Hunger and obesity both linked to poor diet quality

hsph.harvard.edu

October 19, 2022—Recently, nutrition research has been linking both hunger and obesity to the same problem—diets high in sugar and refined starch. Experts from Harvard T.H. Chan School of Public Health commented in an October 5, 2022, Washington Post article about the growing consensus that the kind of food people eat is more important for healthy weight than the number of calories consumed.

“That puzzled me for many years—how could it be that people who were hungry or didn’t seem to have enough money to buy enough food could be more overweight or obese than people who had lots of resources,” said Walter Willett, professor of epidemiology and nutrition. “There are multiple lines that connect poverty, food insecurity, and obesity,” he said. “One of the most important connections is just simply poor food quality.”

A recent study led by David Ludwig, professor in the Department of Nutrition, and co-authored by Willett, explained a mechanism linking hunger and obesity: insulin. Foods like fries and sugary cereals cause insulin to spike, which causes people to feel hungrier and gain weight. The process is similar to the way that hormonal signals spur pregnant women and growing teenagers to eat more, Ludwig said. This phenomenon suggests that conventional wisdom around addressing weight issues should be upended, according to the authors.

“How long do you stick with a paradigm that’s based ultimately on eat less and move more, in one form or another, when it’s not working?” Ludwig said.

Read Washington Post article: Hunger and Obesity Are the Same Problem in the US

Mosquito-borne diseases become climate reality in warming Pacific

Aljazeera.com

Disease surveillance by the WHO shows mosquito-borne diseases such as malaria and dengue fever are rising sharply.

A researcher at a mosquito control laboratory in Brisbane She is wearing a white lab coat and latex gloves and is putting a mosquito into a tube
Experts say countries need to invest in new ways to control mosquitoes [Courtesy of QIMR Berghofer Medical Research Institute]

By Catherine Wilson

Published On 22 Feb 202322 Feb 2023

Climate change forecasters have warned for years that the warmer and wetter world created by the climate crisis will drive a surge in mosquito-borne diseases, such as malaria and dengue fever.

Experts say that in the Pacific Islands, such predictions are now becoming a reality.

Tiếp tục đọc “Mosquito-borne diseases become climate reality in warming Pacific”

Từ dược thiện đến phát triển kinh tế dược liệu

Đỗ Quang Tuấn Hoàng – Thứ Năm, 26/01/2023

Kinh tế Sài Gòn OnlineHơn 2.000 năm trước, Hippocrates – người sáng lập trường y học Hippocrates – đã nói: “Hãy để thức ăn là thuốc của bạn”. Lời khuyên của bậc thánh hiền ấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Khái niệm biến thức ăn thành thuốc đang ngày càng được chấp nhận rộng rãi.

Người Mông hoa bán đương quy, dược thiện ở chợ Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Bải hoải sau ba ngày đi rừng, về đến nhà của anh Giàng A Chinh, người Mông đen ở tổ 1, phường Hàm Rồng, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, chúng tôi được vợ anh là Phạm Thị Hạnh, người Xa Phó đun ngay cho một nồi nước tắm.

Tiếp tục đọc “Từ dược thiện đến phát triển kinh tế dược liệu”

Nomophobia: Hội chứng lo sợ thiếu điện thoại bên người

Trương Oanh

 Tamly – 11:45 AM , 23/05/2022

Với thời đại công nghệ 4.0, hiện nay có khoảng hơn 91% dân số trên toàn cầu sử dụng smartphone với nhiều mục đích khác nhau. Kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng người mắc phải hội chứng lo sợ thiếu điện thoại bên người và gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với đời sống của mỗi chúng ta. 

Hội chứng lo sợ thiếu điện thoại bên người
Hội chứng Nomophobia – “căn bệnh” đáng sợ với chiếc điện thoại.

Thế nào là hội chứng lo sợ thiếu điện thoại bên người (Nomophobia)?

Tiếp tục đọc “Nomophobia: Hội chứng lo sợ thiếu điện thoại bên người”

Ba giai đoạn biến cây thuốc thành tiền

tiasang – Thu Quỳnh

Việc sở hữu những mỏ vàng dược liệu cùng nhiều phương thuốc bí truyền, giúp cộng đồng các dân tộc thiểu số ở miền núi có thể khai thác dược liệu thành những sản phẩm đại trà thiết thực cho đời sống. Đó là một trong những con đường đưa họ thoát khỏi bủa vây của đói nghèo.

Thu hái kim ngân hoa ở hợp tác xã Nậm Đăm. Ảnh: HTX Nậm Đăm

Những mỏ vàng bỏ quên

Dù từ lâu đã biết về Sapanapro như một tấm gương điển hình thoát nghèo nhờ vào văn hóa và tài nguyên bản địa nhưng khi đặt chân tới Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai, chúng tôi rất ngạc nhiên vì doanh nghiệp cộng đồng có đại bản doanh ở nơi hẻo lánh này, từ chỗ chỉ có 13 “cổ đông không đồng” góp vốn bằng từng gùi thuốc tắm, bằng tri thức nghề thuốc nay đã vươn xa 100 đại lý và bệnh viện khắp cả nước. Ngạc nhiên hơn, ngoài cơ ngơi khang trang đủ đón hàng chục khách tắm, ở lại, Sapanapro đủ vốn cùng lúc vừa mua đất (mà đất Sapa giờ đã đắt ngang Hà Nội) dựng thêm 5 căn homestay vừa đầu tư 5 tỉ đồng xây dựng một nhà máy chế biến tinh dầu, các loại thuốc ngâm, tắm chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt GMP-WHO.

Tiếp tục đọc “Ba giai đoạn biến cây thuốc thành tiền”

Hy vọng từ sự đa dạng sinh học

tia sáng  – Hảo Linh

Trước khi Sapanapro ra đời, những người làm chính sách hay làm du lịch đều không thấy tiềm năng du lịch từ đa dạng sinh học của vùng đất Tả Phìn này.

Bà Chảo Sử Mẩy, Tây nữ vương thuốc ở Tả Phìn, một trong ba người sáng lập Sapanapro. Ảnh: Thu Quỳnh.

Khắp Sa Pa giờ đây tràn ngập các khách sạn và spa mở dịch vụ tắm lá thuốc người Dao đỏ, nhưng dân du lịch có thâm niên và kể cả người dân địa phương thường mách nhau đến Sapanapro – cơ sở do chính người Dao đỏ sáng lập và điều hành. Giữa khuôn viên lộn xộn đủ loại phong cách thiết kế chẳng ăn nhập gì với nhau, người ta không thể không chú ý đến hai nhà tắm bằng gỗ pơ mu nằm mấp mé trên mỏm đất, với mái gỗ phủ đầy một lớp dương xỉ bù xù.

Mỗi nhà tắm có ba buồng và nội thất mỗi buồng có bốn chiếc bồn tắm lá thuốc. Mỗi bồn chỉ vừa đúng một người ngồi khoanh chân. Phải rất từ từ, tôi mới quen với nước trong thùng nóng hơn 400C, chìm dần vào thứ thuốc tắm không có xà phòng mà đầy bọt bồng bềnh như mây trắng, tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Cửa sổ kính lớn trong phòng nhìn ra thấy bao la rừng núi và ruộng bậc thang vừa qua mùa gặt. Người lâng lâng, nhẹ bẫng.

Tiếp tục đọc “Hy vọng từ sự đa dạng sinh học”

Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo (3 bài)

Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo – Bài 1: Đủ chiêu lách, giảm

SGGP Thứ Hai, 7/11/2022 06:57

LTS: Hiến máu nhân đạo là một phong trào ý nghĩa, một nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội. Đó là một hoạt động nhân đạo, tình nguyện nên không thể chấp nhận hành vi trục lợi từ những món quà cho người hiến tặng. Loạt bài Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo qua điều tra của Báo SGGP, phản ánh khuất tất trong quà tặng hiến máu nhân đạo, nhằm loại bỏ những hành vi trục lợi trên giọt máu hồng; củng cố niềm tin trong những người hiến máu, trong quần chúng nhân dân về một phong trào có ý nghĩa nhân văn cao cả.

Sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM đăng ký hiến máu nhân đạo.  Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Cào bằng, lập lờ, thiếu hướng dẫn cụ thể… là những gì mà chúng tôi ghi nhận tại các điểm hiến máu nhân đạo. Điều đáng nói là những người hiến máu, không mấy ai quan tâm đến quà tặng theo quy định cho người hiến máu là gì, bởi họ xem đây là một hoạt động tình nguyện, ý nghĩa. Đó là điểm mấu chốt cho những chiêu lách, giảm xuất hiện tại nhiều điểm hiến máu nhân đạo ở TPHCM thời gian qua.

Tiếp tục đọc “Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo (3 bài)”

Tăng thuế thuốc lá – Một công cụ chính sách đặc biệt đem lại lợi ích kép

TS  – Nguyễn Ngọc Anh – Nguyễn Thế Hoàng – Nguyễn Ngọc Minh

Các đề xuất tăng thuế thuốc lá của Việt Nam để giảm tiêu dùng thuốc lá thường gặp phải một số lo ngại như gây ảnh hưởng xấu đến ngành công nghiệp thuốc lá trong nước, làm tăng thuốc lá lậu và không giảm tiêu thụ thuốc lá tổng thể một cách hiệu quả. Liệu những lo ngại này có cơ sở đến đâu?

Vùng trồng thuốc lá ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Ảnh: Báo Hải Phòng.

Mặc dù đã thực hiện một loạt các biện pháp phòng chống thuốc lá theo Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC), nhưng tiêu dùng thuốc lá vẫn là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng ở Việt Nam. Với hơn 15 triệu người hút thuốc, hằng năm có đến hơn 40.000 người chết vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá. Bên cạnh các chi phí liên quan tới các vấn đề về sức khỏe, chi tiêu cho thuốc lá thường đi kèm với chi tiêu cho bia, rượu, đồng thời tạo ra “hiệu ứng lấn át” – làm giảm chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Kết hợp với nhau, tiêu dùng thuốc lá có tác động tiêu cực tới mức sống của hộ gia đình, cũng như ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tương lai về cả thể chất và tinh thần của trẻ em.

Tiếp tục đọc “Tăng thuế thuốc lá – Một công cụ chính sách đặc biệt đem lại lợi ích kép”

Sức khỏe công cộng ở Việt Nam: Những ngộ nhận cơ bản

Tiasang – Klaus Krickeberg

Ngành sức khỏe công cộng luôn có đóng góp quan trọng, nếu không muốn nói là hơn so với ngành y học lâm sàng trong việc bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của cả cộng đồng. Tuy nhiên, phải sau thời kì giải phóng, Việt Nam mới bắt đầu chú ý đến ngành khoa học này. Theo đó, các khoa chuyên ngành hoặc Đại học Y đều phải có bộ môn Y tế Công cộng. Chương trình học của sinh viên Y cũng phải có nội dung về Y tế Công cộng.

Tiêm cho từng người là việc của ngành y tế lâm sàng nhưng lên kế hoạch tiêm chủng trên diện rộng là nhiệm vụ của ngành sức khỏe công cộng. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Nhờ đó, ngành sức khỏe công cộng của Việt Nam đã có những thành tựu nhất định, nhưng sự phát triển của ngành này trong những năm qua vẫn trì trệ mà phần lớn là do bộ máy hành chính quan liêu. Tiếp tục đọc “Sức khỏe công cộng ở Việt Nam: Những ngộ nhận cơ bản”

Bình dân hóa thịt lợn: Cái giá phải trả ?

TS – Võ Kiều Bảo Uyên

Sự bùng nổ của đàn lợn đã không đi cùng với khả năng xử lý chất thải, đe dọa môi trường tự nhiên, sức khỏe và sinh kế của người dân. 

Tháng ba, sau nhiều năm chịu đựng mùi hôi của phân lợn, Nguyễn Thị Bông, 47 tuổi, cùng những phụ nữ thôn 5, xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, kéo nhau lên Ủy ban Nhân dân xã khiếu nại một trại nuôi lợn.

“Không thể thở nổi. Ban đêm đi ngủ còn phải đeo khẩu trang”, Bông ngồi bên hiên nhà kể lại, trong một buổi chiều tháng sáu hiếm hoi có thể mở toang cửa nhà đón gió hè. “Cái mùi ấy hôi tanh nồng nặc làm tôi đau đầu, choáng váng”.

Năm 2014, trại lợn quy mô 10.000 con cùng các hố chứa chất thải lộ thiên mọc lên cạnh nhà bà. Chất thải dẫn ra từ trang trại sớm nhuộm đen ao cá gần nhà. Trong khi đàn ông, người trẻ trong làng đi học, đi làm xa, những phụ nữ trung niên làm việc tại nhà như Bông hứng chịu nhiều nhất sự ô nhiễm này.

Trại lợn đã rút cạn bầu không khí trong lành của một vùng quê với đồi núi bao bọc. Không chỉ mỗi ngôi làng của Bông ngạt thở trong chất thải chăn nuôi. Có hàng loạt ngôi làng như vậy ở Đồng Nai, cũng như trên khắp Việt Nam. Sự bùng nổ của đàn lợn đã không đi cùng với khả năng xử lý chất thải, đe dọa môi trường tự nhiên, sức khỏe và sinh kế của người dân bản địa.

Những người phụ nữ ở xã Phú An, Tân Phú, Đồng Nai đang đứng trước một hố nước thải của trại lợn. Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên.

Tiếp tục đọc “Bình dân hóa thịt lợn: Cái giá phải trả ?”

15 mln Vietnamese afflicted with mental illnesses: health ministry

VNE – By Le Nga   October 11, 2022 | 03:29 pm GMT+7

15 mln Vietnamese afflicted with mental illnesses: health ministry

A patient with depression is being treated at the National Institute of Mental Health in Hanoi. Photo by VnExpress/Thuy An

Around 15 million Vietnamese are afflicted with mental illnesses, with depression and anxiety taking the top spots, Deputy Health Minister Tran Van Thuan said.

At a Monday meeting to commemorate World Mental Health Day (Oct. 10), Thuan said around 14.9% of the Vietnamese population suffer mental illnesses. Most people in Vietnam associate mental illnesses with schizophrenia, while the condition actually only afflicts 0.47% of the population, he added.

Tiếp tục đọc “15 mln Vietnamese afflicted with mental illnesses: health ministry”

Rào cản trong ngôn ngữ khi đi khám bệnh, chữa bệnh! Trách nhiệm thuộc về ai?

ISEE – 9-9-2022

Luật khám bệnh, chữa bệnh đang trong quá trình sửa đổi và trình lên Quốc Hội cho ý kiến và dự kiến xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV vào tháng 10. 

Luật khám bệnh, chữa bệnh có tác động rất lớn đến hệ thống ngành y tế cũng như vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân, trong đó có người Dân tộc thiểu số, Mạng lưới Tiên Phong Vì Tiếng Nói Người Dân Tộc Thiểu Số đã có một buổi trao đổi cùng chuyên gia trong lĩnh vực luật khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thảo luận nội bộ để cùng đưa ra ý kiến đối với những vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ trong luật.

Qua quá trình thảo luận, nhóm nhận ra rằng rào cản ngôn ngữ giữa bác sĩ và bệnh nhân là người dân tộc thiểu số ở tại địa phương và đặc biệt là cơ sở khám chữa bệnh tuyến Trung Ương là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và chất lượng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tộc thiểu số. Dưới đây là những trải nghiệm cá nhân và quan sát của chính các thành viên Tiên Phong về vấn đề này:

Tiếp tục đọc “Rào cản trong ngôn ngữ khi đi khám bệnh, chữa bệnh! Trách nhiệm thuộc về ai?”

Hàn Quốc và cuộc chiến chiều cao

HUY ĐĂNG – 17/05/2018 14:05 GMT+7

TTCT – “Cao hơn, nghĩa là mạnh mẽ hơn. Những người thấp bé là những người thất bại” – đó là phát biểu từng gây xôn xao dư luận Hàn Quốc của Lee Do-kyong, một sinh viên ở ĐH Hongik (Seoul), cách đây vài năm trong một chương trình truyền hình.

Các ngôi sao K-pop thường xuyên tham gia những sân chơi thể thao nhằm kêu gọi giới trẻ chơi thể thao. Ảnh: Korean Times

Tiếp tục đọc “Hàn Quốc và cuộc chiến chiều cao”

Lối thoát cho ngành y

VNE – Thứ bảy, 9/7/2022, 12:22 (GMT+7)

Quan Thế Dân

Quan Thế Dân – Bác sĩ, Tiến sĩ Y học

Năm 2005, tôi được bổ nhiệm làm trưởng khoa trong bệnh viện lúc ngoài 40 tuổi.

Vị trí tôi giữ với đa số mọi người thường gần đến lúc nghỉ hưu mới được ngồi vào. Vì thế tôi cảm động lắm, lúc nào cũng sục sôi muốn đóng góp xây dựng bệnh viện.

Thời gian ấy, xã hội đang sôi nổi khí thế đổi mới nền kinh tế. Ngành y bao năm bị mang tiếng trì trệ, lương thấp, lạc hậu… cũng muốn hòa vào trào lưu đổi mới đó.

Ngành y tế TP HCM lúc bấy giờ có đề án cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân. Dư luận rất quan tâm. Giới y chúng tôi bàn tán sôi nổi. Nhiều người mong có luồng gió mới mẻ xua tan những trì trệ trong ngành.

Tiếp tục đọc “Lối thoát cho ngành y”

Dân nghèo chữa bệnh ở đâu?

VNE – Thứ ba, 9/8/2022, 00:00 (GMT+7)

Quan Thế Dân

Quan Thế Dân – Bác sĩ, Tiến sĩ Y học

Giữa lúc dịch bệnh căng thẳng, ngày càng có nhiều tiếng nói kêu gọi chú trọng phát triển y tế cơ sở. Nhưng y tế cơ sở là y tế nào, huyện hay xã?

Tôi đặt câu hỏi như vậy vì y tế Việt Nam phân thành ba cấp kỹ thuật: tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến y tế cơ sở. Tuy nhiên trong ngôn ngữ hàng ngày cũng như trong tư duy làm việc thì một cách không chính thức, hệ thống y tế được phân theo bốn cấp tương ứng với đơn vị hành chính: tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã. Vậy vai trò của y tế huyện nằm ở đâu?

Tiếp tục đọc “Dân nghèo chữa bệnh ở đâu?”