VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 8: Sai lầm của Hoa Kỳ

Quay về Mục Lục

Chương 8: Sai lầm của Hoa Kỳ

GS Lê Xuân Khoa

“… nếu dân tộc ta không phải chịu sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh và nếu Việt Nam không theo đuổi chủ nghĩa cộng sản thì xứ sở đã được hiện đại hoá từ lâu và Việt Nam ngày nay có thể đã trở thành một trong những con rồng của Á châu. Ôn lại kinh nghiệm về những sai lầm và những cơ hội bỏ lỡ của mỗi phe lâm chiến trong suốt thời kỳ từ 1945 đến 1975 qua hai cuộc chiến tranh, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học lịch sử cần thiết cho những thế hệ sau trong nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước“. – Lê Xuân Khoa

Sự thể đã rõ ràng là sự sụp đổ của chính thể quốc gia ở miền Nam và chiến thắng của chính thể cộng sản miền Bắc là nguyên nhân trực tiếp của tị nạn 1975. Biến cố này đã xảy ra mau chóng hơn cả kế hoạch tổng tấn công mà các chiến lược gia Hà Nội dự tính phát động vào năm 1976. Tuy nhiên, cũng như chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954), cuộc chiến lần thứ hai này đã đem lại nhiều kinh nghiệm khác nhau cho tất cả các phe liên hệ. Tiếp tục đọc “VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 8: Sai lầm của Hoa Kỳ”

Việt Nam 1945-1995 – Chương 7: Sự Sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa

Quay về Mục Lục

PHẦN BA: Nội chiến hay Chiến tranh Ủy nhiệm?

Chương 7: Sự Sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa

GS Lê Xuân Khoa

Tị nạn năm 1975 là kết quả của một cuộc tranh chấp hai mươi năm mà phe quốc gia gọi là cuộc chiến đấu chống chế độ cộng sản của dân tộc Việt Nam, còn phe cộng sản thì gọi là chiến tranh chống Mỹ-Ngụy để cứu nước. Thực tế thì đây là một cuộc nội chiến giữa hai phe người Việt Nam theo đuổi những lý tưởng khác nhau, đồng thời cũng là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa hai khối quốc tế tư bản và cộng sản, với sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ.

Bởi vậy, tìm hiểu nguyên nhân của tị nạn 1975 cũng là tìm hiểu những nguyên nhân đưa đến chiến tranh và sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà. Trước hết cần minh xác rằng Pháp chỉ thực sự trả lại độc lập hoàn toàn cho Việt Nam (dù đây chỉ là phân nửa phía Nam) sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm đã loại trừ các lực lượng nổi loạn thân Pháp năm 1955 và đòi quân đội viễn chỉnh Pháp phải rút hết về nước vào đầu năm 1966. VNCH được thành lập vào tháng Mười 1955 và trở thành một thực thể chính trị có chủ quyền trên toàn lãnh thổ thuộc phía Nam vĩ tuyến 17. Cuộc chiến tranh “quốc- cộng” lập tức được chuẩn bị theo chiều hướng là miền Bắc cương quyết thống nhất đất nước dưới quyền kiểm soát của đảng cộng sản, và miền Nam quyết tâm bảo vệ lãnh thổ chống lại mọi hoạt động xâm nhập của miền Bắc. Trung Quốc và Liên Xô viện trợ VNDCCH, trong khi Hoa Kỳ viện trợ VNCH và trực tiếp tham chiến từ 1965 sau những cuộc khủng hoảng lãnh đạo liên tiếp ở miền Nam. Tiếp tục đọc “Việt Nam 1945-1995 – Chương 7: Sự Sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa”

VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 6: Di tản và Định cư Tị nạn 1954

Quay về Mục Lục

Chương 6: Di tản và Định cư Tị nạn 1954

GS Lê Xuân Khoa

Ngày 23 tháng Bảy 1954, hai ngày sau khi bản thỏa hiệp đình chiến được ký kết tại Genève, Thủ tướng Pháp Mendès France ra trước Quốc Hội để báo cáo về kết quả hội nghị. Khi nhắc đến một điều khoản trong bản thỏa hiệp cho phép dân chúng ở Việt Nam được tự do lựa chọn nơi cư trú của mình giữa hai miền Nam, Bắc, ông nói:

… Nếu chúng tôi không đòi được những đảm bảo đầy đủ cho điểm thỏa thuận này thì những cuộc thương thuyết ắt đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tôi đã đòi rằng bất cứ người nào ở vùng bên này hay bên kia tin rằng mình sẽ gặp nguy hiểm tại nơi cư trú hiện thời phải được phép di chuyển sang bên mà người đó nghĩ rằng mình sẽ được an toàn hơn.

Đây là lần đầu tiên một điều khoản về di chuyển như vậy —điều quan trọng trong một nước bị phân chia thành nhiều chủng tộc và tôn giáo và là nơi đáng lo ngại sẽ có những vụ trả thù— đã được chấp thuận bởi một nhà nước cộng sản.1 Tiếp tục đọc “VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 6: Di tản và Định cư Tị nạn 1954”

VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 5: Bài Học Chín Năm (1945-1954)

Quay về Mục Lục

Chương 5: Bài Học Chín Năm (1945-1954)

GS Lê Xuân Khoa

… không cần phải nhắc lại những chính sách sai lầm về mặt đối nội như tiêu diệt địa chủ và khủng bố trí thức trong những năm đầu thập kỷ 1950 (xem chương Ba), nhưng cần phải phân tích một sai lầm chủ yếu về đối ngoại có ảnh hưởng tai hại cho Việt Nam đến tận ngày nay. Đó là việc cầu viện Trung Quốc qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Hành động cầu viện và tiếp viện vẫn là chuyện bình thường giữa các nước đồng minh, nhưng đặc biệt trong mối quan hệ Việt-Trung, hành động này có những hậu quả phức tạp. Đối với Trung Quốc, Việt Nam đã mắc một món nợ quá lớn, lại có một thời kỳ bất hòa đưa đến cuộc chiến tranh mùa Xuân năm 1979,25 khiến Việt Nam sẽ phải trả bằng một giá rất cao trong một thời gian rất lâu nếu không có sự sụp đổ của khối Sô-Viết và các nước cộng sản Đông Âu vào giữa thập kỷ 1980. Vì nguy cơ chung, Việt Nam và Trung Quốc lại hòa giải với nhau, nhưng trong tiến trình này, Việt Nam lại đi theo Trung Quốc như một gương mẫu về đối nội và đối ngoại và đã để cho Trung Quốc có cơ hội lũng đoạn và ngăn cản sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Lê Xuân Khoa

Tiếp tục đọc “VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 5: Bài Học Chín Năm (1945-1954)”

KÝ TÊN HỦY BỎ DỰ ÁN NHIỆT ĐIỆN THAN LONG AN

CVD và báo đài trong nước đã có nhiều loạt bài nói về sự nguy hại của việc Việt Nam tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện như ở Long An. Những tác hại lớn của nhiệt điện mang đến như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng do ô nhiễm không khí, huỷ hoại môi trường sống, là bước tụt hậu về chiến lược phát triển năng lượng tái tạo…trong khi thế giới đang phát triển năng lượng tái tạo.

Chúng ta cần lên tiếng về vấn đề này. Mời các cùng ký tên kiến nghị huỷ bỏ dự án nhiệt điện than Long An theo link dưới đây

http://wakeitup.net/ky-ten-huy-bo-du-an-nhiet-dien-than-long-an

Cảm ơn các bạn
==

Một số bài về nguy cơ và tác hại của nhiệt điện
Nhiệt điện than Long An ‘uy hiếp’ TP.HCM

Nhiệt điện than phá hủy môi trường biển

Lo ngại với nhiệt điện than

Hiểm họa chết người từ nhiệt điện than

Điểm danh dự án nguy cơ gây ô nhiễm: EVN đứng đầu

Nhiệt điện Long An: Bộ Công Thương trấn an dư luận?

Nở rộ xin đầu tư dự án nhiệt điện than tỷ “đô”

Phát triển nhiệt điện than ở ĐBSCL: Cần xem xét những rủi ro tiềm ẩn

Thế giới đã ngừng phát triển nhiệt điện than như thế nào?

 

 

VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 4: Hội nghị Genève và Hai Nước Việt Nam

Quay về Mục Lục

PHN HAI: Chiến tranh Chống Pháp và Tị nạn 1954

Chương 4: Hội nghị Genève và Hai Nước Việt Nam

GS Lê Xuân Khoa

“… kết quả của hội nghị Genève chỉ là những bản thỏa hiệp về ngưng bắn ở ba nước Đông Dương đúng với sự mong muốn của Pháp. Cam-bốt và Lào trở thành những quốc gia trung lập và bộ đội Việt Minh phải rút hết về nước. Riêng Việt Nam bị cắt làm đôi dưới hai chính thể hoàn toàn đối lập để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khác còn lâu dài và khốc liệt nhiều hơn nữa. Việc đảng Cộng sản Việt Nam phải nhờ cậy sự giúp đỡ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Pháp cũng tạo thành một món nợ lớn khiến cho cả nước bị mắc kẹt trong lâu dài và phải trả bằng những giá quá đắt, từ việc phải rập khuôn mô hình cải cách ruộng đất “long trời lở đất”, “chỉnh huấn trí thức” và “trăm hoa đua nở” trong thập kỷ 1950. Hơn tám năm chiến tranh đã làm cho miền Bắc phải chịu những thiệt hại to lớn về nhân mạng, tài sản và lợi ích dân tộc để chỉ đạt được một thắng lợi hạn chế do sự ép buộc của chính đồng minh của mình. Tiếp đến cuộc chiến hai mươi năm tại miền Nam, Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam còn phải mắc nợ Trung Quốc nhiều hơn nữa”.

GS Lê Xuân Khoa

Tiếp tục đọc “VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 4: Hội nghị Genève và Hai Nước Việt Nam”

VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 3: Chính sách Cải cách Ruộng đất

Quay về Mục Lục

Chương 3: Chính sách Cải cách Ruộng đất

GS Lê Xuân Khoa

Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy, ông chạy về trung ương, báo cáo việc hệ trọng này với ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu: “Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ và lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản và là mẹ một Chính ủy trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.” Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói ông Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này!

Thế nhưng không có gì động đậy theo hướng đó cả! Bởi vì người ta mượn cớ là đã quá chậm. Các phóng viên hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi. Lập luận của “những phái viên đặc biệt của Mao Chủ tịch” là: “Việc con mụ Năm đã làm chỉ là giả dối, nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại. Bản chất của giai cấp địa chủ là rất ngoan cố, xảo quyệt, tàn bạo, chúng không từ một thủ đoạn nào để chống phá cách mạng. Nông dân phải luôn luôn sáng suốt, nhận rõ kẻ thù của mình, dù chúng dở thủ đoạn nào.”

Tôi hỏi ông Hoàng Quốc Việt vậy thì ông nghĩ sao về câu chuyện này? Lúc ấy là năm 1987, đã có “đổi mới”, “nói thẳng và nói thật”. Ông nói: “Đến bác Hồ biết là không đúng cũng không dám nói với họ!”15 Tiếp tục đọc “VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 3: Chính sách Cải cách Ruộng đất”

Việt Nam 1945-1995 – Chương 2: Những Yếu Tố Bên Ngoài

Quay về Muc lục

Chương 2: Những Yếu Tố Bên Ngoài

GS Lê Xuân Khoa

Trong trường hợp Việt Nam, câu hỏi căn bản là: Liệu Hoa Kỳ có nên đáp ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh và giúp cho Việt Minh thỏa hiệp được với Pháp hay không? (chẳng hạn thực thi hiệp định sơ bộ 6 tháng Ba 1946).

Nếu câu trả lời là ‘có’ thì chuyện gì sẽ xảy ra cho chính phủ liên hiệp bất đắc dĩ lúc bấy giờ, nhất là khi các đảng phái quốc gia đã bị chính phủ Trùng Khánh bỏ rơi? Hồ Chí Minh, cũng như tất cả những người làm cách mạng chống Pháp, là một người yêu nước nhưng ông cũng chỉ tin tưởng ở chủ nghĩa cộng sản. Như vậy làm sao có hòa bình và ổn định giữa người Việt Nam với nhau, và giữa Việt Minh với Hoa Kỳ ? Giả thử Hồ Chí Minh thật tình ưa thích Hoa Kỳ vì lý tưởng tự do dân chủ và chủ trương của nước này giúp cho các nước nhỏ yếu được độc lập như ông đã bày tỏ nhiều lần58, liệu ông có thể tự do đi với Mÿ, từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, bất chấp Liên Xô và Trung Quốc?” –  Lê Xuân Khoa

Chương trước đã nói đến hành động bội ước của các tướng lãnh Quốc Dân Đảng Trung Hoa đối với các đảng phái không cộng sản do họ bảo trợ và có nhiệm vụ giúp thành lập một chính quyền quốc gia ở Việt Nam. Ở đây chỉ cần nói thêm về nguyên nhân của sự bội ước đó. Khi được Đồng Minh Mỹ, Anh, và Nga tại hội nghị Potsdam (tháng Bảy 1945) giao cho trách nhiệm giải giới quân đội Nhật ở Đông Đương phía Bắc vĩ tuyến thứ 16, chính phủ Trùng Khánh đã quyết định nhân cơ hội này ngăn chặn Pháp tái chiếm thuộc địa cũ và giúp cho các nước Đông Dương trở thành những quốc gia độc lập thân Trung Hoa chống cộng sản. Ngay từ hội nghị Cairo tháng Mười Một 1943, khi được Tổng Thống Roosevelt ngỏ ý muốn giao Đông Dương cho Trung Hoa Dân Quốc, Tưởng Giới Thạch đã từ chối và cho biết ông chỉ muốn cùng với Hoa Kỳ giúp cho những quốc gia trong khu vực này được độc lập. Lúc đó, mối quan tâm lớn nhất của họ Tưởng ngoài cuộc chiến tranh chống Nhật là nguy cơ cộng sản Mao Trạch Đông. Bởi thế, ông muốn lấy cảm tình của các nước Đông Dương để được yên tâm về biên giới phía Nam. Ông cũng chỉ trích chính sách tham tàn của thực dân Pháp ở các xứ thuộc địa và tán thành ý kiến của Roosevelt về việc đặt Đông Dương dưới quyền ủy trị (trusteeship) của Liên Hiệp Quốc trong một thời gian. Khi Lư Hán tới Hà Nội đầu tháng Chín 1945, việc đầu tiên là yêu cầu Sainteny dọn ra khỏi dinh Toàn Quyền cũ của Pháp. Tham mưu trưởng Hà Ứng Khâm tới Hà Nội một tháng sau đó cũng mang theo chỉ thị của chính phủ trung ương thúc giục Lư Hán và Tiêu Văn xúc tiến củng cố phe quốc gia và ngăn chặn sự bành trướng của Việt Minh. Tuy nhiên, khi được Pháp điều đình với ý định trả lại cho Trung Hoa các nhượng đia và sẵn sàng dành cho một số đặc quyền kinh tế ở Việt Nam thì chính phủ Trùng Khánh lập tức đồng ý để cho Pháp trở lại Đông Dương. Ngoài ra, Tưởng Giới Thạch lúc này cũng nghĩ rằng sự hiện diện của Pháp ở vùng này, với sự giúp đỡ của Anh và Mỹ, có thể giúp cho Trung Hoa ngăn chặn được sự đe dọa của cộng sản. Tiếp tục đọc “Việt Nam 1945-1995 – Chương 2: Những Yếu Tố Bên Ngoài”

Việt Nam 1945-1995 – Chương 1: Quốc gia và Cộng sản

Quay về Muc lục

Phần 1: Những Nguyên Nhân Gốc của Tị Nạn

Chương 1: Quốc gia và Cộng sản

GS Lê Xuân Khoa

Ưu điểm lớn nhất của Việt Minh là khả năng tuyên truyền vận động quần chúng.53 Việt Minh đã khéo che dấu được lai lịch cộng sản dưới hình thức một mặt trận đoàn kết toàn dân với mục tiêu duy nhất là chống Pháp để đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc. Nhờ có thành tích chống cả Pháp lẫn Nhật, nhất là biết khai thác tối đa các quan hệ hợp tác với OSS, chủ thuyết Roosevelt và triển vọng hỗ trợ của Hoa Kỳ, Việt Minh đã dễ dàng đem lại cho mọi người niềm tin tưởng là có sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Đó cũng là một trong những lý do khiến chính phủ Trần Trọng Kim không dám chống lại Việt Minh và vua Bảo Đại sẵn sàng thoái vị.

Lịch sử Việt Nam vào nửa sau của thế kỷ XX là lịch sử của đất nước bị chia đôi và bốn cuộc chiến tranh trước và sau sự chia cắt ấy. Cuộc chiến thứ nhất là kháng chiến chống Pháp và chống Quốc Gia Việt Nam do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức Mặt trận Việt Minh) lãnh đạo (1945-1954). Cuộc chiến thứ nhì là nội chiến giữa miền Bắc cộng sản và miền Nam quốc gia (1956-1975) với sự tham gia của hai khối đối đầu trong cuộc Chiến tranh Lạnh: Hoa Kỳ chiến đấu sát cánh với miền Nam, Liên Xô và Trung Quốc hậu thuẫn cho miền Bắc. Hai cuộc chiến tiếp theo xảy ra giữa Việt Nam và hai đồng minh cộng sản: Trung Quốc (tháng Hai 1979) và Cam-pu-chia (1979-1989). Tiếp tục đọc “Việt Nam 1945-1995 – Chương 1: Quốc gia và Cộng sản”

Việt Nam 1945-1995 – Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử – Lời mở đầu

Quay về Muc lục

LỜI MỞ ĐẦU

GS Lê Xuân Khoa

Cuộc chiến hai mươi năm ở Việt Nam vừa là nội chiến vừa là chiến tranh ủy nhiệm mà rốt cuộc là tất cả mọi phe đều thua: Hoa Kỳ chi phí 200 tỉ đô-la và thiệt hại trên 58,000 binh sĩ nhưng vẫn phải chịu thất bại và bỏ cuộc; Việt Nam Cộng Hòa chết hơn một trăm ngàn quân và gần nửa triệu dân để rồi bị Hoa Kỳ bỏ rơi và sụp đổ thảm thương; Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam toàn thắng nhưng đã phải trả giá bằng hơn một triệu sinh mạng bộ đội và cán bộ tại chiến trường miền Nam và khoảng hai triệu thường dân ở miền Bắc,[3] nhất là sau đó còn phải chiến đấu với hai cựu đồng minh và nhận lãnh những hậu quả tai hại khiến cho đất nước bị lâm vào tình trạng tụt hậu và nghèo đói trong mười mấy năm liền do chính sách sai lầm về cả hai mặt đối nội lẫn đối ngoại“.

Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa sau thế kỷ XX là lịch sử của chiến tranh, tị nạn và những biến đổi lớn về chính trị ở trong nước. Bắt đầu là cuộc xâm nhập Đông Dương của đế quốc Nhật Bản vào tháng Chín 1940 bắt buộc Pháp phải nhường Đông Dương cho Nhật làm căn cứ quân sự nhưng Pháp vẫn được tiếp tục cai trị về hành chánh. Sau khi Nhật tuyên chiến với Hoa Kỳ bằng cuộc tấn công Trân Châu Cảng tháng Mười Hai 1941, toàn cõi Việt Nam bắt đầu phải chịu sự oanh tạc của không lực Hoa Kỳ nhắm vào các căn cứ quân sự và các tuyến đường giao thông vận tải của Nhật. Không có số thống kê về các nạn nhân Việt Nam của những vụ oanh tạc này nhưng con số thương vong của thường dân vô tội trong hơn ba năm trời nhất định không phải là nhỏ. Trong khi đó, nhân dân Việt Nam phải tiếp tục chịu ách thống trị “một cổ hai tròng” cho tới tháng Ba 1945 khi Nhật lật đổ chính quyền thực dân Pháp, trao trả “độc lập” cho Việt Nam nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát về an ninh, quân sự và ngoại giao. Tháng Tám 1945, sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, Mặt trận Việt Minh giành được chính quyền và thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, đất nước lại lâm vào hai trận chiến thảm khốc trong thời gian ba mươi năm (1945-1975), trừ vài năm chuyển tiếp sau khi đất nước bị chia đôi năm 1954. Tiếp tục đọc “Việt Nam 1945-1995 – Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử – Lời mở đầu”

Việt Nam 1945-1995 – Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử – Mục lục

(*) Vài dòng về tác giả: Trước 1975, Giáo sư Lê Xuân Khoa giảng dạy Triết học Đông phương ở Đại học Văn Khoa và là Phó Viện trưởng Đại học Saigon. Sau 1975, ông là Chủ tịch Trung tâm Tác Vụ Đông Nam Á (Southeast Asia Resource Action Center) và Giáo sư Thỉnh giảng tại trường Cao Học Nghiên cứu Quốc tế (SAIS) và Viện Chính sách Đối ngoại (FPI) thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC. Năm 1996, Giáo sư Lê Xuân Khoa về hưu. Hiện cư ngụ tại Irvine, California. Nếu cần trao đổi thêm với tác giả về nội dung liên quan đến cuốn sách “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, độc giả có thể gửi email về: le.khoa@cox.net.

MỤC LỤC

Lời Cám ơn                                                                                                                           xv

Bảng Chữ tắt                                                                                                                      xviii

 Lời Mở đầu                                                                                                                          21

Phần I             Những Nguyên Nhân Gốc của Tị Nạn                                                          31

Chương 1        Quốc Gia và Cộng Sản                                                                               33

Các phong trào chống Pháp giành độc lập và mầm mống xung đột quốc gia-cộng sản. Nguyễn Ái Quốc với Trung Hoa Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội và OSS. Chính phủ Trần Trọng Kim và Cách mạng tháng Tám. Hồ Chí Minh, Bảo Đại và Pháp. Cuộc đối đầu giữa Việt Minh và các đảng phái quốc gia. Hành động bội ước của Lư Hán và Tiêu Văn và sự tan rã của phe quốc gia. Nguyên nhân thất bại của các lãnh tụ quốc gia.

Chương 2        Những Yếu T Bên Ngoài                                                                           75

Những lỗi lầm của Pháp: Charles de Gaulle và đầu óc thực dân ngoan cố của giới lãnh đạo Pháp. Hồ Chí Minh và bản tạm ước 4.9.1946. Chiến tranh và những cơ hội bỏ lỡ. Pháp và giải pháp Bảo Đại: đồng sàng dị mộng. Pháp làm mất chính nghĩa của phe quốc gia. Chính sách mâu thuẫn của Hoa Kỳ.

Chủ thuyết Roosevelt và hai đường lối đối nghịch trong Bộ ngoại giao. Pháp bắt chẹt Mỹ và nghịch lý trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Dương từ Truman đến Eisenhower.

Chương 3        Chính sách Cải Cách Ruộng Đất                                                              122

Đường lối của Lenin: từ tư bản lý tưởng đến vô sản chuyên chính. Trường hợp Việt Nam. Các văn kiện pháp lý và các biện pháp áp dụng trước khi đất nước chia đôi: giảm tô giảm tức, qui định thành phần nông thôn, phân chia ruộng đất, vận động quần chúng, tòa án nhân dân. Chỉnh huấn trí thức và chỉnh đốn tổ chức. Luật cải cách ruộng đất 1953. Ảnh hưởng và áp lực của Trung quốc. Thí điểm áp dụng và kết quả. Đợt cải cách triệt để 1955-1956 và hậu quả khủng khiếp của nó. Những biện pháp sửa sai. Tiếp tục đọc “Việt Nam 1945-1995 – Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử – Mục lục”