English: One Earth: Why the World Needs Indigenous Communities to Steward Their Lands
Chỉ vào hình con quạ trong cuốn truyện tranh, tôi đọc “kaak” bằng tiếng Bengali, tiếng nói của vùng này. Trong khi những người khác đồng thanh lặp lại tiếng đó thì các em học sinh lớp một người dân tộc trả lời với cái nhìn trống rỗng. Các em chỉ biết con quạ là “koyo”. Các em sẽ vui vẻ lôi những viên bi thuỷ tinh ra đếm nhưng hỏi đếm được mấy viên, các em sẽ im lặng bởi trong ngôn ngữ mẹ đẻ của các em, một nghĩa là “mit”, hai là “bariah” – rất khác tiếng Bengali là “ek” và “du”.
Một bà mẹ đứng đầu gia đình người dân tộc ở tỉnh Sikkim, giàu có về đa dạng sinh học, ngọn đồi dưới chân núi Himalayan. Bà là một kho kiến thức về cây thuốc và cây thực phẩm truyền thống .
Thầy giáo Ramakrushna Bhadra gặp phải một thách thức lớn tại trường tiểu học miền quê Hatrasulganj Santha ở tỉnh West Bengal thuộc miền đông Ấn Độ, cho đến khi thầy quyết định tự học tiếng dân tộc ở đây.
Với Santhals, cộng đồng dân tộc lớn nhất ở West Bengal, tiếng Bengali là tiếng nước ngoài. Vì vậy ở trường, trẻ mới vào không học được gì cả, mất hứng thú, bỏ học theo bố mẹ du cư theo mùa. Mù chữ kéo dài nhiều thế hệ càng kéo dài chu kỳ nghèo đói.
Ấn Độ thậm chí đã thông qua một đạo luật tuyên bố giáo dục là quyền hiến định cho tất cả trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, và nhằm giảm tỷ lệ bỏ học của các dân tộc thiểu số, nước này có chương trình giáo dục tiểu học dưới ngôn ngữ mẹ đẻ và xây dựng trường học miễn phí ở vùng các dân tộc này.
Với tổng dân số rất ít khoảng 8000 người, và tỷ lệ biết chữ ở phụ nữ là 3%, cộng đồng bộ tộc Dongria Kondh ở tỉnh Odisha lân cận có một trường nữ học nội trú miễn phí ở quận Rayagada do chính phủ thành lập năm 2008. Trong khi việc tuyển sinh và giữ các bé gái ở lại trường đòi hỏi những nỗ lực không ngưng nghỉ, các giáo viên nói rằng những bé gái lớn hơn đã học ở trường nhiều năm hiện tại lại xa cách với nguồn gốc của mình, bối rối với trang phục truyền thống và kiểu tóc độc đáo của mình.
Duy trì các nền văn hoá bản địa độc đáo, hệ thống kiến thức truyền thống, và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ, ngay cả khi giúp họ tiếp cận, lựa chọn và ưu tiên con đường phát triển để không bị bỏ lại phía sau, đã là một thách thức đối với các chính quyền trên thế giới.
Trong số 370 triệu dân bản địa trải rộng ở 70 quốc gia trên thế giới, Ấn Độ có tới 700 nhóm dân tộc, tổng cộng 104 triệu người.
Trọng tâm của thách thức này và việc đưa ra giải pháp gần nhất là trao cho họ quyền đối với đất đai truyền thống của họ và các nguồn tài nguyên kèm theo.
Vùng đất tổ tiên của họ và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng nền tảng trong sinh kế, cách sống, văn hoá, và tôn giáo, và thật sự, trong sự tồn tại về văn hoá và thể chất kết hợp như là một cộng đồng.
Chính phủ có một số chương trình cụ thể cho các cộng đồng bản địa như là giáo dục, sinh kế, hạn ngạch trong các cơ sở giáo dục và việc làm, và chương trình an ninh lương thực với chi phí tài trợ khổng lồ, nhằm mục đích làm giảm khoảng cách kinh tế đáng kể giữa họ và phần lớn dân số.
“Việc thực hiện nghèo nàn các chương trình hiện có ở các khu vực dân tộc đồng nghĩa là không những đói nghèo sẽ tiếp diễn ở mức cao chót vót tại những khu vực này, mà còn là sự giảm đói nghèo đã trở nên quá chậm so với cả nước.”, theo một báo cáo quốc gia trước đó của Uỷ ban Kế hoạch, hiện tại là Niti Aayog.
Phân biệt đối xử, sự thờ ơ ra mặt, và không nhạy cảm với lối sống dân tộc, tham nhũng triền miên, chối bỏ công lý và nhân phẩm, và bị bỏ mặc về chính trị đã dẫn tới sự cố chấp của chủ nghĩa cực đoan cánh tả ở một vài khu vực dân tộc ở Ấn Độ.
Ở Ấn Độ, hầu hết các nhóm bản địa sống ở trong rừng sâu nằm trên đỉnh các mỏ sắt, bô-xit, cờ-rôm, than đá, và các khoáng sản khác. Chính phủ và các công ty khai khoáng muốn nắm lấy càng nhiều khu vực này càng tốt.
Nhưng Hiến pháp Ấn Độ đã trao quyền tự quản và tự trị cho các cộng đồng dân tộc về môi trường sống của họ, nơi mà hội đồng làng giữ tiếng nói quyết định, thậm chí trên cả chính quyền, về việc sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt trong bối cảnh của Đạo Luật Quyền Về Rừng năm 2006 và Luật Minh bạch và Bồi thường Công bằng trong Mua bán Đất, Phục hồi và Tái định cư năm 2013.
Một trong các dân tộc Ấn Độ ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhất, khu định cư xa xôi của cộng đồng Bonda – một phần của những người cánh tả cực đoan Red Corridor, nơi mà chương trình giáo dục, y tế, và vệ sinh của chính phủ có ít tác động.
Tuy nhiên, quyền của hội đồng làng đã bị lật đổ nhiều lần bới các cơ quan chính phủ và các công ty, như nhiều nghiên cứu và báo cáo đã đưa ra.
Thiếu sự công nhận rõ ràng và bảo vệ quyền sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên của người bản địa, đặc biệt là sử dụng rừng, là nguyên nhân gốc rễ gây ra xung đột và tình trạng bất ổn ngày nay ở xung quanh hầu hết các công trình cơ sở hạ tầng và khai thác khoáng sản mà đã đến lúc các dự án quá tải và bị huỷ bỏ với tổn thất lên tới hàng tỷ đô la.
Trong khi các nhóm dân tộc đã phần nào nhận thức rõ hơn, toà án tối cao của Ấn Độ đã giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền về rừng và đất đai của nhóm người này. Điều này đã tạo ra sự khác biệt lớn trong thập kỷ vừa rồi. Vấn đề vẫn tiếp tục sôi lên khi các tổ chức xã hội dân sự ở trong nước và quốc tế duy trì cuộc tranh luận mở và các cuộc phản đối.
Cho đến cuộc tổng điều tra năm 2011, hơn một nửa số người bản địa ở Ấn Độ đã rời khỏi khu bản địa để sống ở các khu vực thành thị, hoàn toàn xa lạ với sinh kế và cuộc sống yêu thiên nhiên của họ. Đói nghèo, di dời do các dự án và mất đi sinh kế do bị từ chối tiếp cận đất đại và rừng là nguyên nhân chính của việc di cư.
Ở làng Kadaraguma rất cao trên các ngọn đồi vùng Rayagada, người phụ nữ 66 tuổi Kone Wadaka đang tìm kiếm một người là nữ để thừa kế và truyền đạt kiến thức về dược liệu của bà. Các kiến thức truyền miệng qua nhiều thế hệ được truyền từ cha bà, một thầy lang của bộ tộc Dongria Kondh. Đi theo cha từ khi còn là một thiếu niên trong nhiều ngày từ trước lúc mặt trời mọc , Wadaka học cách nhận biết những lá và rễ có thể ngăn ngừa thụ thai, giảm các cơn co giật, phục hồi vết thương và giảm đau. Bà không kết hôn, nhưng cô gái trẻ mà bà có ý định chuyển kiến thức gia truyền đã chuyển hướng tiếp tục đi học.
Khi rừng ngày càng rời xa các ngôi làng, cây cối bị chặt phá và được thay thế bằng rừng trồng thương mại, Wadaka sợ nếu bà không sớm tìm được người phù hợp, kiến thức vô giá có thế mất đi khi bà chết. Bà rất buồn rằng người dân bà sẽ mất thứ đã thuộc về họ qua nhiều thế hệ.
Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, có mục tiêu chính là xây dựng xã hội hoà nhập, tìm cách trao sức mạnh cho dân bản địa thông qua việc đảm bảo việc sở hữu đất đai, bình đẳng về giáo dục và đào tạo nghề, nâng gấp đôi năng suất và thu nhập từ nông nghiệp nhỏ lẻ và khuyến khích các tỉnh bao gồm cả các vị lãnh đạo người bản địa tham gia đánh giá tiếp theo về tiến bộ của quốc gia hướng tới các mục tiêu.
Cảm ơn chị Hợp cho bài dịch
Bài này nói về vấn đề của người dân tộc thiểu số ở Ấn Độ, và rất giống tình trạng ở VN và các nơi trên thế giới
Tại sao nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam nghèo dai dẳng? https://cvdvn.net/2016/10/16/tai-sao-nhom-dan-toc-thieu-so-o-viet-nam-ngheo-dai-dang/
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Ngoài tầm nhìn https://cvdvn.net/2015/10/05/cac-dan-toc-thieu-so-o-viet-nam-ngoai-tam-nhin/
ThíchThích