Lý do dệt may Việt lao đao, dệt may nhiều nước vẫn sống khỏe

11/05/2023 | 06:15 – TÚ UYÊN

(PLO)- Đã có khoảng 50% doanh nghiệp dệt may Việt Nam rời khỏi cuộc chơi do không xanh hóa chuỗi sản xuất và cung ứng.

Đơn hàng ngành dệt may Việt Nam sụt giảm rất mạnh trong thời gian gần đây. Ảnh: TÚ UYÊN

Số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong ba tháng đầu năm nay chỉ đạt hơn 8,7 tỉ USD, giảm gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng đơn hàng sụt giảm 30%-60% so với cùng kỳ.

Điều đáng chú ý là trong khi xuất khẩu dệt may Việt Nam sụt giảm mạnh khiến hàng loạt công ty lao đao thì dệt may một số nước vẫn “sống khỏe”.

Tiếp tục đọc “Lý do dệt may Việt lao đao, dệt may nhiều nước vẫn sống khỏe”

Kiện đòi nợ bảo hiểm xã hội: Văn minh phải đáo tụng đình

VŨ THỦY – K.Y. – 15/05/2023 20:02 GMT+7

TTCTKiện doanh nghiệp ra tòa để đồi nợ bảo hiểm xã hội là cách người lao động tự bảo vệ tài sản của mình hiệu quả nhất.

Những trường hợp doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của người lao động kéo dài, có khi lên tới hàng năm trời, không hề hiếm gặp. Người lao động tự bảo vệ mình như thế nào, và hệ thống công đoàn, tư pháp hiện tại hiệu quả tới đâu trong cuộc đi đòi công lý?

Công nhân Công ty Dệt may Gia Định đến trụ sở công ty yêu cầu trả nợ lương và BHXH. Ảnh: TUYẾT NGUYỄN

Mới tuần trước, 53 công nhân của Công ty cổ phần quốc tế Quang Điện ở Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức, TP.HCM, đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân TP Thủ Đức giải quyết yêu cầu thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm tai nạn.

Tiếp tục đọc “Kiện đòi nợ bảo hiểm xã hội: Văn minh phải đáo tụng đình”

Doanh nghiệp Việt và tình thế bất định

N.BÌNH – 01/05/2023 10:47 GMT+7

TTCT “Hãy quên đi những đơn hàng lớn ở thời điểm này, các doanh nghiệp đều nói đến thị trường ngách”.

Trong showroom chuyên về hàng nội thất nằm ở vị trí mặt tiền tại khu vực sầm uất và “nhà giàu” của TP Thủ Đức là phường Thảo Điền, ông Nguyễn Văn Sang, giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng Việt (Viet Products) trầm ngâm nói: 

“Kinh doanh lâu năm, sống sót sau hai năm dịch COVID-19, vậy mà chưa bao giờ doanh nghiệp của tôi lại rơi vào trạng thái như bây giờ: đó là không thể xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hơn 3 tháng!”.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó về đơn hàng xuất khẩu đã tập trung kích cầu tiêu dùng ở thị trường nội địa nhưng không dễ dàng. Trong ảnh: Một cửa hàng nội và ngoại thất ở TP Thủ Đức (TP.HCM). Ảnh: Phương Quyên
Nhiều doanh nghiệp gặp khó về đơn hàng xuất khẩu đã tập trung kích cầu tiêu dùng ở thị trường nội địa nhưng không dễ dàng. Trong ảnh: Một cửa hàng nội và ngoại thất ở TP Thủ Đức (TP.HCM). Ảnh: Phương Quyên

Tiếp tục đọc “Doanh nghiệp Việt và tình thế bất định”

Thiết bị giám sát hành trình “hành” ngư dân – Rào cản gỡ “thẻ vàng” – 7 kỳ

Thiết bị giám sát hành trình “hành” ngư dân – Rào cản gỡ “thẻ vàng”

Kỳ 1: Thiết bị giám sát hành trình của VNPT trục trặc như cơm bữa

Trong khi 700 tàu cá ở Bình Định thiệt hại do thiết bị trục trặc thì ngư dân Quảng Ngãi còn bị bỏ rơi sau khi lắp thiết bị giám sát hành trình của VNPT.

Mỗi thiết bị giám sát hành trình tàu cá có giá lắp đặt lến tới 23 – 25 triệu đồng, nhưng nhà mạng lại thiếu trách nhiệm trong sửa chữa, bảo hành gây khó khăn cho ngư dân. Ảnh: Trung Chánh.

Thiết bị giám sát hành trình tàu cá là giải pháp tối quan trọng để chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, khắc phục thẻ vàng IUU. 

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, các địa phương, ngư dân đã tích cực hoàn thiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để quản lý quy củ, chặt chẽ, chống đánh bắt bất hợp pháp.

Nhưng, qua điều tra của Báo Nông nghiệp Việt Nam tại một số địa phương ven biển cho thấy, ngư dân, chủ tàu cá, cơ quan quản lý tại địa phương đang phải chịu đựng những bất cập mà thiết bị giám sát hành trình gây ra, điều đó vô hình chung ngăn cản tiến trình và quyết tâm khắc phục thẻ vàng IUU của Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Thiết bị giám sát hành trình “hành” ngư dân – Rào cản gỡ “thẻ vàng” – 7 kỳ”

Nhức nhối đất nông lâm trường ở Tây Nguyên – 2 bài

Nhức nhối đất nông lâm trường ở Tây Nguyên: [Bài 1] Dưới bóng ma ‘phát canh thu tô’ kiểu mới

NN – Thứ Ba 16/08/2022 , 10:41

Những hợp đồng khoán sản xuất thực chất vẫn theo kiểu phát canh thu tô ở tỉnh Đăk Lăk hệt như ‘bóng ma’ ám ảnh người nông dân nhận khoán suốt bao năm qua.

LTS: Doanh nghiệp ôm diện tích lớn đất đai màu mỡ nhưng hoạt động không hiệu quả, trong khi người dân liên kết nhận khoán phải chịu vô số các khoản thu. Mâu thuẫn, bất ổn đang ngày càng nhức nhối trên hàng vạn ha đất nông lâm trường ở Tây Nguyên.

Nông dân nhận khoán gánh hàng loạt các khoản thu ở Đăk Lăk. Ảnh: Minh Quý.
Tiếp tục đọc “Nhức nhối đất nông lâm trường ở Tây Nguyên – 2 bài”

‘Lỗ hổng’ an toàn hàng không – 2 kỳ

‘Lỗ hổng’ an toàn hàng không: Kỳ 1 – Hãng khai thác vận chuyển hành khách thiếu giấy tờ tùy thân

ĐĐK – 11:02 07/04/2023 – NHÓM PVĐT

Nhiệm vụ đảm bảo an toàn hàng không là nhiệm vụ sống còn, là bộ phận quan trọng đặc biệt trong công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội của đất nước. Nhưng thực tế, phóng viên Báo Đại Đoàn Kết phát hiện hàng loạt đường dây hỗ trợ bay cho hành khách không giấy tờ tuỳ thân, gióng lên ‘hồi chuông’ báo động về ‘lỗ hổng’ an toàn hàng không.

Hành khách xếp hàng để kiểm tra giấy tờ tuỳ thân tại cửa kiểm soát trước khi lên máy bay tại sân bay Đà Nẵng.

Theo quy định, nếu không có giấy tờ tùy thân thì hành khách không đủ điều kiện lên máy bay nhưng qua đường dây hỗ trợ bay trên mạng, hành khách chỉ cần chuyển khoản đến các đại lý bán vé từ 1-3 triệu đồng sẽ được ‘tạo điều kiện’ bay nội địa trên các chuyến của các hãng hàng không: Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Airlines, Jetstar Pacific.

Tiếp tục đọc “‘Lỗ hổng’ an toàn hàng không – 2 kỳ”

Ngân hàng Silicon Valley: Lại một ký ức ảo giác

HUỲNH THẾ DU 19/03/2023 08:44 GMT+7

TTCT Sự kiện Ngân hàng Silicon Valley (SVB) sụp đổ tuần qua làm rúng động các thị trường tài chính cả ở Mỹ lẫn trên toàn cầu.

Sự kiện Ngân hàng Silicon Valley (SVB) sụp đổ tuần qua làm rúng động các thị trường tài chính cả ở Mỹ lẫn trên toàn cầu. Nguyên nhân là những sai lầm cơ bản do lòng tham chạy theo lợi ích trước mắt của doanh nghiệp và sự đồng lõa của cơ quan quản lý, một thứ đã lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần.

Ảnh: The New Yorker

Cuộc đại khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 1929-1933, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và sự sụp đổ của một số ngân hàng hiện giờ ở Mỹ có nguyên nhân khá giống nhau: thiếu tách bạch giữa hoạt động của các loại hình tài chính, nhất là hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) và ngân hàng đầu tư (NHĐT) – vốn luôn chứa đựng xung đột và rủi ro hệ thống tiềm ẩn, khi vốn huy động ngắn hạn được đầu tư vào những tài sản có tính dài hạn, rủi ro cao.

Tiếp tục đọc “Ngân hàng Silicon Valley: Lại một ký ức ảo giác”

Trái phiếu: so sánh với thị trường Mỹ và các vấn đề của Việt Nam

Vũ Quang Việt – Thứ Ba, 27/12/2022

(KTSG) – Bài này sẽ tập trung vào trái phiếu doanh nghiệp vì tính rủi ro của nó.

Có ba hình thức luật cho phép huy động tiền trong dân để tài trợ đầu tư trong nền kinh tế. Hình thức thứ nhất là bỏ tiền hay tài sản cá nhân làm vốn chủ sở hữu hay vốn tự có (equity) để kinh doanh, và bán cổ phần để gây vốn vì lợi thế là cổ phần có thể dễ bán lại cho người thứ ba.

Để làm tăng nguồn vốn hoạt động, doanh nghiệp có thể dựa vào vay mượn hệ thống ngân hàng hoặc tự phát hành trái phiếu. Hệ thống ngân hàng là mạch máu quan trọng nhất cho nền kinh tế vì có thể hoạt động khắp nơi để thu hút tiền nhàn rỗi và cho người cần vốn vay, với cấp số nhân so với tiền ký gửi.

Vì là mạch máu quan trọng của nền kinh tế, chúng bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ để tránh lạm phát, đặc biệt là kiểm soát lượng tín dụng và tiền tệ tạo ra trong nền kinh tế, và quan trọng nhất là tiền gửi được bảo đảm của ngân hàng trung ương.

Tiếp tục đọc “Trái phiếu: so sánh với thị trường Mỹ và các vấn đề của Việt Nam”

Khoảng trống trong ‘tấm khiên’ bảo vệ người tiêu dùng tài chính

Lưu Minh Sang (*) – Thứ Ba, 3/01/2023

Kinh tế Sài Gòn OnlineNgười tiêu dùng tài chính là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương vì phần lớn họ luôn phải đối diện với rất nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính, như là nạn nhân của các vụ lừa đảo phát hành trái phiếu, thao túng chứng khoán, cưỡng ép mua bảo hiểm, cho vay nặng lãi… trong năm nay. Thế nhưng, tấm khiên bảo vệ quyền lợi của họ đang bị thủng nhiều chỗ…

Sơ hở là có thể mất tiền

Tại Việt Nam, người tiêu dùng tài chính đang đối diện đầy đủ những rủi ro trải dài ở hầu hết các lĩnh vực tài chính, từ ngân hàng, chứng khoán đến bảo hiểm và công nghệ tài chính. Nhìn một cách khái quát, người tiêu dùng tài chính đang đối diện với sáu nhóm rủi ro chính như sau:

Tiếp tục đọc “Khoảng trống trong ‘tấm khiên’ bảo vệ người tiêu dùng tài chính”

Không thực, khó vực được đạo

HUY THỌ 18/02/2023 09:04 GMT+7

TTCTĐang là một đội bóng cực mạnh của làng bóng chuyền nam Việt Nam, đùng một cái CLB TP.HCM chỉ đặt chỉ tiêu trụ hạng năm nay. Vì đâu nên nỗi?

Đang là một đội bóng cực mạnh của làng bóng chuyền nam Việt Nam, đùng một cái CLB TP.HCM chỉ đặt chỉ tiêu trụ hạng ở giải vô địch quốc gia năm nay (khởi tranh từ 24-2). Vấn đề là từ HLV tài năng Bùi Huy Châm đến hàng loạt VĐV trụ cột của đội đều đã giũ áo ra đi. 

Ảnh: T.P.
Ảnh: T.P.

Nguyên nhân là đội bóng không còn tiền để trả lương – nhiều VĐV đã phải khiếu nại, thậm chí là kiện cáo. “Dù yêu đến mấy thì chúng tôi cũng còn cuộc sống, vốn đã chẳng dư dả gì, nay còn nợ lương, nợ tiền phí chuyển nhượng, làm sao chúng tôi sống?”. Đó là tâm sự của tay đập Nguyễn Văn Sang.

Tiếp tục đọc “Không thực, khó vực được đạo”

Vì đâu “Cánh đồng lớn” không lớn?

19/09/2022 | 06:28

TP “Cánh đồng lớn” (CĐL), trước đây là “Cánh đồng mẫu lớn”, là cánh đồng lúa được nông dân trồng một loại giống lúa xác nhận; nông dân được doanh nghiệp (DN) cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, bao tiêu sản phẩm… Mô hình này từng được xem là “hình mẫu tối ưu” cho mối liên kết “bốn nhà” trong sản xuất – tiêu thụ lúa gạo, tuy nhiên hiện cũng bộc lộ những bất cập nhất định trong quá trình triển khai.

Mô hình “Cánh đồng lớn” ở Đồng bằng sông Cửu Long bộc lộ những bất cập nhất định trong thực tế triển khai. ẢNH : CẢNH KỲ

Tiếp tục đọc “Vì đâu “Cánh đồng lớn” không lớn?”

‘Ép’ mua bảo hiểm – 3 kỳ

‘Ép’ mua bảo hiểm: Không mua, chấm dứt khoản vay

TTBÔNG MAI – 13/02/2023 09:52

Dù Ngân hàng Nhà nước đã cấm ép khách mua bảo hiểm, nhưng gần sáu tháng tìm hiểu và đồng hành cùng bạn đọc, phóng viên Tuổi Trẻ vẫn ghi nhận được hàng loạt góc khuất trong việc “gài” thế buộc phải… tự nguyện mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn.

Tại tòa nhà Prudential Plaza, một khách hàng hoàn tất thủ tục hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, sau đó được hoàn 153,3 triệu đồng - Ảnh: BÔNG MAI
Tại tòa nhà Prudential Plaza, một khách hàng hoàn tất thủ tục hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, sau đó được hoàn 153,3 triệu đồng – Ảnh: BÔNG MAI

Theo quy định, trong vòng 21 ngày cân nhắc – kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, bên mua có quyền từ chối tiếp tục tham gia và được hoàn lại phí đã đóng, sau khi trừ chi phí hợp lý. Để tránh “đêm dài lắm mộng”, hàng loạt chiêu đã được người bán tung ra.

Sắp tới một số khoản chi của bảo hiểm cho ngân hàng sẽ được khống chế. Mục đích là hạn chế lợi nhuận trả cho ngân hàng khi tham gia hoạt động bán bảo hiểm.

Bộ Tài chính

Tiếp tục đọc “‘Ép’ mua bảo hiểm – 3 kỳ”

Can Chinese Firms Be Truly Private?

bigdata.csis.org

As China’s economy moved away from state planning and policymakers introduced market reforms in the 1980s and 1990s, many observers expected that in addition to promoting the growth of the Chinese economy, privatization would also have substantial political implications. Most importantly, it was thought that the rise of the private sector could lead to the establishment of an independent business class that would seek to defend its interests, both in the short term through greater policy lobbying and over the longer term by pushing for institutionalized political change, including democratization. The actual economic and political trajectory of China’s private sector has been more complicated and has been a central area of contestation for economic and political power between firms and the Chinese party-state. Although Chinese companies have pushed to have greater autonomy, they have also faced immense pressure to adapt and cede authority in order to survive and grow.

Flourish logo

Tiếp tục đọc “Can Chinese Firms Be Truly Private?”

Tết trầy trật của thủy nông viên (4 bài)

Những gia đình sống ở trạm bơm

nông nghiệp – Thứ Hai 09/01/2023 , 08:09 

Ngay giữa thủ đô Hà Nội, thật khó tin khi hàng nghìn người làm công tác thủy lợi phải trầy trật phấn đấu có một… mức sống tối thiểu.

Xoay xở với đồng lương tối thiểu…

Phải hít thật sâu rồi thở từ từ để kìm nén cảm xúc, những giọt nước mắt mới không trào ra khoé mắt đỏ hoe của chị Vũ Thị Vinh – công nhân thủy nông có thâm niên 10 năm làm việc tại Xí nghiệp Thuỷ lợi Phúc Thọ (Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Sông Tích).

Chị tiếp chuyện chúng tôi với tâm thế bất lực trước cuộc sống đầy rẫy lo toan nhưng thu nhập dưới mức lương tối thiểu vùng. Nợ chồng nợ. Nợ năm này qua năm khác, chẳng biết đến khi nào mới thoát ra được cảnh sống này.

10 năm qua, vợ chồng chị Vinh cùng 3 đứa con phải sống nhờ căn phòng vỏn vẹn 15m2 của trạm bơm Xuân Phú. Ảnh: Trung Quân.
10 năm qua, vợ chồng chị Vinh cùng 3 đứa con phải sống nhờ căn phòng vỏn vẹn 15m2 của trạm bơm Xuân Phú. Ảnh: Trung Quân.

Tiếp tục đọc “Tết trầy trật của thủy nông viên (4 bài)”

In Vietnam, a forest grown from the ashes of war falls to a resort project

mongabay – by Le Quynh on 19 December 2022

  • Planted in the 1970s as part of Vietnam’s post-war reforestation program, the Dak Doa forest has become both a burgeoning tourist attraction and a lifeline for ethnic minority farmers living in the district.
  • The forest is under threat due to a planned tourism, housing and golf complex slated to cover 517 of the forest’s 601 hectares (1,278 of 1,485 acres).
  • Work on the project is currently suspended due to the death of more than 4,500 trees in a botched relocation operation, as well as sanctions imposed on local leaders by central party leadership, which found local officials to have committed a series of violations related to land management.
  • While currently suspended, the project could still be revitalized if a new investor takes over.

DAK DOA, Vietnam — At the end of the rainy season, the hillsides in Dak Doa district, in central Vietnam’s Gia Lai province, turn pink as the Cỏ Hồng grass blushes in the basaltic soil of a 50-year-old pine forest.

Tiếp tục đọc “In Vietnam, a forest grown from the ashes of war falls to a resort project”