Phim Việt đầu tiên vào top 15 Oscar

vnexpress.net – Thứ năm, 22/12/2022, 07:40

Phim tài liệu ‘Children of the Mist’ (‘Những đứa trẻ trong sương’) của đạo diễn người Tày 30 tuổi Hà Lệ Diễm có tên trong danh sách rút gọn của đề cử Oscar lần thứ 95, theo thông tin công bố rạng sáng 22/12 (giờ Hà Nội).

Trong danh sách rút gọn của hạng mục “Phim tài liệu dài xuất sắc” tại Oscar 2023 đăng tải trên trang Indiewire, Children of the Mist (Những đứa trẻ trong sương) là một trong 15 đề cử. Phim đứng chung các tác phẩm All That Breathes (Anh), All the Beauty and the Bloodshed (Mỹ), Bad Axe (Mỹ), Descendant (Mỹ), Fire of Love (Mỹ – Canada), Hallelujah: Leonard Cohen, a Journey, a Song (Mỹ – Canada), Hidden Letters (Trung Quốc), A House Made of Splinters (Đan Mạch), The Janes (Mỹ), Last Flight Home (Mỹ), Moonage Daydream (Đức – Mỹ), Navalny (Mỹ), Retrograde (Mỹ), The Territory (Mỹ – Anh – Brazil – Đan Mạch).

Danh sách đề cử sẽ tiếp tục rút gọn một lần nữa để có top 9 cuối cùng tranh giải. Trong khi, phim còn lại của Việt Nam được gửi đến Oscar năm nay – 578: Phát đạn của kẻ điên – có sự góp mặt của hoa hậu H’Hen Niê bị loại khỏi top 15 “Phim truyện quốc tế xuất sắc”.

Poster phim tài liệu Children of the Mist. Ảnh: Fanpage Children of the Mist
Poster phim tài liệu ‘Children of the Mist’. Ảnh: Fanpage Children of the Mist

Đây là phim đầu tiên mang quốc tịch Việt Nam tham gia danh sách rút gọn tại đề cử Oscar. Năm 1993, phim Mùi đu đủ xanh của đạo diễn Trần Anh Hùng được Viện Hàn lâm Khoa học và Điện ảnh Mỹ xếp vào top 5 đề cử cuối cùng cho “Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc” ở giải thưởng này. Tác phẩm đó có câu chuyện về người Việt, lời thoại tiếng Việt, đạo diễn và dàn diễn viên gốc Việt nhưng được quay ở Pháp và được đứng tên bởi hãng phim Pháp.

Tiếp tục đọc “Phim Việt đầu tiên vào top 15 Oscar”

Nghệ thuật Xòe Thái – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

dantocmiennui.vn

Vừa qua, trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 16 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra tại Paris (Pháp), hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại…

Nghe thuat Xoe Thai - Di san van hoa phi vat the dai dien cua nhan loai hinh anh 1

Xòe vòng là màn đồng diễn mà người xòe nối thành vòng tròn trong sự hòa đồng với tất cả mọi người, đây cũng là điệu xòe phổ biến nhất. Ảnh: Thanh Miền

Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở 4 tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Tiêu biểu là ở các huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu; huyện Mường Lay, tỉnh Điện Biên; huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hiền, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, về cơ bản, xòe có ba loại chính: xòe nghi lễ, xòe biểu diễn và xòe vòng. Các điệu xòe nghi lễ và xòe biểu diễn thường kết hợp với đạo cụ, vì thế được gọi theo tên các đạo cụ như xòe khăn, xòe nón, xòe quạt, xòe sạp, xòe nhạc, xòe gậy, xòe hoa… Xòe vòng là màn đồng diễn mà người xòe nối thành vòng tròn trong sự hòa đồng với tất cả mọi người, đây cũng là điệu xòe phổ biến nhất.

Nghe thuat Xoe Thai - Di san van hoa phi vat the dai dien cua nhan loai hinh anh 2

Tiếp tục đọc “Nghệ thuật Xòe Thái – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”

A Look Back at Tết in Hanoi 100 Years Ago

saigoneer.com

It is easy to remark on how drastically Tết has changed over the years, but have the core elements really evolved that much?

For many, this most recent Tết probably included meeting friends at fancy bubble tea shops, snacking on junk food in front of Netflix, spending countless hours on social media, and perhaps even traveling to luxury resorts.

Certainly, none of these activities were available to Hanoi residents 100 years ago, but like today, a century ago markets bustled in the days leading up to the holiday, and then the streets emptied; people spent hours preparing special dishes and dressing up for photos and to honor their ancestors; and families spent hours leisurely strolling the streets or lounging in living rooms. 

Have a look at these photos below and question how different the Lunar New Year in Hanoi was a century ago:

The bustling market leading up to the holiday.

vendors and buyers everywhere.

Classic calligraphy on the street.

Tiếp tục đọc A Look Back at Tết in Hanoi 100 Years Ago

UNESCO : Lịch sử đại cương thế giới và lịch sử các vùng

Download toàn tập, trên website của UNESCO, tại đây

UNESCO đã cho ra mắt một loạt các công trình sưu tầm chọn lọc – Con người viết nên lịch sử của chính họ. Thay vì tìm kiếm quá khứ của các quốc gia, những bộ sưu tập này nhằm cung cấp một hiểu biết lớn hơn nữa về các nền văn minh.   Bộ nhớ của thế giới không chỉ bao gồm các vị vua, anh hùng, những cuộc chiến và những cuộc xâm lăng, những thánh đường lớn và các công cuộc vĩ đại. Qua góc nhìn bao quát này, người đọc có được một hiểu biết toàn cầu về sự tiến hoá của xã hội, quá trình thịnh vượng của các nền văn hoá, những luồng trao đổi và tương tác với vùng khác của thế giới.

Những bộ sưu tập này cũng nhằm cung cấp một cái nhìn liên quan về văn hoá. Cái nhìn của bộ phận dân cư có liên quan, mà quá khứ của họ thường xuyên bị bóp méo, bị hạ nhục, bị đối xử như đám người ngoài cuộc trong lịch sử của tầng lớp thực dân và những quốc gia thống trị – họ thường là người viết lên lịch sử. Ý tưởng ở đây là khám phá lại một lần nữa ý thức và hình dung của người dân về sự phát triển của chính số phận của họ. Sự thay đổi về góc nhìn được phản ánh bởi số lượng đáng kể các nhà lịch sử học địa phương, người có những chứng nhận học thuật hoàn hảo, những người đã đóng góp cho bộ sưu tập với vai trò là tác giả và biên tập viên.

Lịch sử loài người – Sự Phát triển của văn hoá và khoa học
Tiếp tục đọc “UNESCO : Lịch sử đại cương thế giới và lịch sử các vùng”

Tại sao thế giới cần các cộng đồng dân tộc bản địa quản lý đất đai của chính họ?

English: One Earth: Why the World Needs Indigenous Communities to Steward Their Lands

Chỉ vào hình con quạ trong cuốn truyện tranh, tôi đọc “kaak” bằng tiếng Bengali, tiếng nói của vùng này. Trong khi những người khác đồng thanh lặp lại tiếng đó thì các em học sinh lớp một người dân tộc trả lời với cái nhìn trống rỗng. Các em chỉ biết con quạ là “koyo”. Các em sẽ vui vẻ lôi những viên bi thuỷ tinh ra đếm nhưng hỏi đếm được mấy viên, các em sẽ im lặng bởi trong ngôn ngữ mẹ đẻ của các em, một nghĩa là “mit”, hai là “bariah” – rất khác tiếng Bengali là “ek” và “du”.


Một bà mẹ đứng đầu gia đình người dân tộc ở tỉnh Sikkim, giàu có về đa dạng sinh học, ngọn đồi dưới chân núi Himalayan. Bà là một kho kiến thức về cây thuốc và cây thực phẩm truyền thống . Tiếp tục đọc “Tại sao thế giới cần các cộng đồng dân tộc bản địa quản lý đất đai của chính họ?”