VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC KHÁT VỌNG TĂNG TRƯỞNG LÂU DÀI?

English: What will it take to achieve Vietnam’s long-term growth aspirations?

COVID-19 đã làm gián đoạn hành trình của đất nước là trở thành một nền kinh tế tăng trưởng cao, tuy nhiên những điều chỉnh cơ cấu phù hợp có thể đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo.

Với một lượng ca nhiễm và tử vong do Covid 19 tương đối ít được ghi nhận đến nay, Việt Nam hiện đang có cơ hội và bắt buộc phải xem xét về khát vọng kinh tế dài hạn hơn, thậm chí giống như một quốc gia chịu trách nhiệm chống lại vi-rút. Thành công lâu dài sẽ đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam phải tập trung vào vấn đề và cơ hội đã có từ lâu trước khi có đại dịch

Tiếp tục đọc “VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC KHÁT VỌNG TĂNG TRƯỞNG LÂU DÀI?”

Bài học cho tương lai thịnh vượng của Việt Nam

English: Learning lessons for Vietnam’s future prosperity

Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công kinh tế trong năm 2019 và đang mong đợi một mùa bội thu trong năm nay 2020. Raymond Mallon, cố vấn kinh tế cấp cao đến từ Chương trình cải cách kinh tế Úc – Việt, phân tích những thành tựu và thảo luận về hành động ưu tiên cần thiết cho Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng trong những thập kỷ tới.

Sự tăng trưởng của Việt Nam là 7% trong năm 2019 dẫn đầu là sự tăng trưởng trong ngành sản suất11,3%. Tổng sản lượng ngành công nghiệp tăng 8,9%, dịch vụ là 7,3% và nông nghiệp là 2%. Tăng trưởng đã đạt được ổn định trong kinh tế vĩ mô, bao gồm lạm phát dưới 3% và dự trữ ngoại hối tăng. Tỷ lệ thương mại và đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong số cao nhất thế giới và tiếp tục tăng Tiếp tục đọc “Bài học cho tương lai thịnh vượng của Việt Nam”

Liệu Việt Nam có đang bơi trần trụi?

English: Is Vietnam Swimming Naked?

Nền kinh tế Việt Nam đang hưởng lợi từ việc chuyển hướng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI (Foreign Direct Investment) đến từ Trung Quốc do kết hợp của việc tăng thu nhập, lực lượng lao động giảm và căng thẳng thương mại ở Trung Quốc. Với 1.5 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam mỗi tháng, việc làm sẵn có, đói nghèo giảm và tăng trưởng ở mức 7%. Điều này châm ngòi xúc tiến cải cách nhằm vào việc giải quyết vấn đề giá trị gia tăng thấp ở nhiều ngành công nghiệp xuất khẩu và khối tư nhân yếu kém trong nước.

Nhưng các chiều hướng đối lập nhau đang khiến cho cải cách sâu rộng trở nên khó khăn hơn, dù có Việt Nam đang có một thủ tướng ủng hộ định hướng cải cách.

Một nhân tố đang diễn ra là tương lai không chắc chắn của chiến dịch chống tham nhũng nghiêm ngặt, do các vấn đề sức khỏe mà Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản và chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang có. Ông có lẽ không thể truy tố tham nhũng với một năng lượng và hiệu quả như trước đây. Điều này tạo không gian cho những ai thích một hệ thống khép kín hơn trong đó những quan chức có quyền có thể biến đổi quyền lực thành của cải khổng lồ. Tiếp tục đọc “Liệu Việt Nam có đang bơi trần trụi?”

EVN được Chính phủ bảo lãnh vay nợ gần 10 tỷ USD

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chiếm hơn một phần ba tổng số nợ mà Chính phủ phải bảo lãnh, tính đến hết năm 2015.

vnexpress – Theo báo cáo vừa được Bộ Tài chính gửi lên Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam – công ty mẹ hiện có nợ vay 9,7 tỷ USD, chiếm 61,2% số vay nợ được bảo lãnh của lĩnh vực điện. Ngoài ra, Tổng công ty truyền tải điện Việt Nam (EVN/NPT) cũng được bảo lãnh nợ 445 triệu USD. Cơ cấu vay nợ chủ yếu là nước ngoài.

Riêng trong năm 2015, EVN được cấp bảo lãnh hơn 2 tỷ USD cho 2 dự án mà tập đoàn làm chủ đầu tư trực tiếp.

Tiếp tục đọc “EVN được Chính phủ bảo lãnh vay nợ gần 10 tỷ USD”

Xóa trạng thái “kỳ dị”: 63 tỉnh, 63 nền kinh tế

Chủ nhật, 12:43, 03/04/2016

VOV.VNTại Việt Nam, 63 nền kinh tế địa phương và 1 nền kinh tế trung ương giống hệt nhau nhưng độc lập với nhau tạo nên trạng thái “kỳ dị”.

Trình bày bài tham luận tại Hội thảo quốc tế “Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam”, PGS. TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, ở Việt Nam, nền kinh tế quốc gia được cấu thành từ 63 nền kinh tế địa phương và 1 nền kinh tế trung ương giống hệt nhau nhưng độc lập với nhau.

xoa trang thai "ky di": 63 tinh, 63 nen kinh te hinh 0
PGS. TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Tiếp tục đọc “Xóa trạng thái “kỳ dị”: 63 tỉnh, 63 nền kinh tế”

Nhìn lại chủ trương lấy quốc doanh làm chủ đạo

Vũ Quang Việt (*) – Thứ Bảy,  20/2/2016, 22:51 (GMT+7)

Dù sở hữu tài sản lớn nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn không tạo ra nhiều công ăn việc làm. Trong ảnh: Đăng ký tìm việc tại một hội chợ việc làm. Ảnh: Thành Hoa

(TBKTSG) – Để có thể phát triển lành mạnh trong thời gian tới, không thể không đánh giá lại những chính sách đã tạo ra bất ổn trong nền kinh tế từ năm 2006 đến nay.

Sự bất ổn này có thể kể ra gồm lạm phát cao, nợ cao khó trả, ngân sách thiếu hụt lớn, chênh lệch giàu nghèo. Tất cả là kết quả của chủ trương xây dựng doanh nghiệp lấy quốc doanh làm chủ đạo – không hẳn là theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013 và trước đó.

Và đi cùng với chủ trương này là việc cho phép lập hàng loạt công ty con, kể cả ngân hàng chứng khoán, xây dựng và buôn bán địa ốc, nửa công nửa tư ăn theo – chủ yếu là các loại doanh nghiệp dịch vụ đầu cơ, rồi tập trung vốn cho chúng. Tiếp tục đọc “Nhìn lại chủ trương lấy quốc doanh làm chủ đạo”

TPP – Đàm phán và các vấn đề cho Quốc Hội Hoa Kỳ

Tóm tắt báo cáo: TPP – Đàm phán và các vấn đề cho Quốc Hội Hoa Kỳ

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một thỏa thuận thương mại tự do cấp khu vực (FTA) được đề xuất và đàm phán giữa các quốc gia gồm Mỹ, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Các nhà đàm phán của Mỹ và các nước khác mô tả và hình dung TPP như một FTA “tiêu chuẩn cao và toàn diện” hướng đến mục tiêu tự do hóa thương mại ở hầu hết các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và chứa đựng cả các cam kết dựa trên nguyên tắc vượt ra ngoài phạm vi đã được xác định bởi Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Phác thảo chung về hiệp định được công bố bên lề hội nghị bộ trưởng Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra vào tháng 11 năm 2011 tại Honolulu, HI. Nếu được thông qua theo dự kiến ban đầu, thì TPP có thể loại bỏ những rào cản mậu dịch và phi mậu dịch đối với thương mại và đầu tư giữa các bên tham gia và có thể là một khuôn mẫu cho các hiệp ước thương mại trong tương lai giữa các thành viên của APEC và các quốc gia tiềm năng khác. Quốc hội Mỹ quan tâm sâu sắc đến các vòng đàm phán này, thể hiện bằng việc gây tác động tới vị thế đàm phán của Mỹ thông qua cơ quan chính phủ[1], cũng như cân nhắc việc xây dựng các quy định pháp luật để thực thi bất kỳ thỏa thuận nào đạt được. Tiếp tục đọc “TPP – Đàm phán và các vấn đề cho Quốc Hội Hoa Kỳ”