Hiệp Uớc Của Người Quân Tử – The Gentlemen’s Agreement

TĐH: Ngày 9 tháng 4 năm 2017 này là kỷ niệm 152 năm ngày Hiệp Ước Appomattox được ký kết, đưa đến sự chấm dứt cuộc nội chiến Nam Bắc của Mỹ và bắt đầu tiến trình hàn gắn vết thương chiến tranh. Đây là một vết son lớn trong lịch sử nước Mỹ. Hiệp Ước đầy nhân ái và thông minh này đã giúp nước Mỹ đoàn kết lại và phục hồi rất nhanh sau chiến tranh. Hai tướng, Robert E. Lee – tư lệnh quân đội miền Nam đầu hàng – và Ulysses S. Grant – tư lệnh quân đội miền Bắc chấp nhận đầu hàng, với sự tương kính cho nhau và lòng đeo đuổi hòa bình cho nước Mỹ, đã đạt được hiệp ước rất đơn giản nhưng kỳ diệu này, để ngày nay người ta gọi đó là “Hiệp Ước Của Người Quân Tử” (“The Gentlemen’s Agreement”).

Hai bài viết dưới đây — mô tả lại những trao đổi thư từ giữa hai tướng đưa đến cuộc họp, và cuộc họp cùng ký kết hiệp ước giản dị — sẽ giúp chúng ta hiểu tại sao người ta gọi là “Hiệp Ước Của Người Quân Tử”.

Sau phần tiếng Việt là phần nguyên bản tiếng Anh.

Đầu hàng tại Appomattox, 1865

Quân đội bị bao vây, chiến sĩ yếu và kiệt sức, tường Robert E. Lee hiểu rằng mình chẳng còn lựa chọn nào ngoài việc suy tính đến việc đầu hàng tướng Grant. Sau một chuỗi thư từ qua lại giữa hai tướng, họ đồng ý gặp nhau ngày 9 tháng 4, 1865, tại nhà của Wilmer Mclean trong làng Appomattox Court House. Cuộc họp kéo dài khoảng 2 tiếng rưỡi và khi cuộc họp kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử của nước Mỹ được đến gần điểm chấm dứt. Tiếp tục đọc “Hiệp Uớc Của Người Quân Tử – The Gentlemen’s Agreement”

Cuộc chiến chống ma tuý ở Đông Nam Á không hiệu quả – Có giải pháp tốt hơn

English: Southeast Asia’s war on drugs doesn’t work – here’s what does

Cuộc chiến đẫm máu đối với ma tuý của Tổng thống Rodrigo Duterte chỉ là một vấn đề mới nhất trong khu vực mà việc sử dụng ma tuý thường đối mặt với các biện pháp khắc nghiệt. 13 năm trước Thái Lan tiến hành một cuộc chiến chống ma tuý đã gây nên tình cảnh tương tự như Philippines

Ngày nay, các nhà làm luật ở Philippines đang lên kế hoạch khôi phục án tử hình để thúc đẩy chiến dịch chống ma tuý. Nhưng việc này, cũng vậy, không hiệu quả ở khu vực này.

Vào tháng 7 năm 2016, Indonesia đã xử tử 4 tội phạm hình sự về ma tuý. Ngày 17 tháng 11, Singapore cũng hành hình 2 người đàn ông – một người Nigeria và một người Mã Lai – về tội phạm tương tự. Tiếp tục đọc “Cuộc chiến chống ma tuý ở Đông Nam Á không hiệu quả – Có giải pháp tốt hơn”