Xe gom rác mini tự chế giá thành dưới 1 triệu đồng của thầy giáo trường làng

tienphong.vn

TPO – “Xe rác thầy Tùng”, một sản phẩm tự chế của một thầy giáo trường làng tại Thừa Thiên Huế đang gây được sự chú ý của nhiều người, bởi tính cơ động, gọn nhẹ, hiệu quả và đặc biệt là giá thành chỉ dưới 1 triệu đồng để tạo ra sản phẩm phục vụ vệ sinh môi trường công cộng khá tiện lợi này.

Xe rác thầy Tùng.
Xe rác thầy Tùng.

Những sáng tạo thông minh tăng tốc chuyển đổi năng lượng tại Đông Nam Á

English: 7 smart innovations from Southeast Asia to speed up the energy transition

Từ bóng đèn mặt trời bằng chai cho đến lưới điện mặt trời quy mô nhỏ, báo Eco-Busiess khám phá những công nghệ sáng tạo ở Đông Nam Á mà có thể đem đến nguồn năng lượng sạch tương lai cho khu vực có nguy cơ tổn thương bởi biến đổi khí hậu

Đông Nam Á là khu vực đang phát triển rất nhanh trong giai đoạn đáng buồn của lịch sử nhân loại
Khi biến đổi khí hậu xảy ra không ngừng , khu vực Đông Nam Á với 641 triệu người cần phải vạch ra một con đường phát triển tách rời mô hình kinh tế quá khứ phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch trong khi nhiệt độ toàn cầu tương lai đang tăng lên khoảng 3 độ C với tốc độ phát thải hiện nay

Tiếp tục đọc “Những sáng tạo thông minh tăng tốc chuyển đổi năng lượng tại Đông Nam Á”

THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P3)

ENGLISH: THRIVING THROUGH DISRUPTION: HOW BUSINESS LEADERS ARE FOSTERING DISRUPTION ACROSS THEIR ORGANISATIONS

Báo cáo này và cuộc khảo sát các nhà điều hành toàn cầu đánh giá cách nhìn nhận của các công ty về sự đột phá và những điều họ đang thực hiện. Tập trung vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và năng lượng, báo cáo phân tích điều gì đang tạo ra sự đột phá trong các ngành, điều gì sẽ định hình sự đột phá trong tương lai và sự phản ứng khác nhau ở mỗi công ty để tận dụng những thách thức và cơ hội mà đột phá mang lại.

Phần 1

Phần 2

Phần 3

CÓ NÊN HAY KHÔNG TIẾN HÀNH ĐỘT PHÁ?

Phần lớn thông tin cho thấy các công ty lớn đang phạm sai lầm: họ quá tự mãn, chậm thay đổi, hoặc quá tập trung vào việc bảo vệ thị trường truyền thống. Rất nhiều ví dụ minh họa đã được cung cấp trong báo cáo này. Nhưng cũng có những công ty không đi theo xu thế đó –những công ty giữ vững vị trí đứng đầu hoặc phản ứng nhanh trước những xu thế và động lực mới.

Cuộc khảo sát chỉ ra một số chiến lược các công ty đang sử dụng để giải quyết (hoặc tạo lợi thế) các nguồn lực đột phá. 1/4 các công ty được khảo sát, trong năm vừa qua, đã sát nhập hoặc mua lại công ty đối thủ, và 1/5 các công ty đã mua lại các công ty khởi nghiệp sáng tạo có cùng mục đích.

Hợp tác ngành đang giúp giải quyết các chiến lược đột phá. Nhận ra ranh giới giữa các ngành ngày càng thu hẹp, các công ty đang hình thành mối quan hệ hợp tác hoặc tham gia các mạng lưới với các tổ chức khác. Điều này là tất yếu trong lĩnh vực công nghệ, nơi mà các công ty lớn tìm kiếm đối tác cho nền tảng của mình, nơi họ có thể chia sẻ ý tưởng và giúp công ty khác phát triển sản phẩm. Trong các công ty được khảo sát, gần 1/3 thành lập liên minh chiến lược với một công ty trong ngành, và 1/4 hợp tác với một công ty ngoài ngành. 1/5 các công ty đã liên kết với các công ty khởi nghiệp sáng tạo trong các dự án của tập đoàn. Tiếp tục đọc “THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P3)”

THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P2)

ENGLISH: THRIVING THROUGH DISRUPTION: HOW BUSINESS LEADERS ARE FOSTERING DISRUPTION ACROSS THEIR ORGANISATIONS

Báo cáo này và cuộc khảo sát các nhà điều hành toàn cầu đánh giá cách nhìn nhận của các công ty về sự đột phá và những điều họ đang thực hiện. Tập trung vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và năng lượng, báo cáo phân tích điều gì đang tạo ra sự đột phá trong các ngành, điều gì sẽ định hình sự đột phá trong tương lai và sự phản ứng khác nhau ở mỗi công ty để tận dụng những thách thức và cơ hội mà đột phá mang lại.

Phần 1

Phần 2

Phần 3

THỬ THÁCH HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

Lĩnh vực y tế đang có rất nhiều nguồn lực đột phá. Ở một số nước, chính phủ đang thay đổi mô hình chăm sóc sức khỏe truyền thống, khiến cho các tổ chức phải xem xét lại mô hình kinh doanh của mình. Trong thời kỳ của “y tế thông minh”, người tiêu dùng (ở đây là bệnh nhân) nhận được nhiều thông tin sức khỏe, lời khuyên và sự chăm sóc hơn trước đây, nhờ vào những tiến bộ của công nghệ, gồm viễn thông y tế và y tế di động.

Họ có thể dễ dàng truy cập tới mọi dữ liệu từ thời gian chờ ở bệnh viện đến “nhận xét” của bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia. Công nghệ đồng thời cũng mang đến khả năng thay đổi to lớn trong cách các tổ chức chăm sóc sức khỏe, từ các công ty khoa học đời sống đến bệnh viện và các trung tâm phục hồi sức khỏe ban đầu, phân phối dược phẩm và chăm sóc sức khỏe.

Sự hợp tác giữa y tế và công nghệ là kết quả và hiệu quả của những nguồn lực này, tạo ra hệ sinh thái đổi mới với nhiều vai trò khác nhau. Những công ty đột phá tận dụng dữ liệu lớn và công nghệ chăm sóc sức khỏe, là thách thức với cách chăm sóc sức khỏe truyền thống và các tổ chức khoa học đời sống. Mặc dù chậm trễ hơn, nhưng một số công ty đã bắt đầu sử dụng những công nghệ tương tự để đáp ứng thị trường. Điều này có thể coi là cơ hội cho sự phát triển hơn là một mối đe dọa, nhưng các tổ chức chăm sóc sức khỏe cần hợp tác với các công ty đột phá trong những ngành khác, đặc biệt là công nghệ, bên cạnh đó còn có các ngành dịch vụ tài chính, bảo hiểm và thậm chí cả ngành sản xuất để tận dụng đầy đủ lợi thế. Tiếp tục đọc “THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P2)”

THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P1)

ENGLISH: THRIVING THROUGH DISRUPTION: HOW BUSINESS LEADERS ARE FOSTERING DISRUPTION ACROSS THEIR ORGANISATIONS

Báo cáo này và cuộc khảo sát các nhà điều hành toàn cầu đánh giá cách nhìn nhận của các công ty về sự đột phá và những điều họ đang thực hiện. Tập trung vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và năng lượng, báo cáo phân tích điều gì đang tạo ra sự đột phá trong các ngành, điều gì sẽ định hình sự đột phá trong tương lai và sự phản ứng khác nhau ở mỗi công ty để tận dụng những thách thức và cơ hội mà đột phá mang lại.

Phần 1

Phần 2

Phần 3

GIỚI THIỆU

Khái niệm cổ điển của sự sang tạo đột phá – disruptive innovation – do giáo sư Clayton Christensen, trường Kinh doanh Harvard, đưa ra là các công ty mới thành lập sử dụng công nghệ để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thay thế rẻ hơn. Đột phá có thể cũng xảy ra khi xuất hiện những phương tiện thuận tiện hơn để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Dù là ngành kinh doanh nào, vẫn luôn có những công ty đột phá và công ty bị ảnh hưởng bởi sự đột phá. Tiếp tục đọc “THỊNH VƯỢNG TỪ ĐỘT PHÁ (P1)”

“Quyền lực mềm” kiểu Hàn

  • CUNG TUY
  • 05.01.2013, 17:36

TTCT – Một thập niên qua, người Hàn Quốc đã để lại trong lòng thế giới nhiều ngạc nhiên và ngưỡng mộ vì cách mà họ – không vội vã và ầm ĩ – tiến lên trong văn hóa, khoa học, cải cách kinh tế và trong đối diện, giải quyết những thách thức về xã hội.

"Quyền lực mềm" kiểu HànPhóng to
Changmin (giữa), thành viên trong ban nhạc Hàn Quốc TVXQ, biểu diễn tại đêm nhạc Kpop ở Hà Nội vào ngày 29-11. 17 ban nhạc từ Hàn Quốc đã hội tụ về Hà Nội để tham dự sự kiện kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc – Ảnh: Reuters

Tiếp tục đọc ““Quyền lực mềm” kiểu Hàn”

Muốn sáng tạo phải có không gian

Chính Phong – Thứ Bảy,  2/4/2016, 09:24 (GMT+7)

Không gian làm việc ở Toong.

(TBKTSG) – Richard Florida, kinh tế gia người Mỹ, cha đẻ của khái niệm “giai tầng sáng tạo” (creative class), tác giả một cuốn sách viết về creative class, cho rằng muốn có “giai tầng sáng tạo” thì phải có những “không gian sáng tạo” (creative hub).

Thomas Friedman cho rằng “Thế giới phẳng” qua cuốn sách nổi tiếng cùng tên của ông, nhưng Richard Florida thì nói rằng thế giới không phẳng mà lởm chởm với nhiều cạnh sắc nhọn. Tiếp tục đọc “Muốn sáng tạo phải có không gian”