TP HCM phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng

VNE – Thứ hai, 3/8/2020, 20:05 (GMT+7)

Người dân ở thành phố không đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ bị xử phạt mức cao nhất 300.000 đồng, từ ngày 5/8.

Đội trật tự đô thị phường Bến Nghé, quận 1, xử phạt người không đeo khẩu trang trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, chiều 15/4. Ảnh: Quỳnh Trần.
Đội trật tự đô thị phường Bến Nghé, quận 1, xử phạt người không đeo khẩu trang trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, chiều 15/4. Ảnh: Quỳnh Trần
Yêu cầu này được Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của TP HCM chiều 3/8.

Việc xử phạt không đeo khẩu trang nơi công cộng được TP HCM cũng như các địa phương khác thực hiện từ cuối tháng 3 khi Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, sau khi hết thực hiện cách ly xã hội từ ngày 23/4, việc đeo khẩu trang nơi công cộng chỉ dừng lại ở mức khuyến cáo.

Theo Nghị định số 176/2013, người dân không đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 100.000 đến 300.000 đồng. Trong khoảng một tháng áp dụng trước đó, TP HCM đã xử phạt hơn 4.300 trường hợp với gần 870 triệu đồng.

Theo ông Phong, việc đeo khẩu trang đã được khẳng định có thể tránh lây lan dịch bệnh cho người khác và bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. “Sở Công thương phải nắm nguồn cung ứng khẩu trang, chủ động thông báo các điểm bán để người dân dễ dàng mua vì đã xử phạt thì phải bảo đảm đủ nguồn cung”, ông Phong nói.

Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cũng cho rằng việc đeo khẩu trang là một trong những biện pháp cơ bản để tránh dịch bệnh lây lan. Việc này rất dễ làm, không tốn nhiều tiền nhưng nhiều nước bỏ lơi và đã bị “vỡ trận”.

“Ngoài đường hiện có ít nhất 20% người không đeo khẩu trang. Người không đeo không những tự rước bệnh vào mình mà còn nguy cơ lây cho người khác. Đeo khẩu trang hơi cực tí thôi nhưng đi đâu cũng nên đeo để giữ an toàn”, ông Nhân nói và khẳng định thành phố bảo đảm không thiếu khẩu trang cho người dân.

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong cũng cho biết đã đồng ý việc tái lập các chốt kiểm soát ở cửa ngõ TP HCM để phòng chống Covid-19.

Trước đó, thành phố đã lập 62 chốt kiểm soát, hoạt động 24/24 từ ngày 4/4 để phòng chống dịch. Lực lượng tham gia là Công an thành phố, Sở Y tế, Bộ Tư lệnh thành phố, Thanh tra giao thông, Ban Quản lý An toàn thực phẩm, quản lý thị trường.

Trong đó, 16 chốt chính (cấp thành phố) đặt tại: Trạm thu phí Long Phước (cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây), cao tốc Trung Lương, cầu Đôi (đường Trần Văn Giàu), đường Ba Làng, đường Xuyên Á (quốc lộ 22), cầu Phú Cường, cầu Vĩnh Bình, cầu vượt Sóng Thần, quốc lộ 1K, quốc lộ 50, quốc lộ 1A, cầu Đồng Nai, Bến xe Miền Tây, Bến xe miền Đông, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái.

Đến ngày 23/4, chính quyền thành phố dừng hoạt động các chốt này vì dịch bệnh đã được khống chế, TP HCM dừng cách ly xã hội theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng.

Sau 19 ngày hoạt động, các chốt chính đã kiểm tra gần 270.000 xe, trong đó có 235.000 ôtô; gần 600.000 người được kiểm tra y tế, đo thân nhiệt, bao gồm cả 3.000 người nước ngoài; hơn 130.000 người được yêu cầu khai báo y tế.

Hữu Công

Bệnh nhân COVID-19 thứ 8 tử vong

04/08/2020 11:38 GMT+7
TTOBệnh nhân 496 ở Hòa Vang, Đà Nẵng tử vong sáng 4-8 với chẩn đoán suy thận mãn giai đoạn cuối, nhiễm trùng huyết, suy tim cấp và COVID-19.

Sáng 4-8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn – trưởng bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng, thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19 và cho biết hiện nay còn một số bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao trong thời gian sắp tới do bệnh lý nền nặng và tuổi cao. Tiếp tục đọc “Bệnh nhân COVID-19 thứ 8 tử vong”

Thai Court Allows Cambodian Class Action Against Thai Firm

thediplomat.com

“This is a David vs. Goliath case that will redefine access to justice for the victims of corporate abuse in Southeast Asia and beyond,” one expert said.

By Busaba Sivasomboon
August 01, 2020
Thai Court Allows Cambodian Class Action Against Thai Firm
Credit: Unsplash

A Thai court ruled Friday that several hundred families in Cambodia who were displaced from their homes may file a class action suit against the Thai company they believe was responsible, a decision hailed as trailblazing by land rights activists.

The Bangkok South Civil Court issued the ruling in a case in which Cambodian farmers are suing Thailand’s Mitr Phol company, one of the world’s largest sugar producers.

About 700 families were forcibly evicted from their homes in 2008-2009 when Cambodian subsidiaries of Mitr Phol were acquiring plots of land in a Cambodian government-approved plan to turn the northwestern province of Oddar Meanchey into a sugar production hub.
Tiếp tục đọc “Thai Court Allows Cambodian Class Action Against Thai Firm”

The role of commercial and industrial clean energy demand in Vietnam’s power sector

Renewable Energy in Manufacturing

by Rachel Posner Ross and Evan Scandling

Introduction

At a time when Vietnam’s electricity demand is surging in response to commercial, industrial, and population growth, a common concern has emerged that rising economic activity will shift carbon emissions from China and other manufacturing hubs to Vietnam. However, our experience through the Clean Energy Investment Accelerator (CEIA) initiative in Vietnam indicates that private-sector demand for renewables has the potential to overcome policy barriers and catalyze significant scaling up of clean energy deployment in emerging markets. Vietnam’s 2019-2020 rooftop solar boom and anticipated surge in wind and solar virtual power purchase agreements for corporate offtakers in 2020 and beyond are the results of public-private collaboration on issues that simultaneously advance government and private-sector interests, offering important lessons for other markets in pursuit of sustainable development.

Background

Vietnam is a developing economy with a population of nearly 100 million and annual GDP growth of 6 to 7 percent, making it one of Asia’s fastest-growing economies, which has been true for decades. Foreign direct investment (FDI) was close to $18 billion in 2018, which accounted for approximately 24 percent of total investment in the economy.1 More than 10,000 foreign companies are estimated to operate or have supply chain manufacturing in Vietnam, including many of the world’s largest companies from a variety of sectors.2 For decades, Vietnam has been home to labor-intensive industries such as apparel and footwear production. Many of the world’s

Download full paper here

This report is produced by the Center for Strategic and International Studies (CSIS), a private, tax exempt institution focusing on international public policy issues. Its research is nonpartisan and nonproprietary. CSIS does not take specific policy positions. Accordingly, all views, positions, and conclusions expressed in this publication should be understood to be solely those of the author(s). © 2020 by the Center for Strategic and International Studies. All rights reserved