Ngân hàng Silicon Valley: Lại một ký ức ảo giác

HUỲNH THẾ DU 19/03/2023 08:44 GMT+7

TTCT Sự kiện Ngân hàng Silicon Valley (SVB) sụp đổ tuần qua làm rúng động các thị trường tài chính cả ở Mỹ lẫn trên toàn cầu.

Sự kiện Ngân hàng Silicon Valley (SVB) sụp đổ tuần qua làm rúng động các thị trường tài chính cả ở Mỹ lẫn trên toàn cầu. Nguyên nhân là những sai lầm cơ bản do lòng tham chạy theo lợi ích trước mắt của doanh nghiệp và sự đồng lõa của cơ quan quản lý, một thứ đã lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần.

Ảnh: The New Yorker

Cuộc đại khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 1929-1933, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và sự sụp đổ của một số ngân hàng hiện giờ ở Mỹ có nguyên nhân khá giống nhau: thiếu tách bạch giữa hoạt động của các loại hình tài chính, nhất là hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) và ngân hàng đầu tư (NHĐT) – vốn luôn chứa đựng xung đột và rủi ro hệ thống tiềm ẩn, khi vốn huy động ngắn hạn được đầu tư vào những tài sản có tính dài hạn, rủi ro cao.

Tiếp tục đọc “Ngân hàng Silicon Valley: Lại một ký ức ảo giác”

Trái phiếu: so sánh với thị trường Mỹ và các vấn đề của Việt Nam

Vũ Quang Việt – Thứ Ba, 27/12/2022

(KTSG) – Bài này sẽ tập trung vào trái phiếu doanh nghiệp vì tính rủi ro của nó.

Có ba hình thức luật cho phép huy động tiền trong dân để tài trợ đầu tư trong nền kinh tế. Hình thức thứ nhất là bỏ tiền hay tài sản cá nhân làm vốn chủ sở hữu hay vốn tự có (equity) để kinh doanh, và bán cổ phần để gây vốn vì lợi thế là cổ phần có thể dễ bán lại cho người thứ ba.

Để làm tăng nguồn vốn hoạt động, doanh nghiệp có thể dựa vào vay mượn hệ thống ngân hàng hoặc tự phát hành trái phiếu. Hệ thống ngân hàng là mạch máu quan trọng nhất cho nền kinh tế vì có thể hoạt động khắp nơi để thu hút tiền nhàn rỗi và cho người cần vốn vay, với cấp số nhân so với tiền ký gửi.

Vì là mạch máu quan trọng của nền kinh tế, chúng bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ để tránh lạm phát, đặc biệt là kiểm soát lượng tín dụng và tiền tệ tạo ra trong nền kinh tế, và quan trọng nhất là tiền gửi được bảo đảm của ngân hàng trung ương.

Tiếp tục đọc “Trái phiếu: so sánh với thị trường Mỹ và các vấn đề của Việt Nam”

Khoảng trống trong ‘tấm khiên’ bảo vệ người tiêu dùng tài chính

Lưu Minh Sang (*) – Thứ Ba, 3/01/2023

Kinh tế Sài Gòn OnlineNgười tiêu dùng tài chính là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương vì phần lớn họ luôn phải đối diện với rất nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính, như là nạn nhân của các vụ lừa đảo phát hành trái phiếu, thao túng chứng khoán, cưỡng ép mua bảo hiểm, cho vay nặng lãi… trong năm nay. Thế nhưng, tấm khiên bảo vệ quyền lợi của họ đang bị thủng nhiều chỗ…

Sơ hở là có thể mất tiền

Tại Việt Nam, người tiêu dùng tài chính đang đối diện đầy đủ những rủi ro trải dài ở hầu hết các lĩnh vực tài chính, từ ngân hàng, chứng khoán đến bảo hiểm và công nghệ tài chính. Nhìn một cách khái quát, người tiêu dùng tài chính đang đối diện với sáu nhóm rủi ro chính như sau:

Tiếp tục đọc “Khoảng trống trong ‘tấm khiên’ bảo vệ người tiêu dùng tài chính”

‘Ép’ mua bảo hiểm – 3 kỳ

‘Ép’ mua bảo hiểm: Không mua, chấm dứt khoản vay

TTBÔNG MAI – 13/02/2023 09:52

Dù Ngân hàng Nhà nước đã cấm ép khách mua bảo hiểm, nhưng gần sáu tháng tìm hiểu và đồng hành cùng bạn đọc, phóng viên Tuổi Trẻ vẫn ghi nhận được hàng loạt góc khuất trong việc “gài” thế buộc phải… tự nguyện mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn.

Tại tòa nhà Prudential Plaza, một khách hàng hoàn tất thủ tục hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, sau đó được hoàn 153,3 triệu đồng - Ảnh: BÔNG MAI
Tại tòa nhà Prudential Plaza, một khách hàng hoàn tất thủ tục hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, sau đó được hoàn 153,3 triệu đồng – Ảnh: BÔNG MAI

Theo quy định, trong vòng 21 ngày cân nhắc – kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, bên mua có quyền từ chối tiếp tục tham gia và được hoàn lại phí đã đóng, sau khi trừ chi phí hợp lý. Để tránh “đêm dài lắm mộng”, hàng loạt chiêu đã được người bán tung ra.

Sắp tới một số khoản chi của bảo hiểm cho ngân hàng sẽ được khống chế. Mục đích là hạn chế lợi nhuận trả cho ngân hàng khi tham gia hoạt động bán bảo hiểm.

Bộ Tài chính

Tiếp tục đọc “‘Ép’ mua bảo hiểm – 3 kỳ”

“Quả bom” trái phiếu: Phải quý trọng những sinh kế dài lâu

KHÁNH LINH 05/11/2022 06:50 GMT+7

TTCTSinh kế chắc chắn và ổn định là điều mà người dân bình thường mong muốn, nhất là trong hoàn cảnh nhiều bất trắc hiện nay.

Quả bom trái phiếu: Phải quý trọng những sinh kế dài lâu - Ảnh 1.

Ảnh: breakthroughgroup.com

Lần đầu tiên trong lịch sử tài chính tiền tệ Việt Nam sau khi đất nước thống nhất xảy ra tình trạng người dân ùn ùn đi rút tiền có lẽ là năm 1998, khi cơ sở nước hoa Thanh Hương mất khả năng trả nợ với lãi suất hằng tháng cam kết lúc đấy lên đến hơn 10%/tháng.

Hàng trăm ngàn gia đình ở miền Nam rơi vào cảnh hỗn loạn và nhiều bi kịch gia đình đã xảy ra. Bẫy tài chính lúc đấy chỉ đơn giản là lấy khoản vay người sau trả cho người trước, đến khi chủ nợ hết khả năng vay thêm thì hệ thống đổ vỡ. 

Mô hình đa cấp này, vốn đã có từ khởi thủy của tiền tệ, tồn tại đến giờ dưới nhiều tên gọi khác nhau, từ giải pháp tài chính linh hoạt, đầu tư tài chính cùng nhà đầu tư chuyên nghiệp, cho tới tài chính thông minh, thôi thì đủ thứ lời mời gọi làm giàu không khó, để rồi vẫn có không ít thảm kịch đã và sẽ xảy ra.

Tiếp tục đọc ““Quả bom” trái phiếu: Phải quý trọng những sinh kế dài lâu”

Ngã rẽ của trái phiếu doanh nghiệp

NAM MINH 16/10/2022 06:16 GMT+7

TTCTThị trường trái phiếu doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy thoái trên diện rộng sau giai đoạn tăng trưởng quá nóng.

Ngã rẽ của trái phiếu doanh nghiệp - Ảnh 1.

Ảnh: Harvard Business Review

Tiếp sau sự kiện Tân Hoàng Minh, các lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mới đây bị cáo buộc có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư trong giai đoạn 2018-2019. Sự kiện này có thể kích hoạt tâm lý tháo chạy trên thị trường tài chính.

Nguy cơ mất khả năng thanh toán trên thị trường trái phiếu ngày một lớn dần. Mới đây, Công ty cổ phần VKC Holdings thông báo tạm hoãn thanh toán lãi trái phiếu vào ngày 9-9 cho các trái chủ của đợt chào bán quy mô 200 tỉ đồng thực hiện cuối năm 2021. 

Lý do được đưa ra là công ty phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quản lý tài chính và phát hành lô trái phiếu của ban lãnh đạo trước đây. Dù vậy, quyền lợi của trái chủ như thế nào thì VKC vẫn không đưa ra câu trả lời.

Tiếp tục đọc “Ngã rẽ của trái phiếu doanh nghiệp”

‘Cá mập’ thao túng chứng khoán

TN – 04:35 – 13/01/2022 – Mai Phương, Anh Vũ

Bán “chui”, tạo cung cầu giả tạo để thao túng giá cổ phiếu thu lãi lớn đã và vẫn đang xảy ra trên thị trường chứng khoán VN. Đáng nói là ngày càng nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp chính là những người thực hiện các hành vi này.

Hôm qua (12.1), cổ phiếu (CP) FLC bị bán tháo về giá sàn, nhưng luôn luôn trắng bên mua. Những người còn đang sở hữu CP này không thể nào bán được dù đã chịu lỗ hơn 20% ngay sau vừa mua xong.

'Cá mập' thao túng chứng khoán - ảnh 1
Nhà đầu tư rất phẫn nộ với việc các lãnh đạo doanh nghiệp bán “chui” cổ phiếuNGỌC THẮNG

Tiếp tục đọc “‘Cá mập’ thao túng chứng khoán”

VNIndex tăng nóng: Lằn ranh giữa thực và ảo

NAM MINH 4/12/2021 6:00 GMT+7

TTCTChứng khoán tăng trưởng mạnh nhưng có thể không phản ánh các yếu tố cơ bản và đại diện cho nền kinh tế thực, mà chỉ là kết quả của các công cụ tài chính.

Câu chuyện được nhiều người bàn tán nhiều nhất mấy ngày gần đây là sự kiện chỉ số VNIndex lần đầu tiên đạt 1.500 điểm vào hôm 25-11. 

Sự hưng phấn của thị trường thể hiện qua hơn 1 tỉ cổ phiếu khớp lệnh, với giá trị giao dịch hơn 30.000 tỉ đồng. 

Ảnh: ft.com

Tiếp tục đọc “VNIndex tăng nóng: Lằn ranh giữa thực và ảo”

‘Vòng xoáy’ tiền, chứng khoán và được, mất – 3 kỳ

***

‘VÒNG XOÁY’ TIỀN, CHỨNG KHOÁN VÀ ĐƯỢC, MẤT:

Dòng tiền đổ vào chứng khoán đến từ đâu?

13/05/2021 | 09:02

TTCK đã thu hút dòng tiền kỷ lục, nhiều phiên giao dịch với giá trị tỷ đô; Ảnh: Như Ý
TTCK đã thu hút dòng tiền kỷ lục, nhiều phiên giao dịch với giá trị tỷ đô; Ảnh: Như Ý

TPO – Bất chấp dịch bệnh COVID – 19 đang phức tạp, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn giữ đà tăng điểm, tăng thanh khoản với việc dòng tiền từ khắp nẻo liên tục đổ về. Sự hấp dẫn của cổ phiếu cứ mua là có lãi từ hơn nửa năm nay đã trở thành “hấp lực” lôi kéo đám đông các nhà đầu tư mới, cùng các tổ chức, quỹ lao vào như thiêu thân. Trong vòng xoáy chứng khoán tăng giá này, ai cũng kỳ vọng mình sẽ kiếm được bẫm.

Tiếp tục đọc “‘Vòng xoáy’ tiền, chứng khoán và được, mất – 3 kỳ”

Tài chính xanh vs biến đổi khí hậu

NCĐTTrong một năm rưỡi vừa qua, chủ đề nóng nhất của cả thế giới dường như chỉ xoay quanh COVID-19. Kể từ khi xuất hiện từ đầu năm 2020 tới nay, không thể phủ nhận sự tàn phá ghê gớm của đại dịch đối với thương mại toàn cầu, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội và tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế. Nhiều người gọi COVID-19 là “cơn giận dữ của thiên nhiên”. Tuy nhiên, chúng ta không thể quên một sự thật là vẫn còn những vấn đề lớn đang tiếp diễn ngay cả trong bối cảnh đại dịch chưa hạ nhiệt, một trong số đó chính là biến đổi khí hậu. Từ những thay đổi khí hậu cực đoan đe dọa mùa màng, sản xuất lương thực, thực phẩm đến mực nước biển dâng cao làm tăng nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng, tác động của biến đổi khí hậu hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới và xuất hiện ngày một nhiều thêm.

Tiếp tục đọc “Tài chính xanh vs biến đổi khí hậu”

Từ các vụ thao túng giá chứng khoán: Vì sao ít xử lý hình sự? Có hay không việc bỏ lọt tội phạm ?

19/10/2021 13:50

(Pháp lý) – Thao túng giá chứng khoán đang ngày càng trở nên báo động khi gần đây liên tục các trường hợp tạo cung cầu giả bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phát hiện và xử lý. Đáng nói, mặc dù pháp luật quy định rõ về các trường hợp xử lý hình sự trong vi phạm lĩnh vực chứng khoán, đặc biệt đối với hành vi “thao túng thị trường chứng khoán”. Song, số vụ vi phạm bị xử lý hình sự thì không nhiều mà chủ yếu chỉ dừng lại việc xử lý hành chính. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi nếu chỉ dừng ở mức độ xử phạt hành chính liệu có đủ sức răn đe trường hợp khác? Liệu có bỏ lọt tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán ?

11-1631174304.jpg
Nạn thao túng giá chứng khoán đang ngày càng trở nên báo động (Ảnh: các bị cáo tại 1 Phiên toà xét xử vụ án thao túng giá cổ phiếu)

Tiếp tục đọc “Từ các vụ thao túng giá chứng khoán: Vì sao ít xử lý hình sự? Có hay không việc bỏ lọt tội phạm ?”

VinaCapital: Chứng khoán Việt Nam ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kéo dài nhiều thập kỷ

T.Quang Thứ Ba,  17/8/2021, 19:29

(KTSG Online)Dù có sự gia tăng mạnh mẽ trong 2 năm gần đây, nhưng hiện số lượng người có tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% dân số cả nước. Do đó, VinaCapital cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của một quá trình tăng trưởng kéo dài nhiều thập kỷ.

Nhận định trên được ông Michael Kokalari, chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital đưa ra trong báo cáo phân tích về thị trường chứng khoán Việt Nam được công bố vào ngày 17-8.


Nhà đầu tư theo dõi bảng giá chứng khoán tại sàn HOSE. Ảnh: TTXVN Tiếp tục đọc “VinaCapital: Chứng khoán Việt Nam ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kéo dài nhiều thập kỷ”

Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

lao động – “VIỆC CHO PHÉP DUY NHẤT MỘT CÔNG TY “ĐỘC QUYỀN” THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG CHUYỂN MẠCH TÀI CHÍNH, BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ HIỆN NAY LÀ HẠN CHẾ CHO ĐỔI MỚI SÁNG TẠO. BÂY GIỜ ĐÃ LÀ THỜI ĐIỂM CHÍN MUỒI ĐỂ ĐẨY MẠNH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT, PHÁT TRIỂN MOBILE MONEY, BÙNG NỔ VỀ FINTECH…, CẦN MỞ RA CHO NHỮNG CÔNG TY CÓ ĐỦ TIỀM LỰC CÔNG NGHỆ ĐỂ ĐỔI MỚI, TĂNG TÍNH CẠNH TRANH, GIẢM PHÍ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG”, MỘT CHUYÊN GIA NHẬN ĐỊNH. THẾ NHƯNG, CHO TỚI LÚC NÀY, CHƯA CÓ MỘT SỰ THAY ĐỔI NÀO ĐƯỢC CHÍNH THỨC ĐƯA RA.

Tiếp tục đọc “Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo”

Vay ngang hàng: Hệ lụy từ thiếu hành lang pháp lý

Thùy Dương/BNEWS/TTXVN 07:52′ – 02/03/2021

Thận trọng P2P Lending có thể gây tổn hại cho người tiêu dùng

Việc thiếu hành lang pháp lý đang khiến thị trường P2P Lending không được kiểm soát, hoạt động biến tướng, gây hệ lụy xấu cho xã hội, gây mất uy tín cho hình thức cho vay này.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới; trong đó, có ứng dụng cho hoạt động vay ngang hàng (P2P Lending). Tuy nhiên việc thiếu một hành lang pháp lý cho hoạt động này đã gây ra nhiều vấn đề.

Tiếp tục đọc “Vay ngang hàng: Hệ lụy từ thiếu hành lang pháp lý”

Chiến lược tài chính quốc gia: Mở cửa nhiều doanh nghiệp tham gia chuyển mạch

tienphong – 17/03/2020 | 12:37

Thanh toán di động đang ngày càng lên ngôi.
Thanh toán di động đang ngày càng lên ngôi.

Một trong những điểm nổi bật của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2020 là việc mở cửa, cho phép các DN tham gia thị trường chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử nhằm tạo sự cạnh tranh, giúp giảm chi phí, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Quyết định 149/QĐ-TTg về Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/1/2020. Theo đó, sẽ hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, bao gồm: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm.

Tiếp tục đọc “Chiến lược tài chính quốc gia: Mở cửa nhiều doanh nghiệp tham gia chuyển mạch”