phép ông nghỉ học chứng chỉ MGP của năm đầu đại học khoa học và tình nguyện nhập ngũ, ông miễn cưỡng đồng ý cho con nghỉ học khi thấy nó là đứa có lý tưởng so với hai người bạn cùng nhập ngũ với nó. Một đứa bạn Thụ nói động cơ nhập ngũ: Thời thế thế, thế thời phải thế; đứa kia nói: Không công danh thì nát với cỏ cây. Riêng Thụ thì nói: Để bảo vệ Miền Nam tự do, phải đập tan sự xâm lăng bành trướng của CS. Đó là chỗ mà ông có thể tự hào về đứa con trai trưởng của ông…

Ông hít một hơi thuốc dài uống một ngụm cà phê đen và nhớ lại khuôn mặt thư sinh của con mình. Lúc đó cô em vợ Mỹ Trân mang bình trà nóng mà vợ ông vừa mới pha xong. Ông nói, “cám ơn dì” trong lúc cô này đặt bình trà lên mặt bàn rồi quay lưng xuống lại nhà sau. Cô này với vợ ông là hai chị em con cô con cậu, người cậu này là em trai út của mẹ vợ ông mà vợ ông còn gọi là cậu-trẻ. Dĩ nhiên Tiến Thụ và hai em nó, Tiến Hảo và Tiến Hưng, phải gọi Cậu trẻ là Ông trẻ và gọi Mỹ Trân bằng dì với tất cả sự trân trọng dù cô này còn trẻ tuổi chỉ bằng tuổi Thụ. Hai năm qua trước Mỹ Trân đã rời bỏ cha mẹ và em trai ở Long Khánh về đây tá túc. 

Gia đình cậu-trẻ của vợ ông dù là Phật tử đã di cư vào Nam theo dòng người công giáo của một xứ đạo ngoài Bắc sát ngôi làng của họ. Vào tới miền Nam, dòng người ấy định cư tại Long Khánh. Gia đình cậu-trẻ cũng ở định cư ở đó, nửa trong nửa ngoài giáo xứ. Một câu chuyện hết sức bình thường. Nhưng khi qua tuổi dậy thì Mỹ Trân đem lòng yêu thương một thanh niên có đạo trong giáo xứ di cư thì bố mẹ cô coi đó là một chuyện không thể chấp nhận. Một chuyện rất bất thường. Vô thức tập thể “sát tả” nơi một người cha có gia phong hiển hách như Cậu trẻ – đời nào cũng có người làm quan lớn trong các triều đại – biểu hiện nơi ông với những lệnh cấm nghiệt ngã đối với Mỹ Trân, “Mày không được yêu một thằng đạo Chúa như thế” “Ngay hôm nay phải cắt đứt… phải đoạn tuyệt với nó...” Vô thức tập thể ấy như một cái bóng đen khổng lồ của những kẻ cầm trịch cũng là những người phát ngôn của đám nho gia cực kỳ bảo thủ đã tuyên bố như thế. Sứ mạng của họ là phát biểu ‘chân lý ngàn đời’ để đám con dân vâng phục. Nhưng liệu có chân lý ngàn đời trong một thế giới thay đổi với một tốc độ chóng mặt như ngày nay không? 

Download để đọc toàn cuốn sách – Bến nước mười ba 

 

Chuỗi bài cùng tác giả:

1. Trôi dạt dòng đời – Hồ Đình Ba

2. Danh vọng thần quyền

3. Mối tình nghiệt ngã

4. Đối thoại liên tôn – Đồng quy nhi thù đồ

5. Lý và Khí

6. Hoa dâm bụt đỏ

7. Bến nước mười ba

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s