Chợ “thịt thú rừng” vẫn nhộn nhịp trên đất Phật chùa Hương

Bảo An 03/02/2023 15:00:00

(CHG) Cứ đến dịp lễ hội, Chùa Hương lại tấp nập đón du khách thập phương hành hương về đất Phật. Lợi dụng sự đông đúc này, những chủ nhà hàng lại tiếp tục đeo bám, chèo kéo thực khách, và chợ “thịt thú rừng” lại mở nhộn nhịp như nhiều năm trước.

Các nhà hàng công khai treo biển quảng cáo bán thịt thú rừng 

Thay nhưng không đổi

Vẫn như mọi năm, khu chợ “thịt thú rừng” lại mở bán ở những hàng quán ăn ven bến đò và quảng cáo rầm rộ. Khu vực này có khoảng 30 nhà hàng, quán kinh doanh ăn uống, và hầu như nhà hàng, quán ăn nào cũng có thực đơn là những món “thịt thú rừng”, công khai quảng cáo là thịt hươu, nai, hoẵng, nhím, chồn….

Tiếp tục đọc “Chợ “thịt thú rừng” vẫn nhộn nhịp trên đất Phật chùa Hương”

An Unholy Alliance: Monks and the Military in Myanmar

Al Jazeera English – 19-3-2019

With almost 90 percent of Myanmar’s population being devoted Buddhists, the religion has been at the heart of the nation’s very identity for centuries.

But while the pillars of Buddhist teachings are love, compassion and peace, there is a very different variation to the philosophy being taught at the Ma Ba Tha monastery in Yangon’s Insein township.

The monks there are connected to one of the world’s worst humanitarian crises, the systematic persecution and genocide of the Rohingya in Rakhine state.

Al Jazeera’s unprecedented access to the Ma Ba Tha monastery and its leaders offers a glimpse into how their ultra-nationalist agenda is becoming the blueprint for the political structure of the country. Is the joining of forces between monks and generals threatening Myanmar’s young and fragile democracy?

An Unholy Alliance: Monks and the Military in Myanmar | Featured Documentary

Nở rộ dự án du lịch tâm linh (3 kỳ)

Nở rộ dự án du lịch tâm linh (KỲ I): Chưa được định danh, khó kiểm soát

LÊ SÁNG | 13/10/2020, 05:00:00

DDDN – Theo khẳng định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, trong các quy định hiện hành không có quy định về khái niệm công trình tâm linh mà chỉ quy định về công trình tôn giáo, tín ngưỡng.

Hiện tượng các dự án du lịch tâm linh nở rộ tại nhiều tỉnh thành, địa phương (Ảnh: Chùa Bái Đính – Ninh Bình)

Tiếp tục đọc “Nở rộ dự án du lịch tâm linh (3 kỳ)”

Thiền chánh niệm, gặp gỡ chủ nghĩa tư bản: sự thật phức tạp về ngành thiền trị giá 1 tỷ đô la

Taylor Galla | Tịnh Thủy chuyển ngữ
thư viện hoa sen – Chủ nhật, ngày 25 tháng 7 năm 2021

Ngành công nghiệp thiền chánh niệm [1] đã nhanh chóng bành trướng ở thế giới phương Tây trong thập kỷ qua, và thiền chánh niệm đã trở thành một nghi thức hợp thời hàng ngày. Thực hành thiền chánh niệm có thể giúp con người bình tĩnh tâm trí, xử lý cảm xúc, tập trung hơn trong công việc và giữ vững lập trường trong thời điểm hiện tại. Thiền ở dạng đơn giản nhất, đã tồn tại hàng thiên niên kỷ. Tuy nhiên, khi tập quán phương Đông này trở nên phổ biến hơn ở Hoa Kỳ thì tập quán này cũng bị ảnh hưởng bởi các lực lượng công nghiệp thông tin của chủ nghĩa tư bản. Trong ngành công nghệ tin học, thiền chánh niệm chỉ được coi là một hình thức biohacking* (tấn công sinh học) và giờ đây bạn có thể mua nhiều thiết bị, phụ kiện và ứng dụng thiền chánh niệm đã được thiết kế giúp bạn theo dõi các phản ứng sinh lý của bạn trong quá trình thiền.

Tiếp tục đọc “Thiền chánh niệm, gặp gỡ chủ nghĩa tư bản: sự thật phức tạp về ngành thiền trị giá 1 tỷ đô la”

The Buddhist Church suggested not to use the name ‘KFC Thich Quang Duc’

VP – Monday 31st October 2022 04:56 PM

The name of the KFC branch on Thich Quang Duc street (HCMC) has changed to KFC Thich Quang Duc street – Screenshot

On October 31, Venerable Thich Gia Quang – Vice Chairman of the Executive Council, Head of the Information and Communication Department of the Central Committee of the Vietnam Buddhist Sangha – signed and promulgated Official Letter No. 08 to KFC Vietnam. the fact that this company opened a new branch on Thich Quang Duc Street (Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City) and used the legal name of Bodhisattva Thich Quang Duc named “KFC Thich Quang Duc”.

Tiếp tục đọc “The Buddhist Church suggested not to use the name ‘KFC Thich Quang Duc’”

Ký sự tà dâm nơi cửa Phật ở chùa Biện Sơn (2 bài)

DV – Sự thật “sốc” theo đúng nghĩa đen, khi phóng viên liên tục bị gạ dâm, quấy rối, thậm chí làm những trò mà không thể mô tả ra trong bài viết này.

Tiếc thay, những hành động và dấu hiệu về một cuộc sống thác loạn, biến thái, buông thả vô lối lại có ở chính những vị sư phụ trách chùa, thậm chí cả vị Thượng tọa đang trụ trì ngôi chùa nổi tiếng. Nhưng phải xin khẳng định ngay từ đầu, đây là hiện tượng cá biệt “con sâu làm rầu nồi canh” làm ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xin bắt đầu bằng câu chuyện của Thượng tọa Thích Minh Pháp, Uỷ viên Ban Văn hóa – Hoằng Pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Uỷ viên Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh Hội Phật giáo Vĩnh Phúc; Chánh Đại diện Phật giáo huyện Yên Lạc, Trụ trì ngôi chùa Biện Sơn – một Di tích Quốc gia nổi tiếng.

Tiếp tục đọc “Ký sự tà dâm nơi cửa Phật ở chùa Biện Sơn (2 bài)”

Huế – những tháng ngày sục sôi – 10 Kỳ

***

Huế – những tháng ngày sục sôi – Kỳ 1: Những giọt nước tràn ly

 Tuổi Trẻ –  05/01/2012 21:22:00 Nguyễn Đắc Xuân

Đây là những hồi ức sống động về một thời xuống đường tranh đấu chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm của lực lượng sinh viên Huế. Là người trong cuộc, sinh viên Nguyễn Đắc Xuân, nay là nhà nghiên cứu nổi tiếng, đã tường trình những gì xảy ra tại Huế từ năm 1963, và tác động của nó đối với chính trường miền Nam lúc ấy.

Tôi là một sinh viên nghèo, gia đình ở nông thôn, chỉ gắn với Huế ở chỗ ngồi trong lớp học và bên cạnh tấm bảng đen, ở những gia đình tôi đến làm gia sư trên đường Phan Bội Châu (Phan Đăng Lưu ngày nay) và đường Trần Hưng Đạo, trước chợ Đông Ba. Trong môi trường đại học, dù có quy chế tự trị nhưng thực chất Tổng hội Sinh viên Đại học Huế lúc đó do đoàn sinh viên Công giáo nắm giữ. Những sinh hoạt đó xa lạ với tôi nên tôi luôn đứng bên tổ chức của sinh viên. Nhưng bất ngờ…

Giám mục Ngô Đình Thục (giữa), tổng thống Ngô Đình Diệm (phải) và cố vấn Ngô Đình Nhu  – Ảnh tư liệu

Tiếp tục đọc “Huế – những tháng ngày sục sôi – 10 Kỳ”

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ: “Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được”

07/04/2019 11:14

(kiemsat.vn) Tại ngôi chùa đã hơn trăm tuổi ở giữa vùng chiêm trũng nông thôn Bắc bộ, được coi là tổ đình của Phật giáo Việt Nam, hơn nửa thế kỷ qua, nơi không có hòm công đức, không có cúng sao, đốt vàng mã, Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ cùng sư tăng làm ruộng, trồng rau, trồng cây ăn quả tại vườn để tự nuôi sống mình và tu tập, hành đạo, không hề phiền lụy đến chúng sinh. Ngài thường nói với các đệ tử: “Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được”.

Thời gian gần đây, dư luận bất bình về tình trạng trạng xuống cấp, lai tạp của đời sống Phật giáo Việt Nam. Rất nhiều ngôi chùa lớn mọc lên, việc mượn cửa Phật buôn thần bán thánh thu trăm tỷ, ngàn tỷ.

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tiếp tục được suy tôn là Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ: “Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được””

Ở ngôi chùa không có hòm công đức và đốt vàng mã

 13:59 | 09/03/2018

(HQ Online)- Khác với nhiều đền, chùa, nơi thờ tự ban tổ chức hay người quản lý lập nhiều hòm công đức, thậm chí là các “BOT” tâm linh để thu tiền của khách đến lễ, thì tại chùa Tiêu (xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từ nhiều năm nay không hề có một hòm công đức và cũng không nhận tiền công đức của người dân, trừ khi nhà chùa có kế hoạch xây dựng các công trình lớn.

o ngoi chua khong co hom cong duc va dot vang ma

Tại các ban thờ ở chùa Tiêu đều không đặt hòm công đức. Ảnh: Đ.H.

Chưa từng đặt hòm công đức

Chùa Thiên Tâm (hay còn gọi là chùa Tiêu) nằm trên lưng chừng núi Tiêu. Ðây là nơi thiền sư Lý Vạn Hạnh- người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn (vị vua đầu tiên của triều Lý) trụ trì và viên tịch. Chùa Tiêu cũng được biết đến là chốn tu thiền huyền bí của người xưa và là một trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Ở ngôi chùa không có hòm công đức và đốt vàng mã”

Phía sau những ngôi chùa ấy… – 3 bài

***

Phía sau những ngôi chùa ấy…- Bài 1: Chùa to, cảnh lớn – Vì ai?

SGGP Thứ Ba, 29/6/2021 10:36

LTS: Đi lễ chùa với tâm nguyện tốt lành, hướng thiện là nét đẹp văn hóa truyền thống. Nhưng trên thực tế, do hiểu biết về nghi lễ Phật giáo còn hạn chế nên một bộ phận không nhỏ người đi lễ chùa là để cầu tài lộc, cúng bái giải hạn…, ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín thật mong manh. Nắm bắt yếu tố này, những năm qua rất nhiều ngôi chùa được ào ạt xây dựng ở những nơi có phong cảnh đẹp trên khắp cả nước; trong đó có nhiều ngôi chùa xây không phép, hoạt động lợi dụng tôn giáo để kinh doanh.

Hiện tượng nhiều ngôi chùa to được ồ ạt xây dựng, nhiều chùa cổ  “cấy” thêm công trình mới bề thế để “hút” du khách không phải là mới, song mỗi vi phạm bị phát hiện đều gây sốc trong dư luận xã hội. Trước thực trạng này, Đại trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có nhận xét: “Chùa to, cảnh lớn dù sao cũng chỉ là phương tiện, nên không quan trọng trong việc quyết định thành tựu của người tu”.

Phía sau những ngôi chùa ấy…- Bài 1: Chùa to, cảnh lớn - Vì ai? ảnh 1
Khu Resort 5 sao Legacy Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: HOÀI NAM

Tiếp tục đọc “Phía sau những ngôi chùa ấy… – 3 bài”

Điều tra độc quyền: Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo (7 bài)

***

Điều tra độc quyền: Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo

23/09/2019 – 07:00

PNO – Khi được giao nhiệm vụ đi tìm hiểu thông tin về dự án của Tập đoàn Sun Group tại rừng quốc gia Tam Đảo – Tam Đảo II, có giá trị 25.000 tỷ đồng, chúng tôi đã lạc vào ‘rừng thông tin’ chính thống và không chính thống.

Xem clip: Clip sư thầy gạ gẫm phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM tại link gốc của bài

Dieu tra doc quyen: Sun Group, Dia Nguc Tu va ma tran chiem linh rung quoc gia Tam Dao
Ông Toàn dẫn phóng viên vào thất định làm trò đồi bại

Lời tòa soạnTừ Vườn Quốc gia Tam Đảo đến núi Bà Nà, núi rừng tan nát, chim muông cây cỏ bị thiêu rụi bởi mặt trời, nhưng mặt trời không phải từ trên cao, mà từ Sun Group (Tập đoàn Mặt trời).

Họ phá núi, đốn rừng, mở đường để dựng bê tông, xây khu vui chơi, đặt trạm kiểm soát, thu tiền. Sun Group xứng đáng được gọi là “trời”, bởi được che chắn từ hạ giới có tên là im lặng của chính quyền từ trung ương đến địa phương.

Và vẫn “bổn cũ soạn lại”, một mớ hư hư thực thực: trấn yểm long mạch, khởi phát tâm linh… đẻ ra từ liên kết giữa thầy chùa biến thái với doanh nghiệp hòng lùa người ta vào ma trận với đích duy nhất: kiếm tiền…

Đã từ lâu những tiếng nói phản biện, kêu cứu, uất ức về những dự án tàn phá tự nhiên của Sun Group vang lên, nhưng tất cả đều như một trò đùa. Không chặn bàn tay lông lá này lại thì long mạch đúng nghĩa sẽ bị chặt yểm, tà khí sẽ lộng hành, lòng người sẽ nát tan, non nước sẽ tả tơi.

Công bố loạt điều tra độc quyền về sự việc coi trời bằng vung của Tập đoàn Mặt trời, ngoài những con số đớn đau, những tâm sự nát lòng của giới nghiên cứu, chúng tôi cũng có lời xin lỗi bạn đọc về một số chi tiết hơi phản cảm trong bài, nhưng không còn cách nào khác, bởi sự thật chỉ có một thể tồn tại duy nhất. Tiếp tục đọc “Điều tra độc quyền: Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo (7 bài)”

Bên này ảo vọng

Hồ Đình Ba

BÊN NÀY ẢO VỌNG

Tiểu thuyết luận đề

Gia cảnh bất thường           

Sau khi ra khỏi phòng vé, Trung đi tìm số chiếc xe đò sẽ đưa anh về lại Tịnh Biên, Tây Ninh. Lúc anh sắp bước lên, xe đã gần đầy khách, một anh bán vé số chống nạng trờ tới, mời mua ; sẵn còn ít tiền lẻ, Trung mua ba tấm rồi bước lên xe và ngồi xuống ghế ; mười phút sau xe lăn bánh khởi hành.                  

Suốt cuộc hành trình từ ngã tư An Sương đi Tây Ninh, anh miên man nghĩ về năm ngày phép anh vừa trải qua với gia đình. Trung đã có bốn ngày tròn để ở bên vợ và con anh, thằng Phương sáu tuổi năm nay vào lớp năm trường tiểu học. Nhưng thật ra anh không được những giờ phút hạnh phúc trọn vẹn với gia đình : vợ anh Tiên Phụng là chị bếp của cha xứ Giuse Cù Long Mạch và hai ngày nay cô rất bận rộn với việc nấu tiệc cho giáo xứ kỷ niệm 10 năm cha xứ được truyền chức linh mục, sau đó được điều về đây làm cha xứ. Những ngày này Tiên Phụng về rất khuya, mệt mỏi và lạnh lùng. Cô trò chuyện với Trung cho có lệ, sau đó họ làm tình nhưng rất thụ động, thờ ơ như một búp bê bằng sáp lạnh, không còn sự đáp ứng sôi nổi, nhịp nhàng như khi cô chưa sinh thằng Phương. Tiếp tục đọc “Bên này ảo vọng”

Bến nước mười ba

Vĩnh An

BẾN NƯỚC MƯỜI BA

 

Trong nhờ đục chịu bến chồng,
Khôn nhờ dại chịu bờ không bến bờ”

                                                    

Chương 1

Gia phong hiển hách 

 

Hôm nay là ngày nghỉ việc theo “tua” nên ông trưởng phòng kỹ thuật ga xe lửa Hòa Hưng Phạm Tiến Phong có thể ngồi lâu giờ trước ly cà phê đen nóng mà vợ ông, bà Mai Dung, sáng nào cũng pha sẵn cho ông trước khi ông đi làm. Ông rút điếu thuốc thứ ba nhìn lên bàn thờ Phật với hình Đức Phật khép mắt ngồi thiền dưới gốc bồ đề rồi lan man suy nghĩ.     Tiếp tục đọc “Bến nước mười ba”