Kiện đòi nợ bảo hiểm xã hội: Văn minh phải đáo tụng đình

VŨ THỦY – K.Y. – 15/05/2023 20:02 GMT+7

TTCTKiện doanh nghiệp ra tòa để đồi nợ bảo hiểm xã hội là cách người lao động tự bảo vệ tài sản của mình hiệu quả nhất.

Những trường hợp doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của người lao động kéo dài, có khi lên tới hàng năm trời, không hề hiếm gặp. Người lao động tự bảo vệ mình như thế nào, và hệ thống công đoàn, tư pháp hiện tại hiệu quả tới đâu trong cuộc đi đòi công lý?

Công nhân Công ty Dệt may Gia Định đến trụ sở công ty yêu cầu trả nợ lương và BHXH. Ảnh: TUYẾT NGUYỄN

Mới tuần trước, 53 công nhân của Công ty cổ phần quốc tế Quang Điện ở Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức, TP.HCM, đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân TP Thủ Đức giải quyết yêu cầu thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm tai nạn.

Tiếp tục đọc “Kiện đòi nợ bảo hiểm xã hội: Văn minh phải đáo tụng đình”

Rút bảo hiểm một lần – Lương hưu chệch ‘đường ray’

VNE – Thứ hai, 20/3/2023, 00:00 (GMT+7)

Rút bảo hiểm một lần

Nguyễn Khắc Giang

Nguyễn Khắc Giang – Tiến sĩ Khoa học Chính trị

Lúc mới ra trường, tôi gửi tiền vào một quỹ lớn. Mức nộp tương đương 22% thu nhập mỗi tháng, tôi đóng 6% còn cơ quan góp 16%. Quỹ có số dư vào khoảng 36 tỷ USD, và số lượng khách hàng lên đến hàng chục triệu.

Tuy nhiên, quỹ lại không công bố báo cáo tài chính, và chỉ cho phép nhận vốn và lãi hàng tháng sau khi tôi bước qua tuổi nghỉ hưu. Nghĩa là tôi sẽ phải chờ khoảng 35 năm mới biết khoản đầu tư của mình hiệu quả ra sao. Quỹ cũng thường than thở về nguy cơ mất thanh khoản, vỡ quỹ, trong khi không có cam kết đáng kể về rủi ro trượt giá đồng tiền do lạm phát.

Nếu có cơ hội, theo bạn, tôi có nên rút khỏi quỹ hay không?

Tiếp tục đọc “Rút bảo hiểm một lần – Lương hưu chệch ‘đường ray’”

Nhà chưa giàu nhưng tồn quỹ lớn

LAN ANH – HÀ QUÂN 10/9/2021 7:00 GMT+7

TTCTTheo báo cáo của Chính phủ, tổng số kết dư Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đến nay ước đạt trên 935.000 tỉ đồng. Điều bất hợp lý này diễn ra trong bối cảnh người thất nghiệp đang gia tăng do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Công nhân làm việc tại Công ty PouYuen Việt Nam, quận Bình Tân, TP.HCM. Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo báo cáo của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, năm 2020 các quỹ ngắn hạn của Bảo hiểm xã hội đều còn kết dư lớn. 

Trong đó Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp nếu giữ mức chi này, hơn 40 năm nữa mới chi hết số kết dư. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cũng phải 5 – 6 năm nữa mới sử dụng hết kết dư, nếu giữ nguyên mức chi hiện nay.

Tiếp tục đọc “Nhà chưa giàu nhưng tồn quỹ lớn”

Lựa chọn nghiệt ngã của người suy thận Việt Nam

Kết quả hình ảnh cho Phóng sự Lựa chọn nghiệt ngã của bệnh nhân suy thận Việt Nam Lựa chọn nghiệt ngã của bệnh nhân suy thận Việt Nam

VE – Nhiều người sẵn sàng mua một quả thận từ chợ đen, thay vì sống phần đời còn lại cùng bệnh viện.

Hà Nội, sáng 1/4/2018, tại một bệnh viện cấp Trung ương, ca phẫu thuật ghép tạng được thực hiện. Tám giờ, người hiến được đưa vào phòng mổ, không một người thân. Chín giờ bốn mươi, tới lượt người nhận làm thủ thuật gây mê. Bên ngoài, một đại gia đình nín thở chờ đợi.

Mười giờ, người đàn ông mặc vest xuất hiện trong hành lang bệnh viện. Anh ta cùng chờ đợi với gia đình người nhận tạng. Tiếp tục đọc “Lựa chọn nghiệt ngã của người suy thận Việt Nam”

Người vô gia cư co ro giữa đêm đông Hà Nội

18/12/2017 13:40 GMT+7    ·    NGUYỄN KHÁNH

TTO – Hà Nội sau 0g đêm đã vắng, đêm đông còn vắng vẻ hơn. Ngoài đường lạnh lẽo, chỉ còn những công nhân và người vô gia cư ngủ co ro trên hè phố. Đêm qua, nhiệt độ Hà Nội đã xuống dưới 10 độ C.

Người vô gia cư co ro giữa đêm đông Hà Nội - Ảnh 1.

Hai người vô gia cư ngủ trước cửa một thềm nhà, họ phần lớn làm nghề nhặt rác, số khác làm nghề đánh giày

Tiếp tục đọc “Người vô gia cư co ro giữa đêm đông Hà Nội”

Quản lý giá biệt dược: Làm gì để thị trường thuốc không “nhảy múa”?” – 5 kỳ

***

Quản lý giá biệt dược: Làm gì để thị trường thuốc không “nhảy múa”?”

THÙY GIANG (VIETNAM+) Bản in

Những cửa hàng thuốc tư nhân san sát nhau trên tuyến phố Quán Sứ (Hà Nội). (Ảnh: TTVN/Vietnam+)

Tổng kết công tác khám chữa bệnh của Bộ Y tế trong năm 2015 cho thấy, các chỉ tiêu tổng hợp như số lần khám bệnh, số bệnh nhân nội trú, ngoại trú, số ngày điều trị nội, ngoại trú, số phẫu thuật, thủ thuật, chẩn đoán, xét nghiệm… đều tăng so với năm 2014, đạt bình quân 2,34 lượt khám/người/năm.

Như vậy, trong năm qua, mỗi người dân đạt bình quân có hơn 2 lần tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Và mỗi năm, lượng thuốc được tiêu thụ trong khám chữa bệnh không hề nhỏ. Tiếp tục đọc “Quản lý giá biệt dược: Làm gì để thị trường thuốc không “nhảy múa”?” – 5 kỳ”

Đóng bảo hiểm trên tổng thu nhập, cả doanh nghiệp và người lao động không ai được lợi!

Đức Minh (thực hiện) | 19-09-2017 – 10:22 AM

cafef_Tại cuộc hội thảo về lương mới đây, đại diện của Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong đã nhận định: “Không phải lương tối thiểu, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) mới là vấn đề lớn của người lao động lẫn doanh nghiệp từ năm 2018”. Nguyên nhân từ 1/1/2018, quy định nền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ là tiền lương, phụ cấp và các khoản bổ sung thay vì tiền lương như hiện nay. Báo Trí Thức Trẻ đã có cuộc trao đổi với TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong để làm rõ hơn về vấn đề này.

Ông có thể cho biết đâu là cơ sở để phía Viện nhận định mức BHXH mới là mối quan tâm chính thay vì việc tăng/giảm lương tối thiểu – vốn là vấn đề rất được dư luận quan tâm?

Năm 2016, khi chúng tôi làm việc với VCCI cũng như các doanh nghiệp về lương tối thiểu, bản thân các doanh nghiệp đã trả lời và đánh giá mức lương này không ảnh hưởng nhiều đến chi phí của họ. Lương tối thiểu chủ yếu dùng làm căn cứ để đóng BHXH, doanh nghiệp trả lương cho người lao động thường đã cao hơn mức lương tối thiểu rồi. Tiếp tục đọc “Đóng bảo hiểm trên tổng thu nhập, cả doanh nghiệp và người lao động không ai được lợi!”

Biệt dược gốc hết hạn bảo hộ độc quyền vẫn được bảo hộ, bán giá cao: Người bệnh oằn mình gánh chịu

– 94 THÙY LINH 11:50 AM, 26/04/2017 

Toàn cảnh cuộc họp của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 25.4. Ảnh: THÙY LINH

Theo thông tin từ Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), hiện tại có 447/698 thuốc biệt dược gốc hết hạn bảo hộ độc quyền. Điều kỳ lạ là hàng trăm loại biệt dược gốc trong danh sách này đã hết hạn bảo hộ độc quyền từ lâu nhưng vẫn tiếp tục được bảo hộ độc quyền và được bán với giá rất cao, cao hơn nhiều so với các thuốc nhóm 1 cùng hoạt chất, cùng nồng độ, cùng hàm lượng trên thị trường.

Đau lòng hơn, trong số đó có những loại thuốc được dùng để chữa các bệnh ung thư.

Tiếp tục đọc “Biệt dược gốc hết hạn bảo hộ độc quyền vẫn được bảo hộ, bán giá cao: Người bệnh oằn mình gánh chịu”

Quả bom hẹn giờ: tình trạng người già nghèo đói ở Việt Nam

English: Vietnam’s ticking time-bomb of elderly poverty

Nhiều người đang làm việc ở tuổi già để mưu sinh, ở quốc gia có tỷ lệ người già đi nhanh nhất thế giới. Liệu các giải pháp có quá ít và quá trễ cho số người già đang tăng lên ở Việt Nam? Phần 1 của loạt bài về  tình trạng đói nghèo ở khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ đi sâu vào các vấn đề này.

Cụ Tran Thi Huong, 82 tuổi làm việc để mưu sinh bằng việc bán vé số dạo trên đường phố

Thành phố Hồ Chí Minh: làm quần quật trong căn bếp nhỏ tin hin, dưới ánh đèn lờ mờ từ 4 giờ sáng, chị em bà Chau cuối cùng đã xong việc pha trộn, xào nấu, hấp đồ trong khoảng 7 tiếng sau đó.

Nhưng, khi mặt trời gần đứng bóng, ngày làm việc của họ mới chỉ xong một nửa. Bấy giờ tới  phần việc khó khăn hơn: đi bán đồ ăn vặt – thực đơn gồm súp đậu đỏ, bánh bao đậu xanh, và đồ uống đậu phộng lạnh – dưới nắng nóng. Tiếp tục đọc “Quả bom hẹn giờ: tình trạng người già nghèo đói ở Việt Nam”

Doanh nghiệp nợ BHXH: Quá khó khi năng suất lao động thấp và tỷ lệ đóng cao

Luật sư Trần Hồng Phong Chủ Nhật,  4/12/2016, 18:52 (GMT+7)
So với nhiều nước và ngay trong khối ASEAN, Việt Nam đang có mức đóng BHXH cao nhất với 32,5% mức lương tháng, trong đó doanh nghiệp đóng 22%, người lao động đóng 10,5%. Ảnh: MAI LƯƠNG

(TBKTSG) – Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho hay tính đến cuối tháng 10-2016, doanh nghiệp đang nợ tiền BHXH lên tới trên 14.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, nói một cách công bằng, BHXH đang là gánh nặng quá lớn đối với nhiều doanh nghiệp, trong bối cảnh năng suất lao động rất thấp, tỷ lệ đóng rất cao, chứ không hẳn doanh nghiệp nào cũng có ý đồ xấu hay coi thường pháp luật.

Tiếp tục đọc “Doanh nghiệp nợ BHXH: Quá khó khi năng suất lao động thấp và tỷ lệ đóng cao”

Bảo hiểm xã hội: cần đa dạng hóa các giải pháp

Văn Thịnh – Đinh Tuấn Minh Thứ Năm,  9/4/2015, 08:31 (GMT+7)
Bảo hiểm xã hội không chỉ là bảo hiểm hưu trí mà còn bao hàm bảo hiểm y tế, tai nạn, thất nghiệp, thai sản… Về bản chất, có thể coi BHXH là một chính sách an sinh xã hội trong đó mọi người bắt buộc phải tham gia tiết kiệm nhằm phòng ngừa, bù đắp những rủi ro kinh tế có thể xảy ra trong tương lai. Ảnh: MINH KHUÊ

(TBKTSG) – Việc Chính phủ dự định kiến nghị Quốc hội sửa điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa mới ban hành theo hướng người lao động sẽ có quyền rút BHXH một lần sau khi nghỉ việc ngay lập tức tạo ra nhiều tranh luận trái chiều. Bài viết cung cấp một góc nhìn về bản chất kinh tế của BHXH.

Tiếp tục đọc “Bảo hiểm xã hội: cần đa dạng hóa các giải pháp”

Bảo vệ quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Đã thấy các kẽ hở, nhưng … khó trám !

Bảo vệ quỹ Bảo hiểm xã hội :

        Là cơ quan được Chính phủ giao quản lý hàng trăm nghìn tỉ mỗi năm tiền bảo hiểm xã hội do toàn dân đóng góp, việc thu-chi sao cho đúng, cho hợp pháp và phải đạo khoản quỹ khổng lồ này là trách nhiệm lớn, buộc lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải nhìn thẳng vào sự thật, thực thi các giải pháp khắc phục yếu kém.

Hội nghị cung cấp thông tin do BHXHVN tổ chức lần đầu tại Buôn Ma Thuột
Hội nghị cung cấp thông tin do BHXHVN tổ chức lần đầu tại Buôn Ma Thuột
Tiếp tục đọc “Bảo vệ quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Đã thấy các kẽ hở, nhưng … khó trám !”

Giúp việc gia đình được công nhận là một nghề chuyên nghiệp

Một nghị định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 5, quy định người thuê lao động phải đóng bảo hiểm cho người giúp việc gia đình, cho họ nghỉ hàng tuần và trả lương không thấp hơn lương tối thiểu.

ILO | Ngày 16 tháng 4 năm 2014

Phần lớn người giúp việc gia đình là nữ giới từ nông thôn. © ILO

HÀ NỘI – Chính phủ Việt Nam vừa ban hành những quy định chi tiết về giúp việc gia đình. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) xem đây là một bước quan trọng để bảo vệ những người lao động này. Tiếp tục đọc “Giúp việc gia đình được công nhận là một nghề chuyên nghiệp”

Bảo hiểm: Làm sao để dân tự nguyện?

01/03/2016 08:41 GMT+7

TTCTTính đến hết năm 2015, gần 77% người dân có thẻ bảo hiểm y tế, 23% đã tham gia bảo hiểm xã hội. Thực hiện Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi, từ đầu năm nay mức đóng bảo hiểm xã hội đã tăng (thêm phần phụ cấp lương) và sẽ còn tăng tiếp cho đến năm 2018.

Bảo hiểm: Làm sao để dân tự nguyện?
Bệnh nhân vẫn luôn băn khoăn với chi trả của bảo hiểm -Nguyễn Khánh

Đây là một phần của lộ trình chống vỡ quỹ bảo hiểm xã hội mà cơ quan bảo hiểm đã nói đến rất nhiều trong khi xây dựng bộ luật này. Cơ quan bảo hiểm nỗ lực để tăng số người tham gia tự nguyện, nhưng xem ra đường đi còn rất chông gai… Tiếp tục đọc “Bảo hiểm: Làm sao để dân tự nguyện?”

Hỷ nộ với tờ vé số – 3 kỳ

Hỷ nộ với tờ vé số

Hỷ nộ với tờ vé số: Kinh doanh tài chính độc quyền

Hỷ nộ với tờ vé số: Chuyện người, chuyện ta

***

Hỷ nộ với tờ vé số

31/01/2016 22:10

NLD – Ngày xưa, những người mua vé số thường nghe tường thuật từ đài phát thanh: “Trái banh đang lăn ra từ các lồng cầu”. Lúc ấy, các trái banh được bỏ vào một cái lồng, có tay quay

16 giờ, khán phòng hội trường của Công ty Xổ số kiến thiết TP HCM gần hết ghế trống. Đa số khán giả là dân buôn bán vé số, đại lý vé số, có người là “đại diện” cho các huyện đề hoặc dân vô công rồi nghề như tôi tìm chỗ thư giãn và mua vài tờ vé số mong tìm vận may đến sớm. Nhiều người ăn mặc thoải mái như đang ở nhà. Có chị mặc đồ ngủ nhàu nát, có anh mặc quần tà lỏn, quần ống lửng, nhiều em ngồi thượng cả hai chân lên ghế. Tiếp tục đọc “Hỷ nộ với tờ vé số – 3 kỳ”